23 thg 4, 2013

Khám phá suối Ba Li

Bắt nguồn từ núi Chiến, suối Ba Li là một trong hệ thống các suối Tranh, suối Thượng (núi Chà Pau), suối Rích, suối Cóc (núi Nhọn)… đổ nước về hồ chứa nước Cam Ranh, nơi cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 30km về phía Nam, trên địa bàn hai xã Cam Tân và Cam Hòa, thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Suối Ba Li là một điểm du lịch nổi tiếng của huyện Cam Lâm. So với các suối khác, đây là nơi thuận tiện đi lại, vui chơi cắm trại, và còn tương đối hoang sơ nên đảm bảo được yêu cầu sinh thái, nghỉ ngơi, dã ngoại…. 


Chùa Mía

Chùa Mía toạ lạc tại thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội 40 km về phía Tây Bắc. Chùa Mía có hiệu là “Sùng Nghiêm Tự”, nằm trên quả đồi giữa làng Đông Sàng (xã Đường Lâm).

Chùa được xây dựng từ thời xa xưa. Đến đầu thế kỷ thứ 17, chùa bị hoang phế, điêu tàn. Tương truyền, bà cung phi Ngọc Dong còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu - một phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623-1657), gốc người làng Mía, năm 1632 đã bỏ tiền đứng ra khuyên mộ dân trong vùng cùng nhau tôn tạo ngôi chùa. Khi bà qua đời, nhân dân trong vùng mến mộ uy đức của bà đã cho tạc tượng và đưa vào thờ tại chùa Mía. Người dân trong vùng còn gọi bà một cách tôn kính là Bà Chúa Mía. 

Cổng chùa Mía

Lên Mộc Châu mê mẩn cùng hoa


Những cánh hoa mận trắng muốt còn sót lại. 

Ước mong mãi, cuối cùng tôi cũng được lên Mộc Châu (Sơn La) ngắm hoa vào những ngày cuối tuần cùng nhóm bạn mới. Chiếc xe giường nằm khởi hành từ bến Mỹ Đình, Hà Nội vào lúc 19g30 đưa chúng tôi đến huyện lỵ Mộc Châu lúc 02 giờ sáng, thị trấn đang ngủ say, đường phố thanh vắng và bình yên.

Đã đặt phòng trước ở nhà sàn thuộc một khu du lịch sinh thái, chúng tôi đến nhận phòng. Thời tiết lạnh đủ để mọi người cảm nhận không khí sương đêm của vùng cao nhưng không bị sốc nhiệt. Cả bọn vừa đi, vừa đánh thức và cả trêu chọc nữa, làm những chú chó của nhà dân kêu ầm ĩ. Tôi thích con đường hun hút trong sương mờ nhẹ ngay lần đầu tiên đặt chân xuống. 

17 thg 4, 2013

Bánh phục linh Quảng Ngãi

Bánh phục linh. Ảnh: Thanh Ly 

Khi đến Quảng Ngãi, bên cạnh nhiều món ngon đặc sản của vùng núi Ấn sông Trà như kẹo gương đậu phụng, kẹo mạch nha, đường phổi... du khách đừng quên thưởng thức món bánh phục linh được làm từ bột bình tinh nguyên chất mà thuở xưa chỉ xuất hiện trong mâm cỗ dịp lễ, tết truyền thống. Chính hương vị thơm ngon, mát lành đã khiến cho bánh phục linh trở thành một món quà quê hấp dẫn của người dân Quảng Ngãi.
Để cho ra đời một mẻ bánh phục linh ngon, bề mặt khô ráo, có hoa văn đẹp, cấu trúc bánh phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ từ người làm bánh. Ngày nay, có một số nơi làm bánh phục linh nhưng tại Quảng Ngãi quy trình làm bánh rất riêng, khó có thể nhầm lẫn.


Mênh mang mặt nước hồ Dầu Tiếng

Cuộc sống của người dân ven hồ lặng lẽ như mặt nước mênh mang, êm đềm hồ Dầu Tiếng 

Được khởi công từ tháng 4 năm 1981 và hoàn thành vào đầu năm 1985, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước 270 km2 nằm trên địa phận ba tỉnh tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Đây là hồ nhân tạo có vai trò điều phối nguồn nước nông nghiệp cho vùng Đông Nam bộ, cung cấp nguồn nước cho nhà máy lọc nước Thủ Đức. Hồ nước mênh mông này còn là một thắng cảnh với quần thể núi đồi, sông ngòi và đảo êm đềm như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp của thiên nhiên. 


Độc đáo, đậm đà đặc sản Cà Mau

Về Cà Mau, du khách sẽ có dịp thưởng thức nhiều đặc sản vừa lạ vừa ngon như ba khía Rạch Gốc, lẩu mắm U Minh, chả mực trứng hay tôm tít. 

1. Đặc sản ba khía Rạch Gốc 



Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ thì chắc chắn những ai đến Rạch Gốc cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.

Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hằng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn quả mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.

9 món đặc sản Cần Thơ níu chân du khách

Nằm ở trung tâm của miền sông nước Tây Nam bộ trù phú, Cần Thơ có những món đặc sản ngon khó cầm lòng.

1. Bánh tét lá cẩm 


Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

16 thg 4, 2013

Thốt nốt ngày hội vía Bà

Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer và mùa vía Bà tháng 4 cũng là mùa thốt nốt đã rộ. Đến Châu Đốc (An Giang) những ngày này là dịp để du khách khám phá món ngon từ trái thốt nốt.

Những quày thốt nốt ngon lành bày bán bên đường - Ảnh: T.Tâm 

Người dân miền Tây thường nói: “Chỗ nào có cây thốt nốt chỗ đó có người Khmer sinh sống”. Không chỉ mang nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ, thốt nốt còn là đặc sản của vùng Thất Sơn huyền bí này.

Thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám

Có dịp ra thủ đô Hà Nội, bạn nên dành thời gian đến thăm Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây có nhiều điều thú vị để bạn tìm hiểu và khám phá.

Theo sử sách, Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 năm 1070, đời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con cái các bậc đại quyền quý (nên gọi là Quốc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con em thường dân học xuất sắc. 

Khuê Văn Các 


Lễ hội Gầu Tào

Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày.

Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông. “Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn... Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân...

Lễ vật là những sản vật trong cuộc sống thường nhật.