Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 7, 2020

Khu du lịch Hòn Đá Bạc – Cà Mau

Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc là Con mắt ngọc của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc.

Hòn Đá Bạc nhìn từ xa

Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha. Ngoài hòn Trọi có diện tích không đáng kể, hai hòn còn lại được hình thành nhờ những tảng đá xếp chồng lên nhau. Đỉnh cao nhất ở hòn Lớn cao hơn mặt nước biển 50m.

12 thg 7, 2020

Đầm Thị Tường – Địa điểm du lịch Cà Mau hấp dẫn

Đầm Thị Tường hay còn gọi Đầm Bà Tường được mệnh danh là “biển hồ giữa đồng bằng”, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về một nơi bình yên. Sự độc đáo của phong tục tập quán kết hợp với nhiều nét văn hóa của người dân bản địa đã tạo nên một vẻ đẹp hiếm có cho đầm Thị Tường.


Đầm Thị Tường nằm trên địa phận 3 huyện: Cái Nước, Trần Văn Thời và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Để đến được vùng sông nước rộng lớn này, du khách từ Cà Mau theo hướng Quốc lộ 1A đến chợ Rau Dừa, rẽ phải qua cầu Cái Bần, rồi chạy theo con đường nông thôn 3m, qua chừng 7km theo địa danh ấp Thị Tường (xã Hòa Mỹ) là đến Đầm Trong. Du khách cũng có thể từ chợ Rau Dừa đi thêm 2 km theo Quốc lộ 1A đến Kênh 4 Cống Đá, rẽ phải theo hướng chỉ dẫn về Khu Căn cứ Xẻo Đước, khoảng 8km là đến Đầm Giữa – điểm đến lý thú và đặc sắc nhất Đầm Thị Tường.

Chùa Monivongsa Bopharam – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở TP Cà Mau

Nếu du lịch Cà Mau, bạn không thể bỏ qua một địa điểm du lịch tâm linh tọa lạc ngay Phường 1, trung tâm thành phố Cà Mau đó là chùa Monivongsa Bopharam. Một ngôi chùa Khmer Nam Bộ với lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Nam Tông và là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất tại thành phố. Đến thăm chùa bạn sẽ sở hữu cho mình những bức hình sống ảo tưởng chừng như ở xứ sở chùa vàng hay Campuchia.

Chùa Monivonsa Bopharam, định danh theo tiếng Pali – Phạn ngữ, và lấy ý nghĩa từ kinh điển Phật giáo, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu Liên Hoa Tự – Chùa Liên Hoa.

Chùa Monivongsa Bopharam được xây dựng vào năm 1964 do ngài Đại đức Thạch Kên đứng ra kêu gọi Tăng tín đồ phật tử đóng góp. Chùa Monivongsa Bopharam có diện tích khoảng 230 
m², gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am thờ, ao sen…

Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong toàn bộ kiến trúc chùa. Hai màu tượng trưng cho sự may mắn, phước lành. Với mái vòm vút cao, mỗi góc cột đều có hình tượng tiên nữ đứng đội mái vòm. Những hình tượng đắp nổi xuất hiện luân phiên và xuyên suốt trong từng mảng kiến trúc.

4 thg 7, 2020

Làng nghề truyền thống làm chuối khô ở Cà Mau

Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Làng nghề truyền thống ép chuối khô chủ yếu tập trung ở 2 xã Trần Hợi và Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Đây là một trong những địa phương có nghề trồng chuối và là nguồn chuối nguyên liệu lớn nhất của tỉnh Cà Mau. Làng nghề này nằm gần khu di tích lịch sử cấp quốc gia Hòn Đá Bạc và cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km.
Không ai xác định được nghề ép chuối khô bắt đầu từ khi nào. Có người nói hơn 60 năm, nhưng cũng có người nói đến khoảng 100 năm. Vùng đất Cà Mau vốn thích nghi để cho nhiều loại cây chuối phát triển. Vào mùa chính vụ, chuối chín nhiều, ăn không hết, bán cũng ít có người mua nên người trồng chuối Cà Mau nghĩ ra việc ép chuối phơi khô để ăn dần. Dần dần, chuối khô đã trở thành một đặc sản của vùng đất Cà Mau. Trải qua những thăng trầm, biến đổi, nhiều thế hệ gia đình nơi đây vẫn tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống.

2 thg 7, 2020

Khu bảo tồn đa dạng sinh học lâm ngư trường 184 – Rừng đước Năm Căn Cà Mau

Khu bảo tồn đa dạng sinh học Lâm ngư trường 184 nằm giữa khu rừng đước Năm Căn thuộc ấp Chà Là, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Khu bảo tồn có diện tích 252 ha, trong đó bao gồm khu bảo tồn nghiêm ngặt và vùng đệm. Đây là khu rừng mang nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau đang được phát triển trở thành khu du lịch sinh thái hàng đầu của miền Tây Nam Bộ.


Khu bảo tồn đa dạng sinh học 184 có 44 loài thực vật, trong đó có 32 loài đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, chiếm ưu thế là cây đước trên 20 năm tuổi. Đặc biệt có một số loài quý hiếm như cóc trắng, đưng, sú, vẹt; có 6 loài chim, 5 loài thú, 2 loài bò sát, 2 loài lưỡng thê. Hệ động, thực vật được bảo tồn để phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan, du lịch. Dưới tán rừng, các loài động vật rất phong phú với sự hiện diện của đông đảo của những bầy khỉ, voọc, sóc, chồn, rái cá…

Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh – TP Cà Mau

Trong những năm chiến tranh, nhân dân Cà Mau hay tin Bác mất nhưng không có điều kiện ra thăm vì bom đạn ác liệt. Tưởng nhớ Bác, người dân nhiều nơi ở Cà Mau đã tự cất nhà, đặt ảnh thờ… Năm 1994, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau chính thức xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ với ngôi nhà sàn theo nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo thời gian, khu tưởng niệm xuống cấp, đến năm 2011 mới trùng tu, tôn tạo và hoàn thành vào cuối năm 2013 với diện tích khoảng 6,7ha.

Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc tại khóm 1 phường 1 thành phố Cà Mau. Công trình văn hóa này có ý nghĩa đặc biệt, là nơi người dân Đất Mũi thể hiện lòng thành kính với vị lãnh tụ của đất nước. Đồng thời còn là điểm tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và cũng là địa điểm du lịch Cà Mau mà bạn không nên bỏ qua.

Vãn cảnh Chùa Phật Tổ – Cà Mau

Cà Mau có nhiều thắng cảnh, di tích nổi tiếng gắn với thời kỳ khai khẩn đất và Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự mà dân gian hay gọi chùa Phật Tổ là một di tích kiến trúc tâm linh độc đáo còn lưu giữ được dáng vẻ đặc trưng của một mái đình Nam Bộ xưa.

Chùa Phật Tổ

Chùa Phật Tổ tọa lạc tại phường 4, thành phố Cà Mau. Từ sân bay hoặc bến xe Cà Mau, đi theo đường Lý Thường Kiệt tới ngã ba nhà thờ Bảo Lộc rẽ phải đi theo đường Phan Ngọc Hiển qua cầu, rẽ vào đường Lý Bôn là đến chùa.

1 thg 7, 2020

Chùa Rạch Giồng – Ngôi chùa Khmer cổ xưa nhất ở Cà Mau

Cà Mau là nơi dừng chân của nhiều lớp người đi khẩn hoang mở đất, chinh phục thiên nhiên nên vì thế cũng là nơi hội tụ những điểm tâm linh của các cộng đồng dân tộc Kinh-Hoa- Khmer. Dân tộc Khmer có nền văn hóa hết sức đa dạng và phong phú, được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Những ngôi chùa và lễ hội ở các ngôi chùa Khmer trở thành địa điểm du lịch Cà Mau hấp dẫn du khách. Trong đó không thể không nhắc đến chùa Rạch Giồng, một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất và lâu đời nhất ở Cà Mau.

Chánh điện

Chùa Cao Dân – Di Tích Cấp Quốc Gia của Cà Mau

Chùa Cao Dân là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi nuôi giấu cán bộ hoạt động trong hai cuộc kháng chiến và cũng là điểm sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng tôn giáo của người Kinh và Khmer quanh vùng.

Chánh điện chùa Cao Dân

Chùa Cao Dân hay Chùa Sareymenchey tọa lạc tại Ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, chùa được xây dựng từ năm 1922 và đến năm 1958 được dời đến địa điểm hiện tại.

Khám phá Đảo Hòn Chuối – Cà Mau

Đảo Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách đất liền 32km về phía Tây, diện tích đảo khoảng 7 km vuông, điểm cao nhất so với mực nước biển gần 170 m. Hòn Chuối, tuy không có nhiều cảnh đẹp và sự trù phú như những Đảo khác nhưng lại là nơi chất chứa nhiều câu chuyện ấm áp đầy chân thành, mộc mạc của tình quân nhân.

Hòn Chuối nhìn từ xa

Hòn Chuối là một trong những đảo tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc; là một trong 5 đảo của Đề án xây dựng đảo Thanh niên (giai đoạn 2013 – 2020) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảo có địa hình rất phức tạp, độ dốc cao, điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt.

29 thg 6, 2020

Chùa Thiền Lâm – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Cà Mau

Chùa Thiền Lâm tọa lạc tại khóm 4, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 9 km về hướng Đông, chùa Thiền Lâm uy nghiêm thanh tịnh là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam tổ quốc, thu hút tín đồ Phật tử và nhiều du khách đến tham quan chiêm bái. 

Chùa Thiền Lâm được xây dựng vào khoảng năm 1810, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, kiến trúc chùa ngày nay khang trang, bề thế, chạm trổ rồng tinh xảo, với mái chùa cong mang phong cách đền chùa của người Hoa.

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến cổng Tam Quan của chùa Thiền Lâm, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp hào nhoáng của cổng chùa. Cổng Tam quan của chùa Thiền Lâm rất cao, rộng lớn và có mái rồng uy nghiêm. 


Đền thờ 10 Liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai – Cà Mau

Đền thờ 10 liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai tại Khóm 6, Phường 9, TP. Cà Mau là nơi thể hiện lòng tri ân sâu sắc của quân và dân tỉnh Cà Mau đối với những anh hùng liệt sĩ đã khuất. Di tích này cũng chính là nơi thầy giáo Phan Ngọc Hiển cùng đồng đội của mình an nghỉ, được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 6/4/2011.


Năm 2016, di tích được tôn tạo, trùng tu với quy mô lớn trên diện tích hơn 8 ngàn mét vuông và đến ngày 13/12/2018, đền thờ được khánh thành đúng vào dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau.

25 thg 6, 2020

Di tích Hồng Anh Thư Quán – Cà Mau

Cà Mau mảnh đất cực Nam tổ quốc có một di tích lịch sử cách mạng hết sức giá trị đó là Hồng Anh Thư quán, tọa lạc tại số 43, đường Phạm Văn Ký, phường 2, thành phố Cà Mau. Trải qua thời gian dài với chiến tranh ác liệt nhưng đến nay di tích vẫn giữ nguyên kiến trúc của ngôi nhà gốc, được trùng tu, tôn tạo, gìn giữ nguyên giá trị.

Tranh vẽ Hồng Anh Thư Quán trước đây

14 thg 6, 2020

Thăm Đình Tân Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Cà Mau

Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa, trong đó không thể không nhắc đến Đình Tân Hưng. Đây là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930) và còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Đình Tân Hưng tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Đình Tân Hưng cách thành phố Cà Mau 4 km về phía Nam tuyến kênh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước.


Ảnh:camautourism

10 thg 5, 2020

Người Anh hùng đất Mũi

Nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.

Đất mũi Cà Mau luôn luôn xanh tươi với thời gian. Diện tích mỗi ngày một mở rộng. Rừng đước, rừng tràm mỗi ngày một ngát hương. Con sông Cửa Lớn ôm chặt lấy miền đất trẻ cuộn sóng ngày đêm chảy ra biển Đông. Và nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.
Âm vang chiến công Hòn Khoai
Cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền chừng 14,50km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đó là một dấu mốc tiền tiêu cho mảnh đất non trẻ được hình thành theo thời gian. Hoang vu, mang nét đẹp thần tiên ẩn giấu với bãi cát vàng trải dài kỳ thú. Cùng với đó là những bãi đá trứng tròn sắp đặt tự nhiên yên hòa dưới làn nước xanh trong bất tận. Sóng vỗ hiền hòa. Ngọn núi điệp trùng rậm rạp và cô đơn giữa biển khơi. Hòn Khoai chỉ cao hơn 300m, với cây đèn biển cục mịch, cần mẫn ngày đêm chiếu sáng về phía chân trời. Ngày ấy còn u tịch hoang vu lắm. Khi thầy giáo Phan Ngọc Hiển ra mở trường dạy học, đảo chỉ có độ mươi người, chủ yếu là những nhân viên trông coi đèn biển trên đỉnh núi, dưới sự chỉ huy của tên sĩ quan Pháp, tên là Oliver. Đó là câu chuyện cách đây 77 năm...

Bia tưởng niệm nơi liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển bị xử bắn cùng đồng đội.

8 thg 3, 2020

“Săn” cua đá ở hòn Đá Bạc

Ở ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, có gần chục hộ dân làm nghề "săn" cua đá cặp theo tuyến bờ kè hoặc vách đá. Mùa trở chướng, công việc của họ dường như "nhộn" hơn. 

Ông Hai Sồi (Phan Văn Sồi), ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây được xem là người tiên phong làm nghề đặt cua đá ở đây. Ông Hai tâm sự: “Cũng nhờ nghề này mà tôi nuôi các con ăn học, cất nhà cửa… Giờ ổn định lắm rồi”.

Khoảng 15 giờ chiều, vợ chồng ông Hai Sồi bắt đầu "hành quân" ra bến để đặt cua đá, dụng cụ là cái lờ, mồi là cá lù đù. Kiểm tra lờ xem có rách chỗ nào, ông Hai Sồi vá lại, móc mồi xong ông tìm chỗ đặt. Ông Hai cho biết, mồi nhỏ thì để nguyên con, còn lớn thì cắt ra. Bởi mồi dài thì cua kẹp, không vô, mồi nhỏ quá cua ăn xong, xé lờ đi, nên mồi phải vừa tầm con cua.

Hơn 5 giờ sáng hôm sau, vợ chồng ông Hai Sồi thu chiến lợi phẩm. Ông Hai Sồi có 40 cái lờ, mỗi ngày ông thu hoạch khoảng 4-5 kg cua đá, bán với giá 120 ngàn đồng/kg. “Con nào thấy bán được thì mình bắt, con nào nhỏ thả lại, để có thể thu hoạch xuyên suốt”, bà Huỳnh Thu Hà, vợ ông Hai Sồi, chia sẻ.

Mồi để đánh bắt cua đá là cá nhỏ, cá tạp… 

16 thg 11, 2019

Quyến rũ du lịch sinh thái Sông Trẹm

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm cách trung tâm huyện U Minh chưa đầy 20 km về hướng Ðông Bắc. Khu du lịch này nằm giữa rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, rất phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ cuối tuần. 

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm cách trung tâm huyện U Minh chưa đầy 20 km về hướng Ðông Bắc. Khu du lịch này nằm giữa rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, rất phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ cuối tuần.

Mùa này, Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm rực rỡ sắc tím của hoa sen, mùi thơm ngào ngạt của hoa tràm mời dụ đàn ong tìm mật. Tiếng lá xạc xào trên cao tạo nên một thứ âm thanh vui nhộn, như thúc giục du khách. Những chiếc cầu xuyên rừng được làm bằng bê-tông sẽ dẫn du khách đi tham quan rừng tràm nguyên sinh, ở đó có những chú khỉ nghịch ngợm và thân thiện đang chờ đợi du khách mang đến cho chúng thức ăn. Khu vực nuôi nhốt thú nằm dọc ao sen là điểm dừng chân cuối cùng của hành trình. Dọc hành trình, du khách thoả thích chụp ảnh “tự sướng”.

14 thg 11, 2019

Về Đất Mũi

Cách thành phố Cà Mau khoảng 100km, Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài là một điểm đến thiêng liêng của đất nước thì Mũi Cà Mau còn thu hút du khách trong và ngoài nước bởi một hệ sinh thái đặc trưng hiếm có cùng nhiều hoạt động du lịch, khám phá thú vị.

Năm 2018, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn nối các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển được đi vào hoạt động, du khách đến với Đất Mũi được thuận tiện hơn với nhiều hình thức di chuyển thuận lợi, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội thu hút và phát triển du lịch nơi đây.

Đến Mũi Cà Mau, trước tiên đa phần du khách đều muốn được nhìn thấy cột mốc quốc gia thiêng liêng và biểu tượng là một con tàu quay ra hướng biển. Được biết, Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.

Du khách di chuyển bằng đường sông khám phá Đất Mũi. Ảnh: Huỳnh Lâm

3 thg 11, 2019

Thứ cua cốm Cà Mau khờ khạo, 2 da, lông màu đỏ, khó bắt, cực hiếm

Cua cốm hay còn gọi là cua 2 da. Cua cốm thực ra là cua biển sắp đến ngày lột xác (lột vỏ) để lớn lên và chuẩn bị thành cua lột. So với các loại cua biển khác như yếm vuông, y nhất, y nhì, y ba, gạch son thì cua cốm là loại cua rất hiếm và ngon nhất trong tất cả các loại cua. 

Sở dĩ cua cốm hiếm là do trong khoảng thời gian lột xác, cua cốm vào hang trú ngụ, không di chuyển và lấp kín miệng hang để trốn tránh kẻ thù. Do đó, để bắt được cua cốm, phần lớn người dân chỉ dùng cách đào hang rất khó khăn, vất vả nên số lượng cua cốm bán trên thị trường là không nhiều. 

Cua cốm vừa mới đào hang bắt được. Ảnh: Huỳnh Lâm. 

29 thg 10, 2019

Thử một lần đi xóm chợ cuối cùng nơi cực Nam Việt Nam: Dung dị, bình yên!

Chợ Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) là khu chợ cực Nam cuối cùng (trên đất liền) của nước ta. Nhiều người đến đây ấn tượng bởi nét dung dị, đặc trưng của một khu chợ miền biển cuối trời. 

Toàn cảnh khu vực chợ Đất Mũi. Khu chợ này nằm ven ngã ba sông nước, thuộc địa phận xã Đất Mũi của huyện Ngọc Hiển.