25 thg 8, 2012

Về Óc Eo thăm chùa Phật Bốn Tay

Tam quan Linh Sơn cổ tự. Ảnh: Hoàng Thám

Từ thành phố Long Xuyên, theo tỉnh lộ 943, băng qua những cánh đồng lúa chín vàng mơ mênh mang tận chân trời, du khách đến thị trấn núi Sập, thủ phủ của huyện Thoại Sơn. Vượt dòng Thoại Giang đi thêm hơn 10 cây số nữa, ta sẽ tới thị trấn Óc Eo, nơi đây được các nhà khảo cổ xem như là “cái rốn”, trung tâm của nền văn minh, văn hóa Óc Eo.

Văn hoá Óc Eo là tên gọi chung của một nền văn minh gắn liền với vương quốc Phù Nam huyền thoại, có địa bàn trải rộng từ Tây đến Đông Nam bộ ngày nay. Trải qua trên dưới một ngàn năm trăm năm với bao biến động của thiên nhiên và lịch sử, nền văn hóa ấy đã bị mai một và dần rơi vào quên lãng.

Về thăm núi Cấm


Tượng Phật Di Lặc. Ảnh: Phương Kiều

Khu du lịch núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) rộng 8,4 héc ta, có nhiều cảnh quan kỳ thú hấp dẫn du khách. Hàng năm, nơi đây đón tiếp gần một triệu lượt du khách. Đến chơi núi Cấm, du khách có dịp nghỉ đêm trên núi mới cảm nhận được nét đẹp ẩn tàng vùng núi giữa đồng bằng Nam bộ này.

Vào đến chân núi, bạn sẽ được các bác tài xe ôm vồn vã chào mời, “vù vù” đưa bạn lên chùa Phật Lớn ở lưng chừng núi, cao khoảng bốn, năm trăm mét. Trước kia, đi xe ôm lên núi khá mạo hiểm nhưng rất hấp dẫn. Chiếc xe như cố bườn qua các tảng đá lớn, những hòn sỏi to, thỉnh thoảng gặp một dòng suối nhỏ loăng quăng chảy ngang mặt đường. Để có thể bườn trên con đường nhiều nguy hiểm dài khoảng 10 cây số lên núi, chiếc xe phải được xoáy nòng, thay sên dĩa mỗi ba tháng một lần. Nửa tiếng đồng hồ ngồi xe ôm lên hoặc xuống núi là 30 phút du khách sống trong cảm giác mạnh!


Lên Núi Dài Năm Giếng


Khách tham quan đứng trước Điện Bà, bên giếng Đôi. Ảnh: Cát Lộc

Núi Dài Năm Giếng thuộc ấp Phú Hòa (An Phú, Tịnh Biên, An Giang), nằm gần thị trấn Nhà Bàng. Đường mòn lên núi dốc thoai thoải, có nhiều bóng cây nên ai cũng lội bộ lên được, hơi mệt chút đỉnh thôi.

Ghé quán nước ông Ba Đông, chúng tôi nhâm nhi ly cà phê rồi gởi xe lại để lên đường. Ông Ba Đông tiếc rẻ: "Phải mấy anh tới sớm thì theo đoàn người lên núi làm rẫy lúc 6 giờ sáng luôn! Nhưng không sao, lên núi, phía bên nầy, chỉ có con đường mòn dài khoảng hai cây số, lâu lâu có mũi tên sơn đỏ trên hòn đá chỉ đường đi Năm Giếng, đi 45 phút là tới".


Khu di tích Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc



Núi Dài, trong cụm Thất Sơn, An Giang. Ảnh: ĐHT

Dọc con đường nhựa nhỏ từ thị trấn Tri Tôn đi về phía Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc, hai bên là những rừng trúc hoang sơ, hàng hàng lớp lớp; lác đác có những tảng đá khổng lồ đứng chơ vơ. Loáng thoáng, ẩn hiện vài bóng nhà của bà con người Khmer trong vườn cây sum suê. Thỉnh thoảng du khách gặp vài chiếc xe bò đủng đỉnh, lăn bánh cọc cạch…

Khu di tích Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc, thuộc ấp An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) nằm trên ngọn Sà Lon thuộc núi Dài (Ngọa Long Sơn), trong cụm Thất Sơn hùng vĩ.


Cù lao Giêng ở An Giang

Nằm giữa sông Tiền, bốn bề sông nước mênh mang, cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, có chiều dài 12km, chiều rộng khoảng 7km với những khu vườn mướt xanh, sum sê cây trái. Trên cù lao này có nhiều công trình kiến trúc độc đáo từ thời Pháp thuộc vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay.


Bến đò cù lao Giêng. Ảnh: Anh Việt

Nhà thờ cù lao Giêng ở xã Tấn Mỹ, là một tòa kiến trúc cổ, được linh mục Gafignol (thường gọi là cha Nho) khởi công xây dựng từ năm 1875, dưới thời vua Tự Đức. Việc xây dựng một công trình lớn trên đất cù lao lúc bấy giờ vô cùng khó khăn.

23 thg 8, 2012

Biển Hồ - Đôi mắt Pleiku

1.
Em đẹp thế Pleiku ơi!
Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi
không dám nhìn vào đôi mắt ấy
Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy

Đó là lời bài hát Đôi mắt Pleiku do nhạc sĩ Nguyễn Cường sáng tác từ năm 1992, mà có lẽ ít người dân Pleiku nào không biết.

Biển Hồ - đôi mắt Pleiku - vì sao mà đắm đuối thế?

2.
Biển Hồ (hồ T'Nưng) nằm cách thành phố Pleiku 7km theo hướng quốc lộ 14 đi về phía Kontum. Đó là một hồ nước mênh mông xanh ngắt trên cao nguyên có độ cao 1.000 met.

Đường vào

Tôi bất tài nên không thể dùng máy ảnh ghi lại những hình ảnh nơi đây cho các bạn thưởng lãm. Cái đẹp của Biển Hồ nó lâng lâng, bát ngát mà có lẽ phải đến tận đây, đứng giữa long lanh nước và bạt ngàn xanh hoang dại mới cảm nhận được.

Thăm đền Gióng, nhớ chuyện ngày xưa

Đến đền Gióng để rời xã khói bụi đô thành, để thưởng thức vẻ đẹp nơi thôn dã, nghiêng mình trước những công trình kiến trúc thách thức với thời gian. Và hơn hết, để ôn lại những câu chuyện truyền thuyết, trang vàng lịch sử.

Là người Việt Nam chắc ai cũng biết đến Gióng, cậu bé sau ba năm đã vụt lớn để trở thành người anh hùng vung gậy sắt, nhổ từng khóm tre đánh giặc. Nhưng không nhiều người trong chúng ta biết đến ngôi đền được xây dựng tại chính mảnh đất cậu bé ấy sinh ra (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) và những phát hiện mới nhất đằng sau người anh hùng dân tộc này.


Thủy đình và cổng đền Gióng nhìn từ trên đê

Thoát khỏi đường dẫn cầu Thanh Trì đầy khó bụi, cứ nhằm thẳng hướng cầu mà đi khoảng 10 cây số, chúng tôi đã đến xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm.

Thăm đền Nguyên phi Ỷ Lan

Nằm bên quốc lộ 5 ồn ào và tấp nập xe cộ, khu di tích Nguyên phi Ỷ Lan vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng, huyền bí của một ngôi đền cổ được xây cất cách nay gần 900 năm. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về cuộc đời nữ danh nhân nổi tiếng với tài trị nước, đồng thời được tham quan nhiều di vật cổ của triều đại Lý. 

Từ trung tâm Hà Nội qua cầu Chương Dương chừng 18km, ta sẽ gặp đền thờ nguyên phi Ỷ Lan nằm bên quốc lộ 5 thuộc địa phận Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khu di tích này còn có tên gọi khác là chùa Bà Tấm hay đền Bà Tấm. Toàn bộ quần thể di tích gồm chùa, đền, điện, sơn trang nằm trong khuôn viên có sân, nhà thủy đình, cây xanh ước rộng đến 3ha.


Nghi môn với lối kiến trúc độc đáo gồm nhiều họa tiết trên cánh cửa

Vãn cảnh chùa Tây Phương

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, xuôi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, chỉ sau gần một tiếng đồng hồ đi xe máy, chúng tôi đã có mặt tại chùa Tây Phương- ngôi chùa cổ nổi tiếng với 16 pho tượng các vị La Hán.

Chùa Tây Phương (hay còn gọi là Sùng Phúc tự) nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Trái với cảnh chen lấn, đông đúc của nhiều ngôi chùa khác trong dịp đầu năm, khung cảnh chùa Tây Phương vẫn yên bình và trong trẻo.

Từ cổng chùa này, đi bộ qua 239 bậc đá, du khách đã đặt chân lên đến đỉnh núi và chùa chính 

Ngôi chùa có cổng làm bằng đá tảng độc nhất Việt Nam

Với kiến trúc bằng đá độc đáo ở phần cổng cùng với những sáng tạo điêu khắc tượng phật tinh tế... chùa Đức Hạnh (Bình Phước) từng lập 2 kỷ lục Việt Nam và được nhiều người biết đến.

Chùa Đức Hạnh ở thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; được xây dựng từ năm 1969 do đồng bào từ miền Trung vào sinh sống, lập nghiệp.


Cổng chùa Đức Hạnh. Ảnh: Vietkings.

Hiện, với cổng tam quan và đài Quan Thế Âm bằng đá tảng, chùa Đức Hạnh tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng của các Phật tử bởi thiết kế đặc biệt của nó. Cổng chùa được kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng (như gỗ), cao 5m, rộng 10m. 8 thanh đá này là loại đá khối tự nhiên (đá Iolite nguyên thủy).