Hiển thị các bài đăng có nhãn chợ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chợ. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 12, 2019

Chợ Kỳ Lừa

Chợ Kỳ Lừa nằm ở phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Đây là khu chợ do Hán quận công Thân Công Tài mở ra từ thế kỷ XVII cho cư dân hai nước Việt-Trung giao lưu buôn bán, trở thành một trung tâm buôn bán phồn thịnh, tấp nập của Lạng Sơn từ đó đến nay.


Những năm trước đây chợ Kỳ Lừa là chợ chính của thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa… Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch.

Đến năm 1996, do nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân ngày càng tăng lên, chợ truyền thống Kỳ Lừa được đầu tư xây dựng mới, với diện tích khoảng 2.700 m², có tên gọi là Chợ đêm Kỳ Lừa. Hình thức hoạt động kinh doanh trong chợ là bán lẻ, bán buôn các loại hàng hóa với chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu giao lưu buôn bán, tham quan, mua sắm của các thương nhân và khách du lịch.

Chợ Kỳ Lừa mang đậm bản sắc văn hóa vùng biên cương, sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi đến với Lạng Sơn.

Chợ Đông Kinh

Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn, nằm bên dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn, thuộc địa phận phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn.


Chợ được xây dựng khang trang, mang nhiều nét hiện đại, đáp ứng được nhu cầu tham quan, mua sắm cho hàng ngàn lượt khách mỗi ngày. Chợ hoạt động cả ngày, luôn nhộn nhịp, đông đúc. Từ những đồng bào dân tộc thiểu số xuống trao đổi mua bán hàng hóa nhỏ lẻ, đến các tiểu thương, công thương lớn từ bên Trung Quốc sang… làm cho chợ Đông Kinh trở nên tấp nập, hàng hóa phong phú. Chợ đông nhất vào tháng Giêng, thời điểm diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc của thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Đây là địa điểm du lịch mua sắm vô cùng hấp dẫn đối với du khách khi đến với Lạng Sơn

25 thg 11, 2019

Chợ đặc sản mắm vùng biên giới miền Tây

Chợ Châu Đốc bán hàng trăm loại mắm làm từ cá, tôm, ba khía... với giá phải chăng. 

Chợ Châu Đốc là điểm du lịch nổi tiếng, chuyên bán các mặt hàng mắm, thủy hải sản khô ở miền Tây. Chợ nằm ở trung tâm TP Châu Đốc, gần biên giới Campuchia. 

24 thg 11, 2019

Chợ Đồng Ké, một thời hưng thịnh

Chợ Đồng Ké thuộc xã Tịnh Giang (Sơn Tịnh) từ lâu là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa khá sầm uất ở khu tây huyện Sơn Tịnh. Chợ có vị trí rất thuận lợi trong mối giao thương, do nằm sát sông Trà và tuyến đường từ Sơn Tịnh lên huyện miền núi Sơn Hà.

1. Sông Trà ngày trước là tuyến đường thủy quan trọng, hàng hóa từ miền xuôi được chuyên chở đến đây và lâm sản cũng theo thuyền xuôi từ vùng cao về để hội tụ mua bán. Song song với đường thủy là đường bộ, hàng hóa do sức người gồng gánh, mang vác đến chợ. Trong quá trình phát triển, dần dần người đến chợ, vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, rồi đến các phương tiện cơ giới hiện đại như hôm nay.

Nhờ vị trí thuận lợi, nên chợ Đồng Ké sớm giữ vai trò của một chợ đầu mối. Cả một khu vực rộng lớn, nhiều xã ngày trước không có chợ đều dồn về đây kẻ bán, người mua tấp nập, nên chợ rất hưng thịnh. Ngoài số người đến chợ trực tiếp mua bán theo nhu cầu của mình, còn có các thương lái đứng ra thu mua hàng hóa của người dân đem đến, rồi bán sỉ lại cho người mua đi nơi xa. Cứ thế, nguồn hàng tiếp tục được bán phân nhỏ lại đến người tiêu dùng.

Chợ Đồng Ké, xã Tịnh Giang (Sơn Tịnh). 

12 thg 11, 2019

Chợ đêm Pác Ngòi- điểm nhấn của du lịch Ba Bể

Sau gần hai tháng đi vào hoạt động, đến nay chợ đêm Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể ngày càng thu hút, hấp dẫn du khách. Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch Ba Bể. 

Đoàn khách do anh Vũ Xuân Hùng đến từ Sài Gòn say sưa nghe tiếng đàn tính, điệu then của người Tày Ba Bể. 

Chị Sằm Thị Lệ- người dân thôn Pác Ngòi vui vẻ cho biết đã đăng ký bán hàng ở đây từ khi có phiên chợ đầu tiên. Sau gần hai tháng, qua 6 phiên chợ (diễn ra vào tối thứ 6, thứ 7 hằng tuần), lượng du khách ngày một đông hơn. Khách rất thích nên chơi đến muộn, hết giờ quy định bán hàng rồi mà còn chưa muốn về. Hầu hết nông sản của tỉnh Bắc Kạn đều có bán tại đây. Những mặt hàng khách mua nhiều gồm trang phục người Tày, cây đàn tính, trà giảo cổ lam, mật ong, cá khô và tép chua…

Đi chợ “chồm hổm” trên đỉnh núi Cấm

Trên đỉnh núi Cấm (Tịnh Biên), trong nhiều năm qua xuất hiện một cái chợ “độc nhất vô nhị”, mà người dân gọi vui là chợ "chồm hổm” hay "chợ Mây núi Cấm", bởi chỉ họp chợ hơn một giờ đồng hồ...

Chợ ở ấp Thiên Tuế, thuộc xã An Hảo (Tịnh Biên) 

10 thg 11, 2019

Đi chợ “lạ mà quen”

Tình cờ, tôi được một người bạn đưa đi “Chợ Campuchia” trong dịp ghé TP. Hồ Chí Minh. Thật ra, người quê An Giang như tôi đã quá quen thuộc với các món ẩm thực theo phong cách đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, vì cùng sinh sống với họ và An Giang có đường biên giới dài gần 100km giáp Campuchia. Nhưng ngôi chợ hôm ấy vẫn níu chân tôi tham quan cho bằng được. Chợ nằm gọn trong hẻm 374, 382 Lê Hồng Phong - Hồ Thị Kỷ (phường 1, quận 10, TP. Hồ Chí Minh), vừa quen vừa lạ, trộn lẫn đủ phong vị cuộc sống.

Chè Campuchia béo ngậy 

29 thg 10, 2019

Thử một lần đi xóm chợ cuối cùng nơi cực Nam Việt Nam: Dung dị, bình yên!

Chợ Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) là khu chợ cực Nam cuối cùng (trên đất liền) của nước ta. Nhiều người đến đây ấn tượng bởi nét dung dị, đặc trưng của một khu chợ miền biển cuối trời. 

Toàn cảnh khu vực chợ Đất Mũi. Khu chợ này nằm ven ngã ba sông nước, thuộc địa phận xã Đất Mũi của huyện Ngọc Hiển. 

16 thg 10, 2019

Chợ phiên Lũng Pán

Đến chợ phiên Lũng Pán, xã Huy Giáp (Bảo Lạc), ấn tượng về những màu sắc khác nhau của sản vật, của trang phục, sắc thái trên từng gương mặt con người nơi đây, âm thanh của tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi mời và hương vị các món ẩm thực bản địa..., như một bức tranh tổng hòa nét văn hóa độc đáo của người vùng cao duyên dáng, hấp dẫn và thắm đượm tình người.

Chợ phiên Lũng Pán đông vui như ngày hội. 

Ngày chợ phiên, từ sáng sớm, những dòng người từ trên núi xuống, từ thung lũng lên, có người đi tay không, người gùi gà, người dắt lợn, người đi xe máy, người đi bộ... gặp nhau làm náo nhiệt cả một vùng ngày thường vốn yên ả.

1 thg 10, 2019

"Bà già đi chợ Cầu Đông": Chợ Cầu Đông giờ ra sao?

Khi nghe câu ca dao nổi tiếng “Bà già đi chợ Cầu Đông. Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng...”, hắn sẽ có người thắc mắc chợ Cầu Đông là chợ nào, nằm ở đâu.

Nằm ở đầu phố Cầu Đông, cạnh chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Cầu Đông là một khu chợ khiến nhiều người liên tưởng đến câu ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông". Nhưng thực tế giữa chợ này và câu ca dao có mối liên quan nào không? 

23 thg 8, 2019

Về khu chợ 'người bán nhiều hơn kẻ mua' ở miền Tây xứ Nghệ

Ở một khu chợ nơi trung tâm xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) dường như chẳng mấy ai nặng nề việc mua đi bán lại. Người ta vẫn vui miệng gọi nơi này là chốn "người bán nhiều hơn kẻ mua". 

Khu chợ ở trung tâm xã Tri Lễ cách trung tâm huyện Quế Phong 30km. Nơi đây có những sạp hàng dựng bằng tre nứa tạm bợ và chủ yếu phục vụ nhu cầu cho bà con các xóm lân cận. 

21 thg 8, 2019

Khu chợ nổi nằm giữa 5 con sông ở miền Tây

Tại chợ nổi Ngã Năm, Sóc Trăng, các ghe thuyền treo “cây bẹo” mang hình ảnh đặc trưng của vùng quê sông nước miền Tây.

Bên cạnh các chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Cái Răng (Cần Thơ) hay Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Ngã Năm (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) cũng là một điểm đến được nhiều du khách ghé thăm khi đến miền sông nước Cửu Long.
Khu chợ cách TP Sóc Trăng khoảng 60 km, đã hình thành từ hơn một trăm năm nay, là giao điểm của năm con sông chảy qua các ngả gồm Cà Mau, Vĩnh Quới (Sóc Trăng), Long Mỹ (Hậu Giang), Thạnh Trị (Sóc Trăng) và Phụng Hiệp (Hậu Giang). 

19 thg 8, 2019

Người dân tấp nập đi chợ phiên Tam Thái mua chuột, nhái ăn Tết

Được biết đến là ngôi chợ chuyên bán các sản vật của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, chợ phiên Tam Thái họp vào Chủ nhật hàng tuần. Và ngày 31/12 năm nay cũng là phiên chợ cuối cùng của năm 2017 nên chợ đã thu hút rất nhiều người đi mua sắm để ăn Tết dương lịch.

Mới sáng sớm dù trời mưa, lạnh nhưng người dân vẫn đổ về chợ phiên Tam Thái. Một khung cảnh khá nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ. Ảnh: Đình Tuân

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao Tương Dương với các loại rau củ độc đáo

Đã từ lâu người dân khắp nơi đều biết đến chợ phiên Tam Thái (Tương Dương) là phiên chợ chuyên bày bán rất nhiều loại rau, củ, quả do bà con tự trồng hoặc thu hái ở trên nương rẫy hay khe suối. Đây không chỉ là những loại nông sản "sạch" mà còn là những vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, nên được người dân rất ưa chuộng. 

Chợ phiên Tam Thái, cách trung tâm huyện Tương Dương khoảng 10km. Chợ được họp vào các ngày chủ nhật hàng tuần. Tuần nào cũng vậy người dân trong và ngoài xã lại mang các loại nông sản ra chợ để bày bán. 

23 thg 6, 2019

Ký ức chợ Long Hoa

Ngày xưa mỗi lần về thăm nhà, từ Sài Gòn xe đò chạy thẳng một mạch đến Ngã ba Giang Tân thì đã thấy xa xa cái chóp của nóc chợ Long Hoa, càng tới gần càng hiện rõ, lòng rất hồi hộp… quê nhà là đây, tới rồi! 

Chợ Long Hoa xưa hình chữ thập

Cửa Nam thân quen, bến xe lam ông già tôi hay chạy tuyến Long Hoa - Gò Dầu, buổi sáng có cháo lòng rất ngon mà rẻ, nhất là miếng dồi thì không thể nào quên- vừa béo vừa bùi, cay cay hạt tiêu. Người bán lại là bà già của thằng bạn. Buổi sáng trước khi đi làm, không gì thích hơn là nhấp một ly đen “demi” ở quán café cô Yến- quá tuyệt! Sang nữa thì lên Chợ Cũ dùng điểm tâm sáng bằng một tô phở Nam Thành bốc khói thơm phức. Long Hoa đi cửa nào cũng gặp người quen vì đa số tiểu thương là dân xung quanh chợ. Tôi đi lòng vòng trong chợ một hơi là thế nào cũng có người hỏi thăm bà bảy (má tôi) dạo này ra sao? Thân thương là vậy! Vòng vòng chợ là những hiệu buôn mà nhắc lại nhiều người vẫn còn nhớ: Duy Châu, Hữu Nghĩa, Nam Hưng, Nam Lợi hay nhà may Đại Trí, Dân Nam, tiệm sách báo Minh Phát…

30 thg 5, 2019

Chợ cá họp trước bình minh nơi làng chài Cửa Nhượng

Sáng sớm, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp phụ nữ í ới gọi nhau ngước biển Cồn Gò. Phiên chợ nơi làng chài chỉ kết thúc khi bình minh bắt đầu ló dạng.

Chợ cá nơi Cồn Gò, cửa Nhượng, biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh lúc rạng đông - Ảnh: NAM TRẦN

Cách TP Hà Tĩnh hơn 20km là bãi biển Thiên Cầm đẹp hoang sơ nổi tiếng với hình dáng tựa cây đàn cầm. Đi biển Thiên Cầm mùa này, du khách chẳng thể nào bỏ qua cơ hội khám phá khu chợ cá độc đáo của làng chài nơi đây.

Men theo đường đê chắn sóng xã Cẩm Nhượng, bãi biển dài chừng 3km là đến khu vực chợ Cồn Gò. Trước mắt hiện lên như một bức tranh đầy màu sắc đậm đà của biển và sự sôi động của chợ cá này.

21 thg 5, 2019

Phiên chợ bán những sản vật độc đáo ở miền núi Đakrông

Chợ chủ yếu bán các sản vật do người đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô trồng hoặc hái lượm ở rừng. Đến chợ, tuyệt nhiên người bán không nói thách và người mua không trả giá. Phiên chợ này nằm trong khuôn khổ lễ hội Văn hóa - thể thao, du lịch các dân tộc huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) lần thứ 2 năm 2019 (diễn ra từ 18-19.5.2019)

Đọt cây mây rừng, một sản vật của núi rừng Đakrông được nhiều du khách chọn mua tại phiên chợ vùng cao. Ảnh: Hưng Thơ.

14 thg 5, 2019

Độc đáo phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc

Sáng chủ nhật hàng tuần, người dân khắp vùng lại nô nức đổ về Bắc Hà (Lào Cai) để tham dự phiên chợ trâu lớn nhất Tây Bắc. Chợ họp trên khu đất rộng cả nghìn mét vuông “ken đặc” trâu. Cảnh người mua, kẻ bán diễn ra tấp nập từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà. 

Chợ trâu Bắc Hà 

Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) nổi tiếng và là phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc. Chợ họp vào sáng chủ nhật hàng tuần và kết thúc chiều cùng ngày. 

31 thg 3, 2019

Chợ quê đồng bằng Bắc Bộ đẹp bình dị, thân thương

Từ bao đời nay, chợ quê vẫn là hình ảnh thân thương nhất của mỗi làng quê, biểu hiện rõ nhất cuộc sống bình dị của người dân nông thôn.

Muốn biết sinh hoạt đời thường của người dân ở mỗi vùng quê ra sao người ta thường đến chợ

20 thg 3, 2019

Chợ cá đồng lớn nhất miền Tây

Mùa nước nổi, chợ số 10 (xã Vĩnh An, Châu Thành) là nơi tập kết và buôn bán cá đồng nhiều nhất miền Tây. Dù đêm hay ngày, nơi đây cũng tấp nập ghe, xuồng của ngư dân, tạo nên bức tranh sinh động của làng quê trù phú... 

Tấp nập trong đêm 


Đêm. Không gian tối mịt. Dưới dòng kênh Mặc Cần Dưng, những chiếc xuồng câu, lưới của ngư dân chầm chậm cặp bến. Cảnh “trên bến dưới thuyền” lúc nào cũng đông đúc và rộn rã tiếng cười, nói huyên thuyên. Chợ cá đồng này có từ lâu đời. Năm nào lũ lớn, chợ nhóm họp rất xôm. Sản vật mùa nước nổi tại đây rất phong phú, với đủ loại cá, như: cá linh, cá mè vinh, cá trê, cá lóc, cá trèn răng, cá trèn bầu, cá kết bạc, cá chạch cơm, cá chạch lấu, cá chốt, cá heo… Loay hoay xách từng vợt cá rọng sống đổ lên xe, chú Phan Văn Phúc (Tư Phúc, ngụ xã Bình Mỹ, Châu Phú) cho biết: “Từ trước đến nay, hễ vào mùa lũ, tui đều đến chợ số 10 để cân cá đồng giao cho các chợ lớn. Mỗi đêm, nơi đây có trên 100 chiếc xuồng câu, lưới của bà con đến bán cá, rồi đi. Tui cân 3-4 tấn cá đồng các loại để vận chuyển xuống TP. Cần Thơ cân cho bạn hàng”. 

Xuồng ghe tấp nập trong đêm