19 thg 7, 2011

Tịnh xá Ngọc Uyển

Tịnh xá Ngọc Uyển tọa lạc cạnh quốc lộ 1K, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bên trái tịnh xá là núi Châu Thới, bên phải là dòng sông Đồng Nai, trước mặt là ngọn núi Bửu Long.

Tịnh xá Ngọc Uyển được thành lập từ năm 1968, tổng diện tích là 6 mẫu.

Vào năm 1968, cố Ni trưởng Huỳnh Liên lấy cơ sở này thành lập cô nhi viện Nhất Chi Mai. Cô nhi viện này hoạt động rất hiệu quả. Ban giám đốc phối hợp với Ban điều hành quản lý và với Ni chúng trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ các cô nhi.

Photobucket

Dừa dứa Bến Tre

Bến Tre có nhiều dừa, ai cũng biết, nhưng có một loại dừa khá đặc biệt (và hơi hiếm), đó là dừa dứa.

Dừa dứa có màu xanh, giống dừa Xiêm, nhưng nhỏ hơn. Trái dừa dứa như thế này đây:



Photobucket

Quả là khó phân biệt với những loại dừa khác.

Cây dừa dứa thì cũng giống như bao nhiêu cây dừa khác. Chịu, không phân biệt được.



Chùa Một Cột ở TP Hồ Chí Minh

Đây là chùa Một Cột

Photobucket

nhưng ngôi chùa này không phải ở Hà Nội, mà là ở TP. Hồ Chí Minh.

Chùa có tên là Nam Thiên Nhất Trụ, tọa lạc tại góc đường Đặng văn Bi - Dân Chủ, quận Thủ Đức, TPHCM.


12 thg 7, 2011

Tổ đình Bửu Long

Chùa Nam tông ở Việt Nam không nhiều. Miền Bắc và miền Trung hầu như không có. Ở miền Nam, chủ yếu chùa Nam tông tập trung tại các tỉnh miền Tây, bao gồm Nam tông Kinh và Nam tông Khmer.

Tại TP Hồ Chí Minh, theo thống kê của thành hội Phật giáo, có 1121 ngôi chùa thì chỉ có 19 ngôi chùa Nam tông (17 chùa Nam tông Kinh và 2 chùa Nam tông Khmer).


Chùa Bửu Long tọa lạc ở số 81 đường Nguyễn Xiển, tổ 1, ấp Thái Bình 1, phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.Chùa thuộc hệ phái Nam tông.

4 thg 7, 2011

Nghĩa phu thê Cần Thơ - Biên Hòa

đình Bình Thủychùa Nam Nhã (quận Bình Thủy, Cần Thơ) có bài vị thờ vợ chồng ông Bùi Hữu Nghĩa.



Bàn thờ Bùi Hữu Nghĩa ở đình Bình Thủy - Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Mộ ông cách đường Cách mạng Tháng Tám vài trăm mét, thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, Cần Thơ.




2 thg 7, 2011

Đã từ lâu, Biên Hòa có một kỷ lục Guiness thế giới

Vâng, ít nhất là từ năm 1971 Biên Hòa đã có một kỷ lục được ghi vào sách Kỷ lục Guinness thế giới. Tiếc thay, đó là một kỷ lục không vui chút nào!


Photobucket

Trong tay tôi là quyển Guinness Book of World Records, bản 1991. Trang 311, mục Aircraft có ghi nhận như thế này:

The busiest landing area ever has been Bien Hoa Air Base, South Vietnam which handled appoximately one million takeoffs and landings in 1970.

(Nơi hạ cánh nhặt nhất thế giới là Sân bay Biên Hòa, miền Nam Việt Nam, là nơi có xấp xỉ một triệu lần cất cánh và hạ cánh vào năm 1970)


Tình ca cầu tõm

Cầu tõm là cái cầu tiêu được dựng ngay trên sông, rạch, ao... Tiếng là cái WC chớ nó chỉ đơn giản như một cái thùng thế này:

Photobucket

3 mặt thùng hơi cao một chút, còn cái mặt tiền thì thấp hơn, chỉ vửa đủ che khúc dưới của người đang ị, còn khúc trên thì lộ thiên để người đang hành sự đưa mặt ngắm sông nước bao la!

Khi người ta ị, cái cục ấy rớt xuống nước kêu tõm! tõm!, do đó dân gian kêu là cầu tõm.
(có người kêu là cầu cá tra, bởi nhiều nơi tận dụng chất thải ra ấy để làm thức ăn cho cá tra nuôi dưới nước - thế nhưng cá tra thì nơi có, nơi không, còn tõm thì chắc chắn là có vì... có nước là có tõm. Thế nên gọi cầu tõm mang tính tổng quát hơn).


28 thg 6, 2011

Bình Định... xách quần!

Photobucket
Một dãy núi ở Phù Cát - Bình Định, chả biết núi gì!

Vĩnh Thạnh là một nhánh của dãy Trường Sơn, chạy thẳng xuống huyện Phù Cát, Bình Định.

Núi trong dãy Vĩnh Thạnh có nhiều ngọn cao lớn, tạo cho dãy một hình thế hiểm yếu không kém các dãy Kim Sơn, An Lão. Như hòn Nong Bong, hòn Bong Bong cao độ gần nghìn thước, chất ngất sum sê.

Hòn Bong Bong thường gọi tắt là hòn Bong. Đó là một danh sơn trong dãy Vĩnh Thạnh. Núi đứng nghiêng nghiêng về hướng Tây Nam, hình giống người đàn bà vừa làm "chuyện gì đó" xong đứng dậy, tay còn xách quần. Nên người địa phương thường gọi là Núi Xách Quần và đặt ra câu hát rằng:
 


22 thg 6, 2011

Đồng Nai thập cảnh là gì?

Hà Tiên có Hà Tiên thập cảnh, thế giới có 7 kỳ quan... còn Đồng Nai cũng là nơi thiên nhiên tươi đẹp, sao không ai bình chọn 10 cảnh đẹp của Đồng Nai để vinh danh những thắng cảnh này?

Trên ý nghĩ đó, nhân dịp kỷ niệm 310 năm Biên Hòa - Đồng Nai, ban Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai đã phát động cuộc bình chọn 10 thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Đồng Nai. Kết quả bình chọn công bố ngày 17/12/2008, lễ tôn vinh ngày 20/12/2008. Nói chung là tổ chức khá quy mô và trọng thể.

Đáng tiếc là không giống như Hà Tiên thập cảnh, hàng trăm năm sau người ta vẫn nhớ, kết quả bình chọn Đồng Nai thập cảnh này rơi vào quên lãng ngay sau đó. Có thể vì cảnh đẹp Đồng Nai chưa xứng là cảnh đẹp, vì việc tuyên truyền chưa được rộng rãi, hay vì kết quả bình chọn không đi vào lòng dân?

Vì lý do gì thì không biết, ở đây xin giới thiệu lại kết quả bình chọn Đồng Nai thập cảnh. Các bạn không ở Đồng Nai có thể xem để biết rằng ở Đồng Nai đã có một cuộc bình chọn như thế. Các bạn ở Đồng Nai xem để ngẫm nghĩ xem kết quả bình chọn có xác đáng không.

Ghi chú: Thuyết minh và hình ảnh kèm theo là thông tin nguyên gốc của ban tổ chức bình chọn. Tôi không có thêm bớt hay thay đổi gì cả để các bạn dễ nhận xét khách quan!


21 thg 6, 2011

Ông già Ba Tri

Miền Nam có thành ngữ Ông già Ba Tri để chỉ mấy ông già gân, hổng ngán gì hết!


Photobucket

Ông già Ba Tri
Ông già Ba Tri tên thiệt là Thái Hữu Kiểm, sống ở Ba Tri, Bến Tre từ thế kỷ 18. Năm 1806, ông Kiểm dựng chợ Trong bên cạnh rạch Ba Tri, giúp cho dân cư ở khu này mần ăn. Dè đâu mấy cha ở chợ Ngoài đắp đập chặn không cho ghe thuyền từ sông Hàm Luông vô chợ Trong. Chợ ế, dân khóc ròng!

Ông Kiểm nổi quạu, kiện lên quan huyện. Hổng biết quan có ăn hối lộ không, mà phán: Sông bên làng xã nó nó đắp đập thây kệ cha nó! Ông Kiểm thua kiện!


20 thg 6, 2011

Sông Cầu - Phú Yên

Ai về Bình Định qua quốc lộ 1A cũng sẽ thấy một đoạn đường chạy ven biển rất đẹp ở chỗ giáp ranh Bình Định và Phú Yên. Đó là đoạn đường đi qua thị trấn Sông Cầu, thuộc tỉnh Phú Yên.


Photobucket

Đoạn đường này là nơi rất đáng ngắm trước khi vào Bình Định. Riêng thị trấn Sông Cầu cũng có những điểm du lịch đáng để tham quan. Thế nhưng thật sự Sông Cầu chưa hề được nhắc đến nhiều như một điểm du lịch. Tìm trong sách du lịch Việt Nam, search trên Gogle hầu như không có thông tin về du lịch ở thị trấn này.



19 thg 6, 2011

Nhà rông Kon Klor và... Erostrat

Du khách đến Kontum thường tham quan cầu treo Kon Klor. Phía bên này cầu treo là nhà rông Kon Klor, ngôi nhà rông to đẹp nhất Tây nguyên.

Hai Ẩu đã đến đây tham quan năm 2000 và 2009.

Năm 2000, nhà rông mới xây dựng xong.

Năm 2009, nhà rông tươi đẹp.


Photobucket
Cầu treo Kon Klor


17 thg 6, 2011

Ngôi thánh đường Hồi giáo

Photobucket
Ảnh: dulichbui.org

Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nhìn ảnh, bạn có thể đoán được ngôi thánh đường Hồi giáo này ở đâu không?

Không phải ở các nước Ả Rập. Không phải ở Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam đó bạn ạ. Và có lẽ với không ít người dân Đồng Nai, thông tin này sẽ khá bất ngờ: Ngôi thánh đường Hồi giáo này ở Đồng Nai, và là ngôi thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam tại thời điểm khánh thành (2006).

16 thg 6, 2011

Quê hương tôi - Xèng xèng xèng!

Tôi nghĩ mỗi người chúng ta yêu quê hương không chỉ là... chùm khế ngọt, con đê đầu làng, giếng nước, bờ tre; không chỉ là những mối quan hệ láng giềng, tình cảm thân thuộc, mà còn ít nhiều yêu cả cái tên quê của mình nữa.

Tên quê cũng như tên người, cha ông ta đã ấp ủ bao nhiêu suy tư để đặt nên cái tên đó. Có khi nó rất mộc mạc, như xóm Cây Me, Bến Tre, Đồng Nai, làng Nhô, Chợ Lớn... Có khi nó là cái tên mỹ miều, do cha ông dày công suy nghĩ để gửi gấm bao kỳ vọng hoặc đúc kết lịch sử như Long Khánh, Biên Hòa, Trấn Biên...

Những cái tên được đặt từ xa xưa, từ một xuất xứ nào đó mà đến bây giờ ta vẫn chưa rõ nguồn gốc, như Sài Gòn chẳng hạn, nhưng ai đó vẫn thấy tự hào pha lẫn thân thương khi nói tôi là người Sài Gòn.

Tôi quê ở Long Khánh, sống ở Biên Hòa. Những cái tên này đã có từ xa xưa, đã đi vào ký ức như một phần của quê hương. Tôi nghĩ, bạn cũng như tôi, khi lang thang trên mạng Internet hay khi đọc báo, thoáng thấy những cái tên quê hương này đều dừng lại một chút để xem qua với chút tình cảm thân thương.


14 thg 6, 2011

Đi ăn cưới ở chùa

Hai Ẩu đi ăn cưới. Nơi tổ chức lễ cưới đối diện với trạm dừng chân Bò sữa Long Thành LothaMilk (là điểm các xe đi Vũng Tàu thường ghé, cũng cần nói thêm địa điểm này trước đây thuộc huyện Long Thành, nhưng nay thuộc TP Biên Hòa).

Đi qua tam quan chùa Phật Tích Tòng Lâm này để vào dự lễ cưới.


Photobucket

Dừng xe trong sân chùa.



13 thg 6, 2011

Có một con đường mang tên Phạm Phú Quốc?

Các bạn trẻ ngày nay có thể không biết đến tên ông: Phạm Phú Quốc, nhưng chắc những người cùng lứa với tôi hoặc lớn hơn đều nhớ đến tên này, đặc biệt là một nhạc phẩm rất hay viết về ông của nhạc sĩ Phạm Duy: Huyền sử ca một người mang tên Quốc.

Phạm Phú Quốc là trung tá phi công nổi tiếng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sinh năm 1935 tại Quảng Nam. Sự kiện khiến ông được nhiều người biết tới là vụ đánh bom dinh Độc lập vào năm 1962 (thời Ngô Đình Diệm). Phi vụ bất thành, dinh bị sập một góc nhưng Ngô Đình Diệm thoát chết, ông bị bắt cầm tù cho đến ngày đảo chính 1/11/1963.

Ngày 19/4/1965, Phạm Phú Quốc từ Đà Nẵng cất cánh bay đi đánh phá trục lộ giao thông miền Bắc ở khu vực Vinh. Trên đường về ông bị cao xạ miền Bắc bắn hạ, rơi tại Hà Tĩnh.

Thời ấy, sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi ngưỡng mộ Phạm Phú Quốc như một người hùng, đặc biệt là rất xúc động với lời ca bi hùng thống thiết của Huyền sử ca một người mang tên Quốc:


12 thg 6, 2011

Đền thờ Nguyễn Tri Phương ở Biên Hòa

Photobucket

Nguyễn Tri Phương là đại danh thần triều Nguyễn. Ông sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân(1800) tại Phong Điền, Thừa Thiên, tuẫn tiết ngày 20 tháng 12 năm Quý Dậu (1873) khi thất thủ thành Hà Nội.

Nơi sinh, nơi mất của ông đều không phải ở Đồng Nai. Thế nhưng ở Biên Hòa, Đồng Nai có ngôi đền thờ ông rất trang trọng. Đền thờ ông nằm bên bờ hữu ngạn sông Đồng Nai. Đi trên cầu Gành từ hướng Biên Hòa về Sài Gòn (chính là cây cầu xảy ra tai nạn đường sắt hôm Tết vừa rồi), nhìn xuống bờ sông ta thấy ngôi đền thấp thoáng sau những lùm cây xanh, bên cạnh sông nước hữu tình. Cảnh trí rất đẹp.


10 thg 6, 2011

Dân gian gọi tên chùa

Chùa bao giờ cũng có một cái tên. Tên nghiêm trang, thành kính. Ấy vậy mà nhiều khi dân gian không chịu gọi (thậm chí không nhớ, không biết) tên chính thức của chùa, mà chỉ thích gọi tên do mình... tự đặt, nhiều cái tên nghe mà giật mình.

1. Tên loài vật:

Nhiều nhất có lẽ là... tên loài vật: Chùa có nhiều con gì thì đặt tên con đó cho chùa. Như chùa Dơi ở Sóc Trăng, chùa Cò ở Trà Vinh, chùa Khỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Hic, như cái chùa Khỉ chẳng hạn, Hai Ẩu vô chùa lạy Phật đàng hoàng mà... hổng biết chùa tên gì.. Hỏi cả đoàn người đang khấn vái sì sụp thì ai cũng nói tên chùa này là... chùa Khỉ, vì khỉ nó giỡn chơi đầy ở chùa. Mãi 2 năm sau, tình cờ đọc tài liệu mới biết tên chùa là chùa Chơn Nguyên.



Photobucket
Chùa Chơn Nguyên ở chân núi Kỳ Vân, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặt tiền chùa đơn sơ thế này, không có tên, làm sao biết là chùa Chơn Nguyên?


7 thg 6, 2011

Thì ra là cây sa la

Trong Phật điển, 2 loại cây được xem là linh thiêng và được nhắc đến nhiều nhất là cây bồ đềcây sa la.
 
Đức Phật sinh ở dưới gốc cây sa la trong vườn Lâm-Tì-Ni, và nhập diệt giữa 2 cây sa la tại Câu-Thi-Na.

Đức Phật giác ngộ sau 49 ngày đêm ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề.

Cây bồ đề thì Hai Ẩu thấy rồi, biết rồi vì nhiều chùa có, vả lại hình ảnh lá bồ đề rất quen thuộc qua nhiều tranh ảnh của nhà Phật. Còn cây sa la? Không biết, không thấy.


Mới cách đây mấy hôm, Hai Ẩu còn hỏi han rằng cây sa la nó ra làm sao? Có ở Việt Nam không? Làm sao thấy được?

Ấy, vậy mà hôm nay tìm trên mạng, nhìn thấy hình Hai Ẩu mới chưng hửng, hóa ra mình đã thấy rồi. Chẳng những thấy mà còn thấy ở nhiều nơi, đã chụp nhiều hình nữa chứ!

Gần 2 năm trước, cha con Hai Ẩu đi long nhong, thấy cái cây này, bèn kêu lên: Ngộ quá! Và rồi hai cha con hí hoáy chụp hình


Photobucket


6 thg 6, 2011

Nude trong chùa

Ở Trà Vinh có một ngôi chùa Nam tông Khmer rất nổi tiếng, đó là chùa Samrông Ek.

Chùa Samrông Ek nổi tiếng vì đó là một ngôi chùa cổ, nghe nói là được xây dựng từ năm 1373 (gần 650 năm rồi!).


Nhìn tam quan chùa là thấy ấn tượng ngay nè:


Photobucket


10 thg 5, 2011

Sao gọi tên là núi Chứa Chan?

Ngày xưa, khi Hai Ẩu còn học phổ thông, bọn học sinh thường gọi đùa núi Chứa Chan là Chán Chưa, và giải thích rằng: Vì leo lên núi thì mệt lắm, mà lên tới trên thì... hổng có gì vui, nên mới hỏi lại nhau rằng Chán chưa?


Núi Chứa Chan. Ảnh: Nguyễn Tùng Lâm (dulichbui.org)

Một truyền thuyết giải thích tên núi Chứa Chan như sau:


Vào thế kỉ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình. Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh. Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai. Sau đó, bà sinh dựoc một con gái, đặt tên là Mai Khanh. 18 năm sau, khi cô gái lớn lên, bà đã kể sự thật về cha cô cho cô nghe. Cùng với một người nô bộc của mình cô quyết định đi tìm cha. Hai cha con gặp nhau trong niềm vui sướng, và họ quyết định bỏ trốn , họ bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoảng loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này. Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người này. Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi chứa chan để nói lên tình cảm chan chứa của gia đình họ.

Hì, tôi nghĩ đây là chuyện do các đơn vị hướng dẫn du lịch chế ra kể cho du khách để thêm phần thi vị. Chuyện 3 người trong gia đình vị quan và cái chết của họ cùng với 3 pho tượng thờ có thể có thật, nhưng ghép câu chuyện này với tên núi thì hơi khiên cưỡng. Nhưng không sao, có những truyền thuyết như vậy thì chuyến đi du lịch càng thêm lý thú mà...

Cách giải thích sau đây có lẽ là khoa học và hợp lý nhất:
Trong bài viết Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Lê Trung Hoa lý giải về địa danh Chứa Chan như sau: Trong tiếng Chăm, từ chỉ núi là chơk và núi non là Chơk Chăn. Người Chăm cũng dùng một từ của tiếng Gia Rai và tiếng Êđê là Chư và gọi núi Chứa Chan là Chư Chan. Trong Sổ tay địa danh Việt Nam (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002), Đinh Xuân Vịnh ghi: Chử Chân (hoặc Chứa Chan): còn gọi là núi Gia Ray. Có lẽ Chử Chân là biến thể của Chư Chan. Chan (hay Chăn, Chân) trong tiếng Chăm hiện đại đã mất nghĩa, có thể vốn là tên người, tên cây hoặc tên thú. Theo suy luận của tác giả bài viết trên, địa danh Chứa Chan bắt nguồn từ từ tổ Chư Chan của tiếng Chăm theo con đường tạm gọi là“mượn âm”.Người Chơro ở Bảo Chánh (huyện Xuân Lộc) gọi núi Chứa Chan là Gung Char với nghĩa là “núi Lớn”.

Nhưng giải thích theo cách này thì nghe không nên thơ như cách trên, phải không ạ? Còn cách giải thích của Hai Ẩu thì... ẩu hơn, phải không ạ?

Chứa chan: Chùa chảnh

Ngôi chùa ở trên đỉnh núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), ngọn núi cao thứ nhì ở Nam bộ, cao 837 met (sau núi Bà Đen ở Tây Ninh). Chùa có tên là Bửu Quang tự, dân gian thường gọi là chùa Gia Lào.


Photobucket

Kiến trúc chùa không đặc sắc lắm, cũng không phải là ngôi chùa cổ (chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ XX), nhưng ở trên ngọn núi cao, phong cảnh hữu tình - lại nổi tiếng linh thiêng nên thu hút rất đông khách hành hương từ các nơi.


30 thg 4, 2011

Hoàng Ân cổ tự

Trên con đường nhỏ ở ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố), nếu chú ý bạn sẽ thấy một cổng chùa đơn sơ, mộc mạc như thế này:

28 thg 4, 2011

Thám hiểm rừng rậm

Sáng nay Bùm nghỉ học. Hai Ẩu rủ rê Bùm cùng đi thám hiểm... hành tinh xanh.

Sau khi vượt qua biết bao sông dài rừng thẳm, cha con Hai Ẩu tới được nơi này:


27 thg 4, 2011

Người đến từ Triều Châu

Đó là tên một bộ phim truyền hình, cũng là một bài nhạc Hoa nổi tiếng mà chắc là nhiều bạn đã nghe qua.

Trước khi đọc nội dung bài này bạn hãy nghe bài hát ấy để thư giãn nhé


Người đến từ Triều Châu
Trình bày: 
Trường Vũ.


Ở Việt Nam có một nơi rất nhiều người Triều Châu, nhiều đến nỗi được thể hiện qua ca dao:

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu

Đúng rồi, đó là xứ Bạc Liêu.

19 thg 4, 2011

Làng bưởi Tân Triều

Tân Triều nằm phía tả ngạn sông Đồng Nai, cách tỉnh lỵ Biên Hòa cũ khoảng 10km. Nghe nói rằng năm 1869, nhà thờ Tân Triều được xây dựng, một cha xứ đã đem hai cây bưởi gốc từ Brazil về trồng trước sân nhà thờ, hằng năm cho trái sum suê. Thấy vậy, người dân ở đây xin chiết nhánh bưởi về trồng. Và cứ thế nhân rộng ra cùng với một số giống bưởi khác... Không ngờ, hơn một thế kỷ sau, Tân Triều trở thành một làng bưởi nổi tiếng.

Thôn nữ trong vườn bưởi
 
Thật ra Biên Hòa nhiều nơi trồng được bưởi, nhưng đất Tân Triều là cho ra nhiều bưởi ngon nhất. Bưởi Tân Triều có nhiều loại, bưởi Thanh nước nhiều, trái rất sai, mỗi mùa một cây có thể cho từ bốn đến năm trăm trái. Bưởi Xiêm, bưởi Long có vị ngọt nhưng trái nhỏ, ngon nhất là bưởi Đường lá cam và bưởi Đường núm. Bưởi ổi trái nhỏ nhưng có đặc tính lạ, có thể để dành hơn nửa năm, da quắt lại như trái dâu khô nhưng bóc ăn ngọt lịm. Ngoài ra còn hơn hai mươi loại khác nhau như bưởi Xiêm, bưởi Chua, bưởi bà Vân, bưởi Hè, bưởi Long...

18 thg 4, 2011

Chợ nổi Phụng Hiệp

Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 3 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất.

Chợ hình thành từ năm 1915, tại Ngã Bảy Phụng Hiệp, nơi hầu hết các con sông đổ ra.

Ngã Bảy Phụng Hiệp cũng là nơi anh bán chiếu Út Trà Ôn hát lên lời ca ai oán:

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra ....... chào. 

Ngã Bảy Phụng Hiệp
Bảy sông dồn nước, cuồn cuộn nước.
Phù sa lớp lớp, quyện phù sa.
(Ca dao)

17 thg 4, 2011

Chiều chiều mây phủ Đá Bia...

Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng..

Đó là câu ca dao mà đa số người dân Phú Yên (và có lẽ cả Bình Định) đều thuộc.

Núi Đá Bia là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh, thuộc dãy núi Đèo Cả, thuộc tỉnh Phú Yên (giáp ranh Phú Yên - Khánh Hòa). Trên đường từ Nha Trang ra hướng Bắc theo quốc lộ 1, khi đến biển Đại Lãnh bạn nhìn xa xa sẽ thấy ngọn núi. Điều đặc biệt là trên đỉnh núi có một tảng đá khổng lồ, cao 80 met, từ rất xa có thể nhìn thấy - do đó có tên gọi là Đá Bia.



Photobucket
Núi Đá Bia nhìn từ phía Nam

Tương truyền rằng xưa kia đây là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Năm 1471, sau chiến thắng Đồ Bàn, vua Lê Thánh Tôn tiến quân đến đây và cho khắc lên đá, phân biệt lãnh thổ Việt - Chiêm. Từ đó núi có tên là Thạch Bi Sơn (núi Đá Bia).


Đạo Ông Trần


Các bạn có bao giờ nghe nói đến đạo ông Trần chưa?

Có lẽ đây là một tôn giáo độc đáo nhất Việt Nam. Người khởi phát ra đạo này là ông Trần. Ông tên thật là Lê văn Mưu (tức là không phải họ Trần), và ông là một tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (vốn xuất phát từ Ba Chúc, An Giang), và quần thể kiến trúc nơi thờ cúng của Đạo lại ở... Bà Rịa - Vũng Tàu!

Tại sao gọi là đạo ông Trần? Vì sinh thời, ông Lê văn Mưu thường cởi trần, tóc búi tó, đi chân đất lao động suốt ngày nên người dân thường gọi là ông Trần (cởi trần), sau này khi thành đạo, gọi luôn là đạo ông Trần!

Ông Lê văn Mưu từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do quản cơ Trần văn Thành làm thủ lĩnh. Sau khi khởi nghĩa thất bại, ông đưa gia quyến về lánh nạn tại núi Nứa, lập ấp Bà Trao, nay là xã Long Sơn.


15 thg 4, 2011

Làng cá bè Tân Mai




Ở Đồng Nai có 2 làng cá bè nổi tiếng: làng cá bè Tân Mai và làng cá bè La Ngà. Nếu làng cá bè La Ngà ở trên sông La Ngà tận huyện Định Quán thì làng cá bè Tân Mai ở ngay thành phố Biên Hòa.

Theo thống kê, có khoảng 600 bè cá của hàng trăm hộ dân dọc theo sông Đồng Nai thuộc 3 phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất (chứ không phải chỉ 1 phường Tân Mai!).

Tết vừa rồi, dịp 23 tháng Chạp, làng cá bè Tân Mai đã bán được 60 tấn cá, chù yếu là... cá chép (đố biết để làm gì?), tương đương khoảng 2 tỷ đồng.

Những ngày Tết, dân làng bè còn bán được gấp 10 lần số đó.


11 thg 4, 2011

Vắng như chùa Bà Đanh

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh

Câu ca dao này còn có một dị bản là:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình

Cả 2 câu đều cùng một ý là hết duyên thì vắng kẻ đón đưa. Thế nhưng sao lại vắng như chùa Bà Đanh? Chùa Bà Đanh là cái chùa nào mà... đạt kỷ lục Guiness về vắng như thế?

Truy tìm, hóa ra có tới... 3 cái chùa Bà Đanh, đều ở phía Bắc:

Ngôi chùa Bà Đanh thứ nhất ở ngay bên cạnh hồ Tây, Hà Nội. Chùa còn có tên gọi là chùa Châu Lâm, tọa lạc tại số 199B phố Thụy Khê, Ba Đình. Tương truyền đây là nơi vua Lê Thánh Tông cho xây dựng để những tù binh Chiêm Thành có nơi tu tập. Chỗ này Hai Ẩu đã có dịp mò tới, nhưng mà nó... vắng teo!

Ngôi chùa Bà Đanh thứ hai ở làng Thu Quế, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Tương truyền được xây dựng từ thời Trần.


10 thg 4, 2011

Tịnh xá Ngọc Hải

Bạn muốn đi tắm biển nhưng ngại nơi náo nhiệt ồn ào?

T
ôi chỉ cho bạn một nơi lý tưởng nhé.

Trên đường đi đến Vũng Tàu thay vì đi thẳng bạn hãy ghé qua Long Hải, nơi đó có một tịnh xá nằm sát bên bãi biển. Tịnh xá này dành cho ni sư, cảnh quan tuyệt đẹp. Bạn hãy thưởng ngoạn cảnh quan, chiêm bái các kiến trúc thể hiện các điển tích Phật giáo, rồi thả mình vào dòng nước mát. Tịnh xá cũng có tổ chức cho thuê chỗ, giữ đồ như các bãi tắm, nhưng giá rất dễ chịu, và đều do các ni cô quản lý... bạn sẽ không phải bực mình vì bị chèo kéo, hét giá v.v...

Tắm xong bạn có thể dùng cơm chay trong tịnh xá. Vì là nhà chùa, nên bạn có thể ăn mà không mất tiền, nhưng tốt nhất là nếu đi đông người bạn có thể gửi tiền để các ni có thể mua thức ăn và nấu chuẩn bị cho bạn (chứ ăn chùa thì... cũng ngại!). Ăn xong, bạn có thể ngả lưng trên những tấm phản mát lạnh của tịnh xá.

Cách đó vài trăm met là M
 Cô, bạn có thể thả bộ tới tham quan.


31 thg 3, 2011

Vô nhà chú Hỏa uống cà phê, nhớ Sài Gòn trăm năm trước

Xưa kia, những người Hoa lưu vong từ phong trào phản Thanh phục Minh vượt sóng xuôi phương Nam, xin chúa Nguyễn vào miền Nam khẩn hoang tìm sinh khí mới. Những Trần Thượng Xuyên làm nên đất Biên Hòa, Dương Ngạn Địch mở đất Cần Thơ, Mạc Cửu dựng nên trấn Hà Tiên... Bên cạnh đó, hậu duệ của những người Minh hương này có những người là thương gia lẫy lừng  đã để lại dấu ấn rất đặc trưng cho Sài Gòn xưa.

Một trong số đó là
chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại  nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều)
Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhở.

“Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn (kể sơ sơ vài gia sản của ông còn dùng đến bây giờ: Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… )., Ngôi nhà chính của Ông, Dinh thự 99 cửa, thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu.


21 thg 3, 2011

Quán cà phê cây đa chùa bảo tàng hội quán

Thật ra quán cà phê không có tên.

Ở chỗ giao nhau giữa đường Võ thị Sáu và Cách mạng tháng Tám, Biên Hòa có một ngôi chùa của người Hoa dựa lưng ra bờ sông. Ngày Giải phóng, Nhà nước "mượn" ngôi chùa này làm Nhà Bảo tàng. Nhà Bảo tàng "mượn" sân sau chùa làm nơi bán cà phê.

Ở sau chùa, ngay mép sông có một cây đa thật to, nên người ta gọi là cà phê cây đa.

Nơi đó là nơi tôi và các bạn thường ra uống cà phê. Yên tĩnh. Ngắm sông lặng lờ trôi. Ngắm mấy chú bé mình trần trùng trục đu rể đa toòng teng và nhảy ùm xuống sông. Ngắm mấy chú chuột thập thò nơi gốc đa.

Có vẻ như nơi đây là chỗ tụ tập của những người trẻ có, già có thuộc lớp "trí thức bất đắc chí". Thời đó mà, đầu những năm 1980, những người mới tốt nghiệp đại học như tôi chẳng biết phải làm gì. Ra đó ngồi miên man tâm sự với những bạn đồng lứa. Rồi lân la làm quen với các bậc đàn anh, cha chú đang trăn trở suy tư.

Và ra đó uống cà phê còn vì nó rẻ tiền... Không nhớ bao nhiêu tiền 1 ly cà phê đen, hình như 5 đồng hay 3 đồng gì đó!



Photobucket
Từ "cà phê cây đa" nhìn ra sông Đồng Nai



18 thg 3, 2011

Chùa Phật bốn tay

Bạn đã từng đi ăn lẩu tôm Năm Ri ở Biên Hòa chưa?

Không phải tôi quảng cáo cho lẩu tôm Năm Ri đâu, nhưng vì đây là địa điểm khá nổi tiếng và quen thuộc đối với dân Biên Hòa và cả Sài Gòn nên tôi muốn dùng nó để định vị cho bạn tìm đến một địa điểm khác, đó là một... ngôi chùa!

Trên đường vào lẩu tôm Năm Ri, bạn nhìn bên tay trái, có một ngôi chùa.

Ngôi chùa nhỏ, không phải chùa cổ, ngay cả tên chùa cũng rất bình thường, trùng tên với vô số chùa khác trên cả nước: Chùa Bửu Sơn.


Photobucket

Dân ở đây quen gọi chùa là chùa Phật bốn tay!


9 thg 3, 2011

Ngôi cổ miếu chứng kiến sự ra đời của 2 thành phố

Sài Gòn và Biên Hòa được thành lập cách nay hơn ba trăm năm, từ nằm 1698.

Trước đó, vào năm 1684 - 14 năm trước khi Sài Gòn và Biên Hòa ra đời - có một ngôi miếu được dựng nên ở cù lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai.



Photobucket
Bên ngoài chùa Ông


Sử sách ghi lại rằng năm 1679, Trần Thượng Xuyên và 3.000 người Hoa đến gặp chúa Nguyễn, xin làm "dân mọn nước Nam" (Gia định thành thông chí). Triều đình chuẩn y và lệnh cho đến đất Nông Nại (Đồng Nai) khai phá đất đai.


Đến đây, cộng đồng người Hoa gồm 7 phủ: Phước Châu, Chương Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba cùng góp công tạo dựng một ngôi miếu thờ Quan Công, gọi là miếu Quan Đế hay Thất phủ cổ miếu. tại Cù lao Phố vào năm 1684.


8 thg 3, 2011

Lá rụng về cội (Thăm mộ đốc phủ Võ Hà Thanh)

Võ Hà Thanh sinh năm 1876 xuất thân từ một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi, theo cha vào Biên Hòa từ khi còn nhỏ. Sinh thời, ông làm đủ mọi nghề để sinh sống: làm thuê, mở hầm khai thác đá, làm nghề xây dựng, lập đồn điền cao su… và dần dần trở nên giàu có, trở thành chủ đồn điền lớn của Tỉnh Biên Hòa, trở thành đốc phủ sứ và được chính phủ Pháp tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ đẳng.

Sau khi tìm về ngôi nhà nổi tiếng một thời của ông (xin đọc Cuốn theo chiều gió) - nay là nhà thờ họ - tôi lần dò tìm đến mộ ông để kính viếng một bậc lão thành.

Trên đường vào Văn miếu Trấn biên, nhìn bên tay phải có một tấm bảng khiêm tốn đề "Nghĩa trang Võ Hà". Nghĩa trang này chôn cất nhiều người trong dòng họ Võ Hà, trong đó có mộ ông: Đốc phủ sứ Biên Hòa Võ Hà Thanh.


Photobucket



7 thg 3, 2011

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai


Câu khẳng định trên không sai, nhưng sẽ chính xác hơn nếu viết đầy đủ thế này:

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ 1976 đến 1982.

Thật vậy, tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 1976, khi đó Đồng Nai có 1 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện và 1 quần đảo.


Chùa Cô Hồn

Người dân thường gọi tên ngôi chùa theo cái tên rất dân dã, do dân gian tự đặt. Ở Biên Hòa, bạn nói tên chùa Đại Phước thì ít người biết, nhưng nói chùa Ông Tám là người ta biết ngay, hoặc chùa Đại Giác thường được gọi là chùa Phật Lớn. Tương tự như vậy, có một ngôi chùa người dân thường gọi là chùa Cô hồn, dù tên chính thức của chùa là Bửu Hưng Tự.

Chùa Cô hồn nằm gần cổng sân bay Biên Hòa, trên đường Phan Đình Phùng, phường Quang Vinh.

So với các ngôi chùa ở Biên Hòa, chùa Cô Hồn có quy mô nhỏ, kiến trúc được xây theo lối chữ nhị. Phía trước là gian chính điện được bày trí hệ thống tượng thờ Phật khá phong phú. Chùa được xây bằng vật liệu kiên cố, bốn bên là tường gạch, mái ngói lợp vẩy cá. Giá khung kiến trúc của chùa bằng gỗ, phía trên bàn thờ chánh được tôn cao tạo nên khoảng lầu trống thông thiên.

Nhìn chung kiến trúc và quy mô của chùa không có gì đặc sắc. Đây cũng không phải là ngôi chùa cổ, vì mới được xây dựng từ 1920. Điều đặc biệt chính là xuất xứ của chùa và tên gọi chùa Cô Hồn.




25 thg 2, 2011

Cuốn theo chiều gió

1. Tổ đình Bửu Long và cư sĩ Võ Hà Thuật
 
Chuyện bắt đầu từ những tấm ảnh của bạn lovetolive59 chụp ở Tổ Đình Bửu Long. Thoạt đầu tôi nghĩ đó là Bửu Long ở Biên Hòa, Đồng Nai, và rất ngạc nhiên vì sao mình ở Biên Hòa bao nhiêu lâu mà lại không biết nơi này.


Photobucket
Tổ đình Bửu Long. Ảnh: lovetolive59

Thế rồi tôi cũng được giải đáp: Tổ Đình Bửu Long này ở... quận 9, TPHCM chứ không phải ở Bửu Long.

Tôi lại tiếp tục thắc mắc: Chữ Bửu Long trong tên gọi của tổ đình này có liên quan gì đến Bửu Long - Biên Hòa không nhỉ?


21 thg 2, 2011

Thành cổ Biên Hòa

Du khách đi Nha Trang khi gần đến trung tâm thành phố sẽ qua một nơi gọi là Ngã ba Thành, vì vậy khi dạo chơi ở thành phố Biên Hòa sẽ ngạc nhiên khi nghe nói: Tới Ngã ba Thành rồi!

Ồ, ở Biên Hòa cũng có Ngã ba Thành, nhưng đó là Thành Kèn (chứ không phải thành Diên Khánh ở Nha Trang). Gọi là ngã ba Thành vì nơi đó có một ngôi thành cổ, rất cổ - có thể coi là cổ nhất của Nam bộ.

Thành cổ Biên Hòa nằm ngay giữa thành phố Biên Hòa hiện đại. Bơ vơ. Điêu tàn.



20 thg 2, 2011

Bánh cúng - bánh cấp

Photobucket

Các bạn có biết 2 thứ bánh trong hình trên là bánh gì không?

Đó là loại bánh làm bằng nếp giống như bánh tét, bánh chưng nhưng không có nhân, và kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

Chúng có tên là bánh cúng (cái bánh dài) và bánh cấp (cái hình chữ nhật).


25 thg 1, 2011

Đường đổi ngày

Học sinh phổ thông đều đã biết kinh tuyến 0o đi qua Greenwich được gọi là đường đổi ngày. Bước ở bên này kinh tuyến là ngày hôm trước, bước qua bên kia đã là ngày hôm sau.

Mới đây, trong một chuyến đi bụi, tôi phát hiện ra đường đổi ngày không những đi qua Greenwich mà còn đi qua... Vĩnh Long nữa cơ!

Buổi tối thả bộ đi lang thang theo con đường dọc bờ sông (và đi qua chợ Vĩnh Long), nhìn lên các bảng hiệu bên đường, tôi thấy tên đường là Ba Mươi Tháng Tư.

Tiếp tục đi dạo trên đường Ba Mươi Tháng Tư, hồi sau tôi lại nhìn lên các bảng hiệu bên đường, lúc ấy lại thấy tên đường là Một Tháng Năm!

Vậy rõ ràng là kinh tuyến 0o đã đi qua đây rồi. Bạn cứ xem bản đồ là tin ngay thôi:


Photobucket

6 thg 1, 2011

Xa lộ Hà Nội - Xa lộ Biên Hòa

Đi từ Biên Hòa đến Sài Gòn thường ta đi qua xa lộ Hà Nội. Nơi này dễ nhớ vì... thường kẹt xe, đi xe 2 bánh thì rất ớn vì xe tải, xe con qua lại ào ào...

Vậy trong lúc kẹt xe (hoặc xe lết từng chút một) bạn làm gì? Tìm hiểu một chút về xa lộ này để giết thời gian nhé (không khuyến khích làm chuyện này khi đi xe máy, vì dễ gây ra tai nạn giao thông!)

Xa lộ Hà Nội
là con đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hoà, Đồng Nai được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1961, do Mỹ đầu tư (đơn vị thiết kế và thi công là công ty CEC của Mỹ, chuyên xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan đến chiến tranh như ở Việt Nam, Iraq...).

Con đường này dài 31 km, rộng 21 m, bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà. Con đường được khánh thành ngày 28/04/1961 với tên gọi là Xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn, gọi tắt là Xa lộ Biên Hòa.


Khánh thành xa lộ Biên Hòa
Tổng thống Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành xa lộ Saigon - Biên Hòa ngày 28/04/61


1 thg 1, 2011

Có một cái hồ, tên là hồ Hồ...


Đó là hồ Lak ở Buôn Ma Thuột.

Trong tiếng Ê đê, Lắk có nghĩa là hồ. Vậy hồ Lắk dịch ra tiếng Việt là... hồ Hồ, còn dịch ra tiếng Ê đê là... Lắk Lắk.