Sông Mã, theo tiếng Mường cổ gọi là sông Mạ, có nghĩa sông mẹ, với tổng chiều dài 512km (trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km). Sông Mã bắt đầu bằng hợp lưu các con suối ở vùng biên giới Việt – Lào tại tỉnh Điện Biên, xuyên qua đất Sơn La, đến biên giới Lào - Việt thì đổ vào Thanh Hóa qua vùng biên giới Tén Tằn, Mường Lát, ra Biển Đông qua cửa Hới (Sầm Sơn), hai cửa phụ là sông Lèn và Lạch Trường.
2 thg 9, 2020
Mã giang… thơ mộng, trữ tình
Không hiền hòa, cũng chẳng náo nhiệt, tráng lệ, sông Mã giữ cho mình một nét đẹp riêng ít nơi nào có được.
Nên thơ Hòn Nhàn
Hòn Nhàn thuộc vùng biển xã Bình Châu (Bình Sơn) là đảo đá trầm tích được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa. Xung quanh Hòn Nhàn có nhiều rạn san hô đa dạng màu sắc. Nơi đây là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách.
Đặt chân đến Hòn Nhàn, chúng tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quang nơi đây. Hòn Nhàn cách bờ biển khoảng 10 - 15 phút đi tàu. Ngồi trên tàu của thuyền trưởng trẻ tuổi 9X Phạm Thái Viên, chúng tôi mang theo cảm giác hồi hộp xen lẫn hào hứng khi băng qua từng con sóng. Khoảng 14 giờ, trời êm, lặng gió, trên đường đến Hòn Nhàn ánh mặt trời rực rỡ giúp chúng tôi dễ dàng quan sát, ngắm nhìn từng mảng sinh vật biển lượn lờ trong sóng nước. Từng chùm rong mơ đung đưa, từng đàn cá, tôm nối đuôi nhau bơi lượn...
Đặt chân đến Hòn Nhàn, chúng tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quang nơi đây. Hòn Nhàn cách bờ biển khoảng 10 - 15 phút đi tàu. Ngồi trên tàu của thuyền trưởng trẻ tuổi 9X Phạm Thái Viên, chúng tôi mang theo cảm giác hồi hộp xen lẫn hào hứng khi băng qua từng con sóng. Khoảng 14 giờ, trời êm, lặng gió, trên đường đến Hòn Nhàn ánh mặt trời rực rỡ giúp chúng tôi dễ dàng quan sát, ngắm nhìn từng mảng sinh vật biển lượn lờ trong sóng nước. Từng chùm rong mơ đung đưa, từng đàn cá, tôm nối đuôi nhau bơi lượn...
Từ trên cao nhìn xuống, Hòn Nhàn có dáng như hình trái tim. Ảnh: Lê Hữu Trọng Nghĩa
Dấu tích Chăm trên đồng Gò Tháp
Những viên gạch đỏ sẫm không còn nguyên vẹn nằm im lìm dưới lớp lá khô ẩn chứa bao điều kỳ bí thuở xa xưa. Phế tích tháp cổ gắn với bao câu chuyện ly kỳ lưu truyền nơi làng quê...
Vết tích tháp Chăm
Hơn 30 năm trước, tôi cùng nhóm bạn rong ruổi theo đàn bò trên đồng Gò Tháp, ở thôn Mỹ Trang, xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) sau buổi đến trường. Thuở ấy, nơi đây có nền tháp Chăm khá cao cùng những viên gạch đỏ sẫm, nằm giữa khu đất rộng cùng dấu vết tường gạch bao quanh. Sau bao đổi thay, nền tháp và tường bao quanh bị san phẳng, nhưng vết tích tháp cổ vẫn còn hiện hữu với những thỏi gạch vỡ ẩn mình dưới lớp lá khô. Ông Phạm Ngăn, người khai khẩn và canh tác trên khu đất, cùng tôi tìm vết tích tháp Chăm dưới tán rừng keo lai xanh mát giữa trưa nắng.
Hơn 30 năm trước, tôi cùng nhóm bạn rong ruổi theo đàn bò trên đồng Gò Tháp, ở thôn Mỹ Trang, xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) sau buổi đến trường. Thuở ấy, nơi đây có nền tháp Chăm khá cao cùng những viên gạch đỏ sẫm, nằm giữa khu đất rộng cùng dấu vết tường gạch bao quanh. Sau bao đổi thay, nền tháp và tường bao quanh bị san phẳng, nhưng vết tích tháp cổ vẫn còn hiện hữu với những thỏi gạch vỡ ẩn mình dưới lớp lá khô. Ông Phạm Ngăn, người khai khẩn và canh tác trên khu đất, cùng tôi tìm vết tích tháp Chăm dưới tán rừng keo lai xanh mát giữa trưa nắng.
Khu vực lưu vết tích tháp Chăm.
1 thg 9, 2020
Những cây cầu bắc qua sông Hàn
Đến Tp. Đà Nẵng, bạn không chỉ trải nghiệm biển xanh, cát trắng, nắng vàng của một thành phố biển năng động mà bạn còn được có dịp khám phá những cây cầu nổi tiếng nối đôi bờ sông Hàn.
Có thể nói, sông Hàn chảy giữa lòng thành phố Đà Nẵng là con sông có nhiều cây cầu nối đôi bờ nhất Việt Nam. Trong đó, có ít nhất 9 cây cầu ở quận trung tâm thành phố như: cầu Thuận Phước, cầu quay Sông Hàn, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Rồng... hấp dẫn nhiều du khách với những nét độc đáo riêng của một công trình kiến trúc nghệ thuật.
Trong toàn cảnh quan Đà thành, những cây cầu vừa là công trình giao thông, vừa là điểm nhấn kiến trúc của đô thị. Mỗi cây cầu có một nét đặc trưng riêng, một câu chuyện kể của riêng mình, hấp dẫn du khách gần xa trong những lần đến với thành phố biển Đà Nẵng.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi là một trong những cây cầu lâu đời nhất ở quận trung tâm, được xây dựng năm 1965, gắn liền với lịch sử của thành phố. Kể từ khi cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý khánh thành, cầu Nguyễn Văn Trỗi đã dừng lưu thông xe cộ, trở thành cầu đi bộ. Cây cầu mái vòm giờ đây như chốn “hẹn hò” của người Đà thành tìm về với kỷ niệm, và là một điểm đến hấp dẫn những du khách trẻ “check-in”, ngắm sông Hàn trong không gian yên bình của một cây cầu đã vắng xe cộ qua lại.
Có thể nói, sông Hàn chảy giữa lòng thành phố Đà Nẵng là con sông có nhiều cây cầu nối đôi bờ nhất Việt Nam. Trong đó, có ít nhất 9 cây cầu ở quận trung tâm thành phố như: cầu Thuận Phước, cầu quay Sông Hàn, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Rồng... hấp dẫn nhiều du khách với những nét độc đáo riêng của một công trình kiến trúc nghệ thuật.
Trong toàn cảnh quan Đà thành, những cây cầu vừa là công trình giao thông, vừa là điểm nhấn kiến trúc của đô thị. Mỗi cây cầu có một nét đặc trưng riêng, một câu chuyện kể của riêng mình, hấp dẫn du khách gần xa trong những lần đến với thành phố biển Đà Nẵng.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi là một trong những cây cầu lâu đời nhất ở quận trung tâm, được xây dựng năm 1965, gắn liền với lịch sử của thành phố. Kể từ khi cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý khánh thành, cầu Nguyễn Văn Trỗi đã dừng lưu thông xe cộ, trở thành cầu đi bộ. Cây cầu mái vòm giờ đây như chốn “hẹn hò” của người Đà thành tìm về với kỷ niệm, và là một điểm đến hấp dẫn những du khách trẻ “check-in”, ngắm sông Hàn trong không gian yên bình của một cây cầu đã vắng xe cộ qua lại.
Những cây cầu bắc qua sông Hàn rực sáng về đêm. Ảnh: Bá Ngọc
Nhãn rừng, thứ quả dại gắn liền tuổi thơ của nhiều người
Cùng với những loại quả dại như chà là, chùm chày, dủ dẻ.. thì nhãn rừng cũng là loại cây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người.
Nhãn rừng (hay nhãn dê) là loại cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường mọc dại nhiều nơi ở vùng quê, thậm chí trên vùng đất cát khô cằn.
Canh cá lóc nấu khế
Ở quê tôi, khi những cơn mưa bắt đầu, những con cá lóc (cá tràu) tìm chỗ trũng trong đồng sâu để vùng vẫy. Đó cũng chính là lúc người ta dùng lờ, đó, cắm câu bắt về nấu canh khế.
Tôi nhớ ngày bé, khi những cơn mưa đầu hè bắt đầu trút xuống, mấy đứa nhỏ trong xóm thường rủ nhau ra cái mương nước hoặc đám ruộng gần nhà. Hôm nào nước nhiều thì thả câu, hôm nào nước hơi cạn thì thay nhau mà tát. Nước vơi đi là tha hồ mà bắt cá, hôm nào hên là có cả mấy con cá rô, cá lóc to bằng cổ tay. Như vậy là đủ để có một bữa cơm ngon lành cho cả ngày hôm đó.
Tôi nhớ ngày bé, khi những cơn mưa đầu hè bắt đầu trút xuống, mấy đứa nhỏ trong xóm thường rủ nhau ra cái mương nước hoặc đám ruộng gần nhà. Hôm nào nước nhiều thì thả câu, hôm nào nước hơi cạn thì thay nhau mà tát. Nước vơi đi là tha hồ mà bắt cá, hôm nào hên là có cả mấy con cá rô, cá lóc to bằng cổ tay. Như vậy là đủ để có một bữa cơm ngon lành cho cả ngày hôm đó.
Canh cá lóc nấu khế.
Vãn cảnh Chùa Ghositaram ở Bạc Liêu
Chùa Ghositaram là một trong những địa điểm du lịch Bạc Liêu vô cùng độc đáo thể hiện rõ nét văn hóa tín ngưỡng Phật giáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Ghositaram tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu như một “bảo tàng mỹ thuật” thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer. Chùa Ghositaram còn được gọi là Chùa Cù Lao được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây.
Chùa Ghositaram là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp bậc nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Ghositaram tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu như một “bảo tàng mỹ thuật” thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer. Chùa Ghositaram còn được gọi là Chùa Cù Lao được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây.
Thăm Chùa Ông Quan Đế Miếu ở Bạc Liêu
Đến với Bạc Liêu, phần lớn du khách đều không thể bỏ qua hành trình khám phá và chiêm ngưỡng những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng tại đây. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Ông Quan Đế Miếu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Hoa ở Nam Bộ.
Quan Đế là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc, là một hình tượng cho bậc chính nhân quân tử. Với cộng đồng người Hoa họ rất tôn thờ vị hảo hán này nên nơi đâu cũng có miếu thờ. Ở thành phố Bạc Liêu, chùa Quan Đế trở thành địa điểm du lịch Bạc Liêu với kiến trúc đặc trưng truyền thống Trung Hoa.
Chùa Ông Quan Đế Miếu tọa lạc tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, thành phố Bạc Liêu
Quan Đế là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc, là một hình tượng cho bậc chính nhân quân tử. Với cộng đồng người Hoa họ rất tôn thờ vị hảo hán này nên nơi đâu cũng có miếu thờ. Ở thành phố Bạc Liêu, chùa Quan Đế trở thành địa điểm du lịch Bạc Liêu với kiến trúc đặc trưng truyền thống Trung Hoa.
Miếu Cá Ông (Phước Hải Cổ Miếu) Nhà Mát – Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long gắn bó với nghề biển quanh năm nên ngư dân luôn tôn kính Cá Ông. Miếu Cá ông được người dân vùng biển xem là nơi cư ngụ của vị thần bảo hộ giúp cho họ vượt qua sóng to, gió lớn, được mùa tôm, cá. Du lịch Bạc Liêu bạn nhớ ghé thăm những ngôi miếu Cá Ông mang đậm tính chất tâm linh, một nét tín ngưỡng phổ biến của dân tộc ta ở các vùng Biển.
Cổng tam quan của Miếu Cá Ông
Chiêm bái Chùa Bà Địa Mẫu Cung – Bạc Liêu
Chùa Bà có tên khác là Điạ Mẫu Cung tọa lạc tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nằm cạnh chùa Ông Quan Đế Miếu. Đây cũng là một địa điểm du lịch Bạc Liêu được nhắc đến khá nhiều trong danh sách những nơi nhất định phải ghé qua khi đến Bạc Liêu.
Chùa Bà nổi tiếng linh thiêng với chiếc cổng miếu được điêu khắc tỉ mẩn cùng với nhiều chi tiết đắp nổi hình rồng phượng tinh xảo.
Cổng tam quan
Chùa Bà nổi tiếng linh thiêng với chiếc cổng miếu được điêu khắc tỉ mẩn cùng với nhiều chi tiết đắp nổi hình rồng phượng tinh xảo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)