Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 8, 2016

Quán bánh cuốn lâu năm đắt khách tại Hải Phòng

Ngoài bánh đa cua, bánh mì cay, bún cá, Hải Phòng còn có đặc sản bánh cuốn ruốc.

Món ăn giản dị này phổ biến ở miền bắc, nhưng ở mỗi vùng bánh có hương vị khác nhau. Một trong những hàng bánh cuốn lâu năm được nhiều thực khách biết đến là bánh cuốn bà Bảy nằm cuối con phố Cát Cụt. Quán nổi tiếng vì bánh chất lượng và giá cao gấp rưỡi nơi khác.

Vì lý do giá cả mà quán khá kén khách, tuy nhiên đây vẫn là địa chỉ đông khách mấy chục năm qua. Ảnh: An Hạ 

31 thg 7, 2016

Thăm Đền Nghè- nơi thờ nữ tướng Lê Chân

Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân - người đã lập nhiều chiến công giúp Hai Bà Trưng chống lại sự xâm lược của quân Đông Hán, thế kỷ I.

Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh. Vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay.

2 thg 7, 2016

12 trải nghiệm 'phải thử' khi du lịch Cát Bà

Chưa thể gọi là đến Cát Bà nếu bạn chưa từng thăm vịnh Lan Hạ, chèo kayak, khám phá vườn quốc gia hay cắm trại ở một bãi biển hoang sơ.

Cát Bà là hòn đảo đẹp nhất ở Hải Phòng, với Vịnh Lan Hạ vào danh sách một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh. Ở đây có những bãi biển nước trong xanh, cánh rừng già, các ngôi làng chài cổ nhất Việt Nam vẫn còn sót lại tới tận bây giờ. Hòn đảo này xứng đáng là điểm đến kế tiếp của bạn vào mùa hè này. 

Một bãi san hô nơi du khách có thể lặn biển thỏa thích. Ảnh: Trần Việt Anh 

21 thg 6, 2016

Ghé thăm làng tạc tượng truyền thần độc đáo nhất Việt Nam

Tôi theo chân nhóm Đình làng Việt đi điền dã đến các di tích đình, đền và chùa cổ trên đất Hải Phòng và có cơ hội ghé thăm làng mộc thôn Bảo Hà nổi tiếng của thành phố hoa phượng đỏ.

Tượng Linh Lang đại vương (giữa) và hệ thống tượng trong miếu Bảo Hà. 

Chúng tôi đến miếu Bảo Hà (hay miếu Cả) nằm trên địa phận ba thôn Bảo Động, Hà Cầu và Mai An của xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, nơi lưu giữ nhiều bức tượng gỗ quý hiếm với phong cách tạc tượng độc đáo của nghệ nhân Vĩnh Bảo. Đặc biệt trong miếu có thờ tượng Linh Lang đại vương, được dân quanh vùng coi là báu vật. Bức tượng được tạc với tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự có thể chuyển động, có thể đứng lên một cách nhẹ nhàng rồi lại từ từ ngồi xuống.

18 thg 5, 2016

Chợ Hàng - nét sinh hoạt thú vị của người Hải Phòng

Chợ Hàng là một nét sinh hoạt đời sống rất riêng và thú vị của người dân thành phố Hải Phòng.

Có thể nói đây là chợ quê, bởi nó được họp theo phiên - sáng chủ nhật hàng tuần; và cung cách sinh hoạt, hàng hoá, cách thức mua bán cũng rất… quê. Chỉ có điều chợ quê này được họp ngay ở phố, trong lòng thành phố. Đó là chợ Dư Hàng Kênh - hay vẫn thường được gọi là chợ Hàng,thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng.

16 thg 5, 2016

Những món ngon bổ rẻ ở Hải Phòng

Dạo một vòng quanh thành phố hoa phượng đỏ để thưởng thức giá bể xào cay, bánh đúc tàu trắng mượt… bạn sẽ thấy thêm yêu mảnh đất thân thiện này.

Dưới đây là những gợi ý quen mà lạ dành cho du khách muốn khám phá ẩm thực thành phố Hải Phòng.

Bánh mì cay

Đứng dầu danh sách chính là món bánh mì cay danh bất hư truyền. Dù món ăn này đã “phủ sóng” tới mọi ngõ ngách trên dải đất hình chữ S, thưởng thức bánh mì cay chuẩn vị ngay tại thành phố Hải Phòng vẫn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ. 

Những tiệm bánh mì cay đắt khách thường là ở vỉa hè. 

20 thg 4, 2016

Hoa gạo đỏ Đồ Sơn hớp hồn du khách

Hàng triệu bông hoa gạo sau khi nở, nhẹ nhàng trút xuống gốc tạo thành tấm thảm lớn rực rỡ, hớp hồn du khách.

Đồ Sơn có gần chục cây gạo cổ thụ từ 100 năm đến hơn 200 năm, tập trung chủ yếu tại khu vực bến Thốc, phường Vạn Hương, gắn liền với ngôi đền cổ Vạn Chài. 

20 thg 3, 2016

Đến Hải Phòng phải ăn bánh đa cua

Bánh đa cua như hơi thở của thành phố Cảng này, nếu chưa ăn thử, tôi tin chắc có người mang nỗi tấm tức cho đến khi về chốn cũ.

Bánh đa cua là một niềm tự hào của người Hải Phòng 

Bánh đa cua ở đâu ngon nhất Hải Phòng? Thật là khó quá. Bánh đa chỗ chị A thì nước chan rất thơm, trứng và thịt cua rất dày. Bánh đa chỗ chị B nhiều rau tươi. 

Bánh đa chỗ chị C lại hơn về khoản tôm và chả lá lốt ăn kèm. Người Hải Phòng rất sành ăn, có quán bánh đa bán sáng, có quán chỉ bán tối, thế mà quán nào cũng đông nghịt người. Chứng tỏ, ngon, dở như thế nào của mỗi tô đều tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người ăn. 

7 thg 3, 2016

Đến Cát Bà thăm Pháo đài Thần công

Pháo đài Thần công được xây dựng từ năm 1942 tại vị trí chiến lược trọng yếu tại cửa ngõ biển Đông. Đây là nhân chứng lịch sử của quân dân huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng) với nhiệm vụ giữ gìn vùng biển tiền tiêu của Tổ quốc trong thời kỳ kháng chiến. Giờ đây, chứng tích này đã trở thành một địa chỉ du lịch đặc sắc của huyện đảo Cát Bà. 

Tại đây, chúng tôi bắt gặp những quả đạn pháo cỡ lớn dùng trong những trận đấu pháo của quân ta trong những năm tháng chiến đấu hào hùng vẫn còn được lưu giữ qua thời gian. Đi xuyên qua những đoạn đường hầm được xây bằng những khối bê tông vẫn rắn chắc, chúng tôi cảm giác như đang đi xuyên qua lòng núi để tới thăm các hệ thống hào công sự được xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ 20. Đặc biệt là có thể chiêm ngưỡng những khẩu pháo Đối Hải được xem là chứng tích lịch sử thu hút sự quan tâm của du khách khi tới tham quan Pháo đài Thần công. 

Trong thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp đã đưa ba khẩu pháo Đối Hải 138 ly nặng hàng chục tấn sang bắn phá Hải Phòng. Sau Cách mạng Tháng Tám, quân và dân ta đã đã tự chế lại những cây đinh và đã lập chiến công, bắn cháy tàu chiến của địch trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ bằng khẩu pháo này. 

Du khách nước ngoài tham quan vị trí đặt khẩu pháo số 1 tại pháo đài Thần công.

5 thg 3, 2016

Xuôi sông Thái Bình xem trai làng tranh tài pháo đất

Những làng quê ven sông Thái Bình hiện vẫn lưu giữ trò chơi dân gian pháo đất. Hòa trong tiếng pháo đất nổ đì đùng, tiếng cười vui cổ vũ các pháo thủ, mọi người sẽ hiểu hơn nét văn hóa độc đáo của những cư dân trồng lúa nước.

Trai tráng xã Kiến Thiết tranh tài pháo đất trong hội đình làng Cựu Đôi - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh 

Từ lâu pháo đất trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là ở những vùng quê ven sông Thái Bình. Ở Hải Phòng hiện có những địa phương chơi pháo đất như xã Tân Liên, An Hòa, Thắng Thủy, Vĩnh Long ở huyện Vĩnh Bảo, rồi xã Kiến Thiết, Tiên Minh, Cấp Tiến, Đoàn Lập của huyên Tiên Lãng. Ngoài ra ở một số địa phương của huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ (Hải Dương), Hưng Hà (Thái Bình)… lưu giữ trò chơi dân gian này. Các làng xã tổ chức chơi pháo đất vào đầu xuân hoặc cuối thu, khi tiết trời chuyển sang heo may, thể thức chơi có nét khác nhau.

30 thg 1, 2016

Hoa hải đường nhắc nhớ Tết xưa

Cánh hoa hải đường đỏ thắm rung rinh trước gió gợi nhớ những hoài niệm về Tết của một thời gian khó đã qua.

Ông Súy chăm sóc vườn hoa hải đường 

Tôi đi nhặt nhạnh những gì còn sót lại trong ký ức về Tết xưa, đó là nồi bánh chưng bên bếp lửa rực hồng, là hơi ấm ổ rơm và tiếng pháo nổ giòn giã đêm giao thừa. Những năm 90 của thế kỷ trước, dù đói kém tới đâu mẹ tôi cũng cố mua một cành hoa hải đường về cắm trong bình trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Nụ hoa hải đường tròn như hòn bi ve đỏ thắm xen trong đám lá xanh ngắt viền răng cưa. Cuộc sống xoay vần, đã qua bao cái Tết bóng dáng hoa hải đường không còn hiện hữu trong căn nhà nhỏ của tôi. Bất giác nhớ về sắc hoa ấy, dù cuối năm bận bịu nhưng tôi vẫn tranh thủ tìm đến “vương quốc” của loài hoa này để được đắm mình trong miền nhớ Tết xưa.

28 thg 1, 2016

Vịnh Lan Hạ - người đẹp không danh hiệu

Ai từng say đắm cảnh sắc vịnh Hạ Long nên một lần rẽ qua Lan Hạ - một vịnh nhỏ trong xanh phía đông bắc quần đảo Cát Bà - để hiểu rằng đất nước mình còn nhiều, nhiều lắm danh lam thơ mộng, thuần khiết. 

Cảnh đẹp như tranh vẽ của vịnh Lan Hạ - Ảnh: L.N.Hân 

Giáp vịnh Hạ Long nổi danh thế giới với biết bao danh hiệu kiêu kỳ, vịnh Lan Hạ như người con gái đẹp chọn riêng cho mình một cuộc đời bình yên, không vướng chút bụi trần.

Ngó mặt ra cửa Vạn, nơi chỉ khiêm nhường với độ 400 hòn đảo đá vôi, nhưng tất cả lại khéo sắp bày thành hình cánh cung như một bức phù điêu 
thiên tạo tuyệt vời.

23 thg 12, 2015

Bún tôm Hải Phòng, ăn để so sánh

Bún tôm Hải Phòng, ăn để so sánh với bún tôm Hà Nội, Quảng Ninh hay bất cứ nơi đâu bạn từng ăn thử món ăn này.
Tôm chẳng phải loại thủy sản xa lạ trong mâm cơm của mọi nhà, thế nhưng những bà nội trợ ở Hải Phòng có cách chế biến con tôm rất hay để nó trở thành thành phần thơm ngon cho món bún thành phố Cảng. 

Bún tôm làm người ta thêm yêu ẩm thực Hải Phòng 

Tôm biển tươi được đánh bắt về, đem hấp sơ rồi lột sạch đầu, vỏ, lấy hết đường chỉ đất ở lưng con tôm để không bị sạn, tẩm ướp gia vị rồi xào thơm trong dầu ăn để con tôm khô lại và vàng óng. 

29 thg 11, 2015

Nước mắm Cát Hải

Là một trong những đặc sản ẩm thực của miền Bắc Việt Nam, nước mắm Cát Hải (Cát Bà, Hải Phòng) từ lâu đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng với hương vị mặn mòi của biển. Vừa qua, nước mắm Cát Hải được tổ chức Guiness bình chọn là 1 trong 10 đặc sản nước chấm gia vị nổi tiếng Việt Nam.

Bước chân lên đảo Cát Hải, những tấm pano giới thiệu đặc sản nước mắm như lời mời chào du khách khám phá hương vị đặc trưng chỉ có ở nơi đây. Càng đi sâu vào trong đảo, chúng tôi càng cảm nhận được mùi vị thơm nồng của nước mắm Cát Hải từ những cơ sở sản xuất nước mắm có lâu đời.

Theo ông Vũ Văn Cao, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải thì nước mắm ở đây được sản xuất theo phương pháp cổ truyền của người dân biển. Nguyên liệu được chế biến là các loại cá biển như cá nục, cá cơm, đặc biệt là cá nhâm vì đây là loại cá có mùi vị đặc trưng ở vùng biển Cát Hải.

Bể chứa mắm để ngoài trời theo cách sản xuất truyền thống của người dân Cát Hải.

25 thg 11, 2015

Độc đáo quy linh cao Hải Phòng

Không hiểu sao, mỗi lần đặt chân đến thành phố Hải Phòng, về ngay trong ngày hay ở lại, tôi cũng phải ghé qua cái quán quy linh cao nho nhỏ trên phố Quang Trung.

Lần đầu tiên tôi biết đến quy linh cao là một chiều tháng 7 một năm trước, Hải Phòng nóng nhễ nhại, tôi bị sếp mắng, té tát và tê tái. Khuôn mặt thất thần và sầu não của tôi khiến một anh bạn mủi lòng: “Để tôi đưa cô đi ăn cái này, ngon quên sầu”. Và đó, là quy linh cao. 

Vị đắng của quy linh cao nhân nhẩn trong miệng chứ không gắt, nước dừa và sữa đặc chỉ đủ làm cho món ăn thơm, béo, ngậy chứ không quá sắc. Cái giòn của thốt nốt rất khéo để món ăn không trôi tuột đi trong ngẩn ngơ, tiếc nuối. 

17 thg 11, 2015

Thỏa thuê với thiên đường ốc vỉa hè Hải Phòng

Ốc ở Hải Phòng không chỉ được ăn ở buổi tối mà được người ta ầm ầm rủ nhau đi ăn từ lúc xế chiều.
Ốc Hải Phòng có gì khác biệt nữa so với những địa phương khác, ví dụ Hà Nội chẳng hạn? Tất nhiên là khác nhiều. Hải Phòng là thành phố biển, ngoài ốc dạ, ốc mít, ốc nhồi, có thể thấy vô số loại ốc nước mặn khác. Và hiển nhiên, giá chẳng bao giờ khiến khách hàng phải giật mình. Từ ốc len, ốc đá, ốc hương, ốc điếu tới các hải sản ngon mê ly khác như móng tay, ngao hoa, cù kỳ, hàu, sò huyết. 

Hải Phòng là thành phố biển, ngoài ốc dạ, ốc mít, ốc nhồi, có thể thấy vô số loại ốc nước mặn khác. Và hiển nhiên, giá chẳng bao giờ khiến khách hàng phải giật mình. Từ ốc len, ốc đá, ốc hương, ốc điếu tới các hải sản ngon mê ly khác như móng tay, ngao hoa, cù kỳ, hàu, sò huyết. 

15 thg 9, 2015

Nhà thờ Tin lành xưa nhất tại Việt Nam

Nhà Thờ Tin Lành Pháp tại Hải Phòng
(Tài liệu: Thư khố Christian and Missionary Alliance)

Theo các sử liệu hiện có, nhà thờ Tin Lành Pháp tại Hải Phòng, được xây từ năm 1894, có lẽ là nhà thờ Tin Lành xưa nhất tại Việt Nam.

Bối Cảnh

Các tín hữu Tin Lành Hòa Lan đã đến Việt Nam từ thế kỷ 16. Sau đó, Công Ty Đông Ấn Hòa Lan đã thành lập trụ sở tại Kẻ Chợ (Hà Nội) từ 1637-1700. Một thời gian sau, Công Ty Đông Ấn Anh cũng đặt văn phòng tại Kẻ Chợ (1672-1695).

13 thg 9, 2015

Về Hải Phòng ăn lẩu cua đồng

Thỉnh thoảng đám bạn tôi lại rủ về Hải Phòng ăn... lẩu cua đồng. Gần Hà Nội và giao thông thuận lợi, một chuyến đi cuối tuần với mục tiêu “oánh chén” thì thành phố hoa phượng đỏ quả rất xứng đáng cho mấy kẻ... ham ăn. 

Lẩu cua đồng - Ảnh: Thủy OCG 

Chuyến nào cũng vậy, khi Hải Phòng là điểm dừng chân hay trung chuyển (như đi Cát Bà hay Bạch Long Vỹ về chẳng hạn), bữa tiệc cuối cùng khi chia tay đồng bọn cũng luôn là món “lẩu cua đồng” nức tiếng phố Văn Cao.

11 thg 9, 2015

Đến Đồ Sơn thăm Biệt thự Bảo Đại

Biệt thự Bảo Đại trên đồi Vung (Hải Phòng) được xem là hành cung duy nhất của triều đình nhà Nguyễn tại miền Bắc. Đây là dinh thự có lối kiến trúc độc đáo và hiện đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều du khách khi đến Đồ Sơn. 

Theo chị Đặng Thị Hiền, hướng dẫn viên tại Biệt thự Bảo Đại thì vào năm 1928, Toàn quyền Đông Dương là Pasquier đã cho xây dựng tòa nhà theo lối kiến trúc của Pháp. Năm 1932, sau khi du học Pháp trở về, Hoàng đế Bảo Đại lúc đó đã được mời đến thăm nơi này và thích lối kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp cảnh quan nên được Toàn quyền Đông Dương Pasquier tặng lại. Từ đó tòa nhà này có tên là Dinh Biệt Thự Bảo Đại.

Đến 15/5/1955, khi những người lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc tại bến Nghiêng ở khu 2 Đồ Sơn, Biệt thự Bảo Đại thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. Năm 1984, Bộ Quốc phòng giao lại ngôi biệt thự này cho Công ty du lịch Hải Phòng, nay là Công ty cổ phần Du lịch Đồ Sơn quản lý tu sửa lại theo mô hình thiết kế kiến trúc năm 1928 và bắt đầu mở đón du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng từ năm 1997.

Dinh Bảo Đại là công trình kiến trúc độc đáo và là một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam.

27 thg 8, 2015

Cát Bà – Chuỗi “ngọc xanh” giữa biển khơi

Với tổng diện tích 336 km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn nguyên sơ tạo cảnh quan kỳ thú. Quần đảo Cát Bà được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới năm 2014 là điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua trong hành trình khám phá biển đảo Việt Nam. 

Khám phá chuỗi “đảo ngọc”

Vào một ngày hè cuối tháng 6, chúng tôi cùng nhóm các bạn trẻ ở Hà Nội có chuyến đi khám phá quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải - Hải Phòng). Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là khu du lịch sinh thái thân thiện Little Cát Bà có diện tích 
2.000 m2, nằm bên trong Áng Nước Trong với khí hậu ôn hoà và mát mẻ nên đang được nhiều du khách lựa chọn nghỉ dưỡng để khám phá chuỗi “đảo ngọc”.

Theo sự tư vấn của anh Nguyễn Thanh Hải, chủ của Little Cat Ba, chúng tôi bắt đầu hành trình với tour khám phá “Vịnh Lan Hạ - Làng Việt Hải - Đảo Cát Dứa” du lịch đặc trưng nhất Cát Bà.