Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời báo KTSG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời báo KTSG. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 11, 2013

Về Bạc Liêu ăn mắm cá chốt

Vùng đất Bạc Liêu xưa nay nổi tiếng với những huyền thoại về Công tử Bạc Liêu hay những cánh đồng muối trắng mênh mông. Nhắc về những ngày đầu khai khẩn vùng đất này, người ta ngâm nga câu ca: Bạc Liêu nước chảy lờ đờ / dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu. 

Mắm cá chốt ăn với chuối chát, trái bần chín và rau đồng. 

Từ xưa, tiếng đồn ở vùng Bạc Liêu cá chốt đầy sông, chỉ cần tung chài, cá chốt mắc đầy tay lưới, phải đem chài về nhà treo lên mà gỡ cá. Bà con dùng ba ngón tay cái, trỏ và ngón giữa kẹp chúng lại nhanh chóng đưa lên xuồng, có khi một lần hai, ba con. Chỉ cần một tiếng đồng hồ bắt cá chốt là đủ làm một khạp mắm nhỏ rồi.

5 thg 11, 2013

Về Tây Đô thăm vùng đất Long Tuyền

Long Tuyền là địa danh mang ý nghĩa là ‘suối rồng’ hay người xưa gọi là ‘long mạch’, theo hình dung đầu vàm Long Tuyền như miệng rồng và con rạch Long Tuyền như thân rồng uốn lượn. Xa xưa, Long Tuyền là tên một xã nhưng qua thời gian, đã trở thành một địa danh nổi tiếng bao trùm một vùng rộng lớn gắn với lịch sử phát triển xứ Cần Thơ.

Sân trước khu di tích Bùi Hữu Nghĩa với nhà bia và đền thờ. 

Khi xưa, địa danh Long Tuyền bao gồm từ chợ An Thới đến mạn Đông cầu Trà Nóc và chạy sâu vô bên trong theo trục đường Bùi Hữu Nghĩa - Bình Thuỷ, nối với tỉnh lộ 923 và kéo tận đến phường Long Tuyền. Do phạm vi rộng lớn và có nhiều di tích văn hóa - lịch sử cổ kính nên vùng nầy còn được gọi là làng cổ Long Tuyền, với ngôi đình Bình Thuỷ - vốn xưa gọi là Long Tuyền cổ miếu - là đầu mối.

3 thg 11, 2013

Bánh tráng Trảng Bàng

Những chiếc bánh tráng mỏng làm từ bột gạo của người dân Trảng Bàng (Tây Ninh) từ lâu nổi tiếng khắp nơi, được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, nếu có dịp tận mắt nhìn thấy những người nông dân ở phía bắc của dòng Vàm Cỏ Đông đã phải vất vả, tỉ mỉ trong từng công đoạn làm ra những chiếc bánh mới hiểu vì sao bánh tráng nơi này lại trở thành đặc sản lừng danh.

Bánh phơi sương rồi phơi nắng

Tôi đã có dịp tận mắt quan sát người dân Trảng Bàng làm bánh tráng với những công đoạn tỉ mỉ và vất vả vô cùng. Đầu tiên là việc chọn gạo. Chắc chắn, chỉ có thứ gạo được trồng ở những cánh đồng ven dòng sông Vàm Cỏ Đông, con sông chảy ngang qua đất Trảng Bàng này thì bánh tráng làm ra mới ngon, mới đậm đà.


31 thg 10, 2013

Phước Minh Cung ở Trà Vinh

Phước Minh Cung tọa lạc tại số 44 đường Điện Biên Phủ (thuộc phường 2, thành phố Trà Vinh), con đường chính lúc nào cũng nườm nượp xe cộ qua lại, nhưng chỉ cần bước vào bên trong chánh điện, du khách sẽ cảm nhận một không gian trầm lắng, u nhàn.

Bia di tích lịch sử cấp quốc gia

Phước Minh Cung là tên chữ còn tên dân gian thường gọi chùa Ông Quan Thánh vì thờ Quan Công.

Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự Quan Vân Trường, thường được gọi là Quan Thánh Đế Quân, Quan Đế, Hán Vũ Đế, Xích Đế. Quan Công sinh năm 162 ở tỉnh Sơn Tây, Trung Hoa. Ông mất năm 219. Quan Công đã cùng với Lưu Bị và Trương Phi kết nghĩa anh em tại vườn đào. Quan Công là người hội đủ các đức tính trung dũng, nghĩa tình độ lượng và công minh chính trực, là nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc hậu Hán. Chính vì vậy mà khi ông qua đời người ta đã tôn thờ ông như một vị thánh.

Về Sóc Trăng ăn bánh nắn lá dừa nước

Cũng như những miền quê khác ở Tây Nam bộ, đất Sóc Trăng chằng chịt kênh rạch dọc ngang; ven bờ sông rạch, lá dừa nước mọc ken dày tạo nên một màu xanh ngút tầm mắt. Mọc chen trong các đám lá dừa nước ngoài các loại cây thân gỗ như bần, vẹt, quao, dái ngựa… còn có những loài dây leo như cóc kèn, dây choại… đặc biệt là dây mơ rừng.

Bánh nắn trên lá dừa nước. 

Có lẽ ngay từ những ngày đầu khai mở vùng đất mới, người miền quê đã biết tận dụng những thứ có sẵn để chế biến các món ăn chơi, vừa ngon miệng, vừa tăng thêm dư vị cho cuộc sống hàng ngày. Người ta đốn lá dừa nước, hái những lá mơ mọc hoang ấy về nhà để làm một thứ bánh đơn giản nhưng rất độc đáo, gọi là bánh nắn lá dừa nước.


28 thg 10, 2013

Cay nồng món ốc Nam Giao

Nếu chỉ có một ngày ở Huế, có lẽ du khách sẽ phân vân khi nghĩ nên ăn gì? Không phải vì Huế có ít đồ ăn mà là vì nơi đây có quá nhiều thứ để lựa chọn. Bước ra phố, tạt vỉa hè, chui vào hẻm… đều gặp quán ăn. Tới Huế, dĩ nhiên không phải chỉ để ăn. Nhưng những ai chưa nếm thử ốc Huế có đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay, nồng... cũng đáng tiếc như tới Hà Nội mà chưa ăn phở vậy.

Ốc bươu luộc. 

Hầu hết các món ăn ở Huế đều có vị cay. Nhưng cay đến... điếc tai mà vẫn mê thì phải nói đến ốc Nam Giao với bát nước chấm đỏ rực.


25 thg 10, 2013

Miếu bà Chúa xứ Thủy Tề

Du khách đến Bạc Liêu cúng bà Nam Hải thường viếng thăm miếu Chúa Xứ Thủy Tề cách đó không xa. Miếu Bà tọa lạc trên một sở đất rộng, thoáng đãng và sạch sẽ, thuộc phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu. Ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1919 bắt nguồn từ những huyền thoại và tín ngưỡng bản địa của cư dân ven biển Bạc Liêu.

Bàn thờ hai Bà ở gian chính điện. 

18 thg 10, 2013

Trái bình bát

Miền quê Tây Nam bộ có đặc thù địa hình là những kênh rạch chằng chịt. Vùng đất thấp ven sông, dọc hai mé kênh, có nhiều phèn, cùng với khí hậu nóng ẩm là điều kiện để cây bình bát – một loại cây hoang mọc đầy, tạo nên một màu xanh ngát cả vùng.

Cây bình bát.

Bình bát là loại cây gỗ nhỡ, cao khoảng 5 - 3 mét. Lá đơn, mọc so le, lá có mùi hôi đặc trưng. Cây bình bát thường được làm củi đốt. Người bình dân thường đốn bình bát về ngâm, bỏ lớp da ngoài, lấy lớp da trong làm dây bện thắt thành những chiếc võng đưa, vừa dai, vừa chắc. Trẻ con miền quê, sáng sáng thường hay đi dọc theo mé kênh, rạch để lượm bình bát chín.


14 thg 10, 2013

Núi Đôi ở Quản Bạ - Hà Giang

Vùng Tam Sơn, Quản Bạ thuộc tỉnh Hà Giang - một tỉnh nằm ở cực Bắc Việt Nam - có một toà thiên nhiên tròn trịa, đầy quyến rũ trông giống như bộ ngực căng tròn của nàng tiên gọi là Núi Đôi.

Vùng Tam Sơn nhấp nhô núi đồi trùng điệp. 

Từ Hà Giang chúng tôi đi thêm 46km về phía bắc, vượt qua dốc Bắc Sum cao tận mây để đến với cổng trời Quản Bạ. Quản Bạ là một huyện nằm ở cửa ngõ phía tây nam của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.


10 thg 10, 2013

Đình thần Thắng Tam ở Vũng Tàu

Đi Vũng Tàu, nơi bạn thường đến dĩ nhiên là biển, rồi có thể là núi, là chùa, là tượng chúa Jesus... Thế nhưng, nếu buổi trưa trời nắng, bạn không đi dã ngoại được, sao không thả bộ dọc theo đường Hoàng Hoa Thám (con đường đi lên từ bãi Sau) để viếng thăm cụm di tích Đình thần Thắng Tam, một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của TP Vũng Tàu?

Tôi xin mượn bài viết của anh Trần Quang Diệu trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn để giới thiệu về cụm di tích này nhé (có bổ sung một số ảnh của tôi):

Đình thần Thắng Tam ở Vũng Tàu

Tọa lạc trên một sở đất rộng ở đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu là một quần thể kiến trúc, di tích gồm ba công trình: đình Thắng Tam, miếu Bà và lăng cá Ông. Đình thần Thắng Tam nằm ở vị trí được cho là "án sơn tụ thủy", xây dựng vào năm Canh Thìn (1820) làm nơi thờ phụng các bậc tiền hiền, những người có công khai phá vùng đất này.

Tam quan đình thần Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Phạm Hoài Nhân


6 thg 10, 2013

Xôi cá rô đồng

Ở Việt Nam, chỗ nào có ruộng lúa hầu như đều có cá rô đồng; tuy ngày nay do việc đánh bắt bừa bãi bằng điện và hóa chất đã khiến lượng cá đồng giảm nhiều. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá rô được dùng kho tộ, cá rô chiên tươi dằm nước mắm tỏi, cá rô nướng cuốn bánh tráng chấm nước mắm me, cá rô nấu canh chua, cá rô nhỏ chiên giòn…

Thịt cá rô sắp lên mặt dĩa xôi rắc hành phi. 

Một lần ra Hà Nội, tôi được một người bạn mời ăn thử mới biết cá rô đồng còn làm được nhiều món ngon đặc biệt, trong đó có món cá rô ăn kèm với xôi.


Thác Bà ở Bình Thuận

Nằm ở tận cùng phía Nam của dãy Trường Sơn, rừng nguyên sinh núi Ông (huyện Tánh Linh, Bình Thuận) từ lâu đã nổi tiếng với biết bao huyền tích lịch sử. Hơn nữa, ngoài những động thực vật vô cùng phong phú và quý hiếm được các cán bộ kiểm lâm nơi đây canh giữ nghiêm ngặt, ẩn dưới ngọn núi Ông cao gần 1500 mét là dải thác nước mang tên thác Bà đẹp mê hồn như một dải lụa mềm mại, ẩn hiện giữa bao la rừng núi.

Thác Bà. 

Từ thành phố Hồ Chí Minh, sau khi vượt hơn trăm cây số, chúng tôi tới thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh) khi trời đã giữa trưa. Từ đây, chẳng mất nhiều thời gian để tới được khu thác Bà nổi tiếng trong vùng bởi nó rất thân thuộc với người dân địa phương, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, dù đường đá khá khó đi nhưng nếu để ý hai bên đường, lẫn trong những cánh rừng đại ngàn là các biển cây số hướng dẫn rất chi tiết từng khúc cua, ngã rẽ để tới thác Bà.


5 thg 10, 2013

Có một "Thiên đường" ở Quảng Bình

Quảng Bình được biết đến với động Phong Nha nằm trong hệ thống Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003. Cùng thuộc hệ thống Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn có động Thiên Đường, một kỳ quan thiên nhiên mới được đưa vào khai thác du lịch từ năm 2011, cũng có một vẻ đẹp quyến rũ không kém.

Động Thiên đường

Nếu động Phong Nha là một động nước, nghĩa là khách chỉ cần ngồi trên thuyền và người chèo đò sẽ đưa bạn vào đến tận hang tham quan, thì động Thiên Đường là hang động khô trên núi và đường đến với hang cũng vất vả hơn.Khởi hành từ Huế từ lúc 7 giờ sáng nhưng đến tận 12 giờ trưa khi mặt trời đã lên cao, chúng tôi mới vào khuôn viên của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

24 thg 9, 2013

Ốc gạo cù lao Tân Phong

Tân Phong là một cù lao nằm giữa sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) từ lâu đã được mọi người biết đến với những đặc sản như sầu riêng, nhãn mòng, cam sành… gắn liền với chợ nổi Cái Bè nằm sát bên mạn hữu của cù lao này. Tuy nhiên, Tân Phong không chỉ có những ghe thuyền trái cây tấp nập đến và đi mà ở đây còn có một loại ốc, ốc gạo Tân Phong vô cùng thơm ngon, được người dân các nơi ưa thích.

Ốc gạo luộc với gừng, sả nêm mắm thơm, chanh tươi và ớt, tỏi... chỉ nhìn đã muốn ăn. Ảnh: Bảo Thư 

Chúng tôi đã may mắn được ăn ốc gạo Tân Phong ở nhà chú Tuấn - từng làm bên hội Nông dân xã. Nhà chú Tuấn, cũng như nhiều gia đình khác ở đây, trồng đủ các loại cây như vú sữa, đu đủ, mãng cầu, sa-phô-chê, sầu riêng… ở ngoài vườn, men theo bên bờ sông Tiền.


Địa đạo trên vùng đất lửa Vĩnh Linh

Biển Cửa Tùng, nơi có cửa địa đạo nối liền liên lạc với đảo Cồn Cỏ, một tiền đồn nổi tiếng thời chiến tranh ác liệt. 

“Ai về đất mẹ Vĩnh Linh, quê tôi có dòng Bến Hải ân tình nặng sâu...”. Câu hò ngày nào vẫn còn vang vọng như tiếp thêm sự hứng thú cho chúng tôi khi tìm về vùng đất Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi có một hệ thống địa đạo lớn nhất nước trong thời chiến tranh. Câu chuyện về địa đạo Vịnh Mốc như huyền thoại, thể hiện bản lĩnh can trường và ý chí sắt đá của người dân Vĩnh Linh được chứng minh bằng những địa đạo, hầm hào như thiên la địa võng trong lòng đất.

Từ thành phố Đông Hà - trung tâm hành chính, thương mại tỉnh Quảng Trị, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo quốc lộ 1A ra phía bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển, chúng tôi đến được địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh).


19 thg 9, 2013

Cá kho quẹt - món quê nhớ mãi

Trong món ăn quen thuộc của người Việt có những món ăn tuy đơn sơ, đạm bạc nhưng đôi khi còn ngon hơn sơn hào hải vị. Không chỉ ngon miệng mà còn thân thiết, gắn bó với bao kỷ niệm của mỗi người dân quê, đến nỗi khi xa quê nghe ai nhắc tới lại cảm thấy bồn chồn nhớ nhung.

Nước mắm kho quẹt


18 thg 9, 2013

Ra Huế, đi đầm Chuồn ăn sáng

Lần đầu tiên ra Huế, thời gian lưu lại không được nhiều nên trước khi đi tôi hỏi thăm bạn bè, để chọn điểm nên đến trước, còn sẽ trở lại sau. Mọi ý kiến hầu như chỉ xoay quanh hoành thành, lăng tẩm, đền chùa... nhưng cuối cùng, nơi để lại ấn tượng thú vị nhất với tôi lại là đầm Chuồn.

Thuyền đánh cá đang cập bến ở đầm Chuồn

Do uống hơi nhiều trà vào buổi tối hôm trước, lại thêm tách cà phê đậm đặc lúc chiều nữa nên cả hai đứa chúng tôi trằn trọc mãi đến hơn một giờ sáng mới chợp mắt một chút và đến 4 giờ đã phải dậy để chuẩn bị xuất phát lúc 5 giờ như đã hẹn với người bạn sẽ dẫn đường. Tuy ngủ chưa được ba giờ đồng hồ, nhưng khi nghe chuông đồng hồ reo, cả hai đều bật dậy thật nhanh, có lẽ nhờ sự háo hức, tò mò qua lời kể của Lan - một người bạn Huế, về đời sống của ngư dân địa phương, cảnh đón mặt trời mọc trên đầm phá và nhất là món bánh khoái cá kình; nghe rất lạ, rất thích.


Lý Sơn kỳ thú

Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có diện tích khoảng 10km2, gồm ba hòn: đảo Lớn (còn gọi là đảo Lý Sơn hay cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) và hòn Mù Cu. Từ cảng Sa Kỳ, du khách mất chừng 1 giờ đồng hồ để đi tàu cao tốc ra đảo Lớn. Với phong cảnh thiên nhiên kỳ thú và con người thân thiện, Lý Sơn đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. 

Đảo Lớn (gồm xã An Vĩnh và An Hải) có các địa danh nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua như chùa Hang, chùa Đục, cổng tò vò, miệng núi lửa Thới Lới, Âm Linh Tự với mộ lính Hoàng Sa, tượng đài Hải Đội Hoàng Sa và nhà trưng bày hiện vật ngay cạnh đó. Lý Sơn sẽ thu hút nhiều khách du lịch hơn nếu rác thải trên đảo được xử lý tốt hơn. Trong ảnh, ruộng hành, tỏi và nhà cửa trên đảo Lớn nhìn từ đỉnh núi Thới Lới.

16 thg 9, 2013

Đảo Bàng Lớn trong vịnh Nha Trang

Lên mạng, vào Google tìm kiếm đỏ mắt không thấy đảo Bàng Lớn nằm ở chỗ nào ngoài khơi biển Nha Trang. Cũng chẳng có một thông tin nào về hòn đảo này, cho nên việc làm một chuyến đi khám phá là vô cùng thú vị đối với một người sống nhiều năm ở Nha Trang như tôi.

Một góc đảo Bàng Lớn và bãi tắm


7 giờ sáng, tại bến thuyền riêng của Công ty Yến Sào Nha Trang, chúng tôi được phát khẩu phần ăn sáng là một chai nước lọc, một cái bánh bao, một chiếc mũ vải che nắng. Bước lên tàu với tâm trạng háo hức đến nơi mình chưa biết.


15 thg 9, 2013

Món ngon từ rươi

Trong nhiều món ăn được làm từ rươi thì mắm rươi có đặc điểm riêng là được chế biến thành một loại nước chấm sánh đặc với màu vàng gần giống mật ong. Điểm làm mắm rươi đặc biệt hơn những món ăn khác chế biến từ rươi là có thể để được lâu và vận chuyển dễ. Cũng nhờ vậy, những người mê món rươi cũng có thể thưởng thức hương vị của loại thủy sinh đặc biệt này vào những ngày nắng nóng, không phải mùa rươi.

Mắm rươi

Mắm rươi thường được dùng để làm nước chấm ăn kèm với thịt ba chỉ luộc thái mỏng, thêm vài lát gừng, khế chua, dứa, chuối xanh. Tuy nhiên sẽ ngon miệng hơn nếu thưởng thức mắm rươi theo cách thức cuốn thập cẩm. Nghĩa là xếp miếng thịt ba chỉ luộc thái mỏng vào lá cây rau xà lách (hoặc miếng bánh đa loại dùng để cuốn ăn sống), thêm cọng rau mùi, rau răm, rau húng, một lát gừng, vỏ quýt, khế chua, chuối xanh và vài sợi bún, sau đó cuộn lại, chấm với mắm rươi đã được chưng nóng. Hương vị tổng hòa, có cả ngọt, bùi, thơm ngậy... tỏa trong vòm miệng, tê tê nơi đầu lưỡi sẽ khiến người ăn thấy cái vị rất riêng của loại mắm này.