Hiển thị các bài đăng có nhãn Âm nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Âm nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 3, 2018

Hát Xoan - Một hiện tượng Di sản của UNESCO

Lần đầu tiên Di sản Hát Xoan thuyết phục được UNESCO ra một quyết định đặc cách và chưa có tiền lệ, chuyển đổi đặc biệt từ danh sách Di sản văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Di sản Hát Xoan của Việt Nam đang trở thành một hiện tượng Di sản được cả thế giới quan tâm, nghiên cứu và bình xét. 

Tháng 11/2011, UNESCO đã chính thức công nhận Hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Sau 4 năm được công nhận, tháng 10/2015 Ông Nguyễn Đắc Thủy, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Phú Thọ được tỉnh cử Sang Pháp báo cáo UNESCO về kết quả bảo tồn Di sản này.

Bản báo cáo của ông Thủy với những thông tin đầy thuyết phục, bà Cécile Duvelle, Trưởng Ban thư ký Ủy ban Di sản Phi vật thể UNESCO, người thẩm định hồ sơ đã kết luận: “Tôi ghi nhận kết quả bảo tồn của Hát Xoan là rất tốt. Với kết quả này, tôi khẳng định Hát Xoan đã ra khỏi danh sách Di sản cần bảo vệ khẩn cấp”.

20 thg 3, 2018

Thủ thỉ Đinh Tút

Mỗi năm, vào mùa lễ hội, khi cái lạnh se se của gió xuân tràn về, làm các cánh rừng cứ xanh biếc lên, cũng là khi những ngôi làng Giẻ Triêng dìu dặt tiếng Đinh Tút, khi réo rắt, khi thủ thỉ như lời tâm tình. Phải chăng vì vậy mà Đinh Tút còn được biết đến như là âm thanh của núi rừng đón xuân về...!

1.
Lần đầu tiên tôi được xem biểu diễn Đinh Tút, được thưởng thức "món lạ" Đinh Tút cũng vào cữ xuân như bây giờ, sau Tết Nguyên đán năm 2014 ít ngày, ở Đêm hội cồng chiêng Tây Nguyên - Những sắc màu văn hóa. Và, giống như sau Tết, ngất ngư bởi cá thịt, chợt được mời nếm một mụt măng tươi, Đinh Tút khiến tôi ngất ngây.

Tôi đã ngẩn ngơ xem không chán mắt kỹ thuật trình diễn "khác lạ" của những "nghệ sĩ" đến từ làng Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi). Này nhé, sáu người đàn ông đứng hàng dọc nối tiếp nhau, phân biệt từ ống dài nhất đến ống ngắn nhất. Người thổi ống ngắn nhất đi cuối cùng cũng là người điều khiển nhịp độ của bài nhanh hay chậm.

“Cầu phao” âm thanh

“Anh bắc qua năm tháng - Chiếc cầu phao âm thanh - Đợi hai đầu mưa nắng - Đàn mắc võng tâm tình...”
Đó là những lời thơ mở đầu bài hát “Đàn t’rưng” của nhạc sĩ Nguyễn Viêm, lời thơ Huy Cận.

Gần 40 năm đã qua, kể từ ngày chị em tôi say sưa lắng nghe và mê mải hát theo người nam ca sĩ có chất giọng trầm ấm, tha thiết phát ra từ chiếc đài bán dẫn nho nhỏ, cũ kỹ.

Cảm nhận lời ca, ý nhạc từ lâu; nhưng tận mắt ngắm nhìn chiếc “cầu phao âm thanh” mến yêu, thì mãi sau này, khi chuyển vào sống ở mảnh đất bên sông Đăk Bla, với tôi, mới là thực sự...

27 thg 1, 2018

Đao đao, nhạc cụ đơn sơ, độc đáo của người Khơ Mú

Ban đầu là một dụng cụ sản xuất, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử người Khơ Mú đã biến ống nứa nhỏ thành loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc, làm phong phú đời sống tinh thần và làm giàu bản sắc văn hoá, âm nhạc của mình. 

Dấu ấn trong đời sống của cư dân nông nghiệp vùng núi phía Bắc


Đao đao (đao) hay thăm đao đao từ lâu luôn có mặt trong mọi sinh hoạt của người Khơ Mú và người Thái ở vùng núi phía Bắc. Được làm từ một ống nứa, nguyên liệu tự nhiên gần gũi và gắn bó thân thuộc với người Khơ Mú, đao đao vốn là 1 công cụ sản xuất vô cùng sáng tạo của người Khơ Mú.

Chính vì ngôi nhà truyền thống của người Khơ Mú là dạng nhà sàn, mái lợp cỏ gianh - loại thực vật sinh trưởng mạnh mẽ, che phủ tốt khi phơi khô và liên kết với nhau bằng tre, nứa và lạt. Đo gianh, chải gianh là công việc thường xuyên, gắn liền với việc làm nhà, bảo dưỡng mái nhà của đồng bào. Ống nứa nhỏ này được đồng bào sử dụng trong quá trình kết gianh làm mái nhà là một dụng cụ hữu dụng, kết tinh tri thức dân gian qua quá trình lao động lâu dài. 

Phụ nữ Khơ Mú độc tấu đao đao. 

24 thg 1, 2018

Ngâm nga điệu ca trù Chanh Thôn

Các nghệ nhân ca trù trong một tiết mục biểu diễn. Ảnh minh họa 

Ca trù là loại hình diễn xướng dân gian Việt Nam mà không nước nào trên thế giới có. Làn điệu ca trù đã tạo nên nét bản sắc Việt bao đời nay. 

Trong dòng chảy lịch sử nước ta, ca trù xuất hiện vào khoảng thời nhà Lê và trở nên thịnh hành trong suốt thời phong kiến về sau, đặc biệt phát triển mạnh trong cung đình, những nơi giải trí của quan tước nên không phải người bình dân nào cũng được thưởng thức.

27 thg 11, 2017

Về bến Giang Đình xưa nghe hát ca trù, Ví Giặm

Du thuyền Giang Đình cổ độ với 340 chỗ ngồi với hành trình từ Bến Giang Đình về Đền Củi trên sông Lam. Ảnh: SM 

Về bến Giang Đình, Nghi Xuân (Hà Tĩnh), quê hương Đại thi hào Nguyễn Du, du khách ngỡ ngàng khi được thưởng thức ca trù và dân ca Ví Giặm, hai loại hình nghệ thuật được công nhận di sản văn hóa nhân loại. 

Chị Hương Giang (Vĩnh Phúc), thành viên của đoàn Famtrip gồm 60 thành viên từ nhiều doanh nghiệp lữ hành, du lịch trên cả nước đã về tham quan, khảo sát thị trường tại Hà Tĩnh vừa qua đã đặc biệt ấn tượng với các màn biểu diễn nghệ thuật dân tộc trên sông Lam tại Hà Tĩnh. 

4 thg 9, 2017

Nghệ nhân đam mê truyền lại văn hóa dân tộc H’rê

Ở tuổi 78, nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sự (thôn Nước Lui, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn là một trong những người nhiệt tình giữ gìn và truyền dạy lại cách chế tác, cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống của người H’rê như đàn B’rooc, sáo Ta lía, đàn Rơ đong, đàn G’râu cho thế hệ trẻ.

Âm nhạc là vũ khí chiến đấu
Từ năm 13 - 14 tuổi, nghệ nhân Phạm Văn Sự đã theo người lớn đi vào rừng lấy ống tre, ống nứa về để làm các loại nhạc cụ. Theo ông Sự, văn hóa của người H’rê phong phú và đa dạng lắm, ngoài các làn điệu dân ca Ca Chôi, Ta Lêu mượt mà, thắm tình, còn có rất nhiều nhạc cụ.

Gần 80 tuổi, nhưng ông Sự còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông vẫn còn nghe rõ âm thanh của từng nhạc cụ, chỉnh chiêng vẫn còn điêu luyện. Ngày trước đi bộ đội, ông mang theo cây sáo, cây đàn của mình để vừa chiến đấu, vừa khích lệ anh em trong thời gian khó. Với ông, những bài ca, tiếng hát, điệu nhạc cũng là một vũ khí chiến đấu. 

Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sự với cây đàn B'rooc của dân tộc H'rê. Ảnh: Phạm Tiệp 

23 thg 8, 2017

Vũ điệu nhảy sạp của người Lô Lô

Trong những hình thái dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc không thể không nhắc tới múa sạp – những vũ điệu say đắm lòng người qua từng bước đi, sự khéo léo, nhịp nhàng của các chàng trai, cô gái nơi miền sơn cước. Cũng như đồng bào Thái, người Lô Lô cũng dịu dàng đằm thắm trong vũ điệu nhảy sạp

Cũng giống như các tộc người khác, đồng bào Lô Lô thường tổ chức múa sạp trong các lễ hội, các buổi giao lưu. Có thể nói múa sạp ẩn chứa sự cố kết cộng đồng là sợi dây vô hình gắn kết mọi người gần nhau hơn. Dù khởi nguồn từ dân tộc Thái hay dân tộc Mường thì múa sạp vẫn chứa đựng một sức sống tiềm tàng với độ lan tỏa rất lớn, múa sạp không chỉ thu hút đồng bào Tây Bắc mà hình thức dân gian này còn cuốn hút đông đảo đồng bào Kinh tham gia. Khởi nguyên, múa sạp để ăn mừng chiến thắng Điện Biên (tháng 5-1954) để gắn kết tình quân và dân đến nay múa sạp đã được nghệ thuật hóa. Múa sạp không chỉ xuất hiện tại nhiều sân khấu, cuộc biểu diễn, mà còn theo chân các đoàn nghệ thuật dân tộc Việt Nam vươn ra trường quốc tế.

9 thg 8, 2017

Làng Lỗ Khê – đất Tổ ca trù

Làng Lỗ Khê thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng được hình thành từ lâu đời, đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét của một làng cổ, với quần thể đình, miếu, cổng, luỹ làng, lễ hội những làn điệu dân ca. Đặc biệt trong đó phải kể đến hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc là hát ca trù.

Tổ chức giáo phường ca trù Lỗ Khê

Ca trù Lỗ Khê gắn với giáo phường hàng Phủ của đạo Kinh Bắc (giáo phường to nhất của nước ta lúc bấy giờ), trên địa bàn khá rộng của 12 họ, 11 làng hàng phủ. Cụ thể: Làng Trịnh Nguyễn (làng Ngòi) và làng Trịnh Xá thuộc huyện Đông Ngàn, nay cùng thuộc Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Làng Dương Sơn (làng Chõ), làng Phúc Tinh thuộc huyện Đông Ngàn, nay cùng thuộc xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Làng Thụy Hà, làng Quan Âm nay cùng thuộc xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh. Làng Lại Đà, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Làng Đông Lâu, làng Hồi Quan huyện Yên phong, nay thuộc hai xã Đông Tiến huyện Yên phong và Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Làng Phú Lâm huyện Tiên Du, nay thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Du.

Làng Lỗ Khê có hai họ: Họ Nguyễn Văn, Tổ họ là Nguyễn Văn, hiệu Phúc Chính Tiên sinh. Họ Nguyễn Thế, Tổ họ là Nguyễn Thế Nho, hiệu Trung Trực Tiên sinh. 

1 thg 6, 2017

Về Na Hang nghe tăng boong bu

Đến với bản Na Hang vào những ngày lễ, Tết, du khách sẽ được đồng bào nơi đây chào đón bằng màn trình diễn của một loại nhạc cụ khá độc đáo gọi là tăng boong bu.
Xem người dân đánh tăng boong bu:

18 thg 5, 2017

Ngày xưa Con kênh xanh xanh

“Xe chạy lướt qua những bụi chuối mọc sát ven kênh, đủ để ký ức xa mờ quay về trong câu hát đã ghi dấu ấn sâu đậm của một thời: “Thuyền ai lướt qua hàng chuối với bờ kênh/ Thuyền ai lướt qua bông lúa thướt tha”...

Vương Minh Thu - Tác giả bài viết

Trong một ghi chép viết cách đây không lâu, mình có nhắc đến cảm xúc âm nhạc khi nghe các bản ghi âm trước 75 được trình bày bởi các danh ca và với cách hòa âm phối khí khác biệt rõ rệt với giai đoạn sau này. Đó là giọng ca trong vút của Hà Thanh không phai mờ với bản “Chiều mưa biên giới”, hay “tiếng hát nồng nàn tình ái của Khánh Ly” trong tuyệt phẩm Sơn Ca 7 đi vào và ở lại trong tim những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn.

Cảm xúc âm nhạc thường gắn liền với kỷ niệm. Những “lũ kỷ niệm trước sau” ấy có thể riêng tư và khác nhau ở từng người, nhưng cũng gắn kết một thế hệ bởi hoài niệm chung về một không gian và thời gian đã sống qua… Và điều tạo ra cảm xúc âm nhạc phải chăng là thanh âm? Bởi khi nói đến ghi âm và hòa âm là nói đến khoa học. Cùng với thời gian, công nghệ ghi âm - hòa âm có những bước tiến vượt bậc không ngừng. Chỉ có thanh âm mới lưu dấu cái không khí và văn hóa vào thời điểm thu âm, khi người ca sĩ ngân nga những nốt nhạc như một biểu đạt sự cảm thụ cá nhân về cái hồn của bài hát.

13 thg 5, 2017

Cồng chiêng - thanh âm của đại ngàn

Sống giữa đại ngàn Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Ba Na, Ê Ðê, Cơ Tu, Mơ Nông, Gia Rai, Mạ... xem cồng chiêng là báu vật, là tiếng nói, là tâm tư, là tình cảm của mình, và cồng chiêng cũng là vật thiêng giúp con người giao tiếp với thần linh. Sau 12 năm được công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng thể hiện được giá trị của mình, trở thành “sứ giả” văn hóa kết nối du khách năm châu với vùng đất đỏ bazan đầy nắng và gió của đại ngàn Tây Nguyên huyền thoại. 

Theo tiếng gọi của đại ngàn


Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật và cũng là mùa lễ hội của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Theo tiếng gọi của núi rừng, chúng tôi trở lại Tây Nguyên, trở lại thành phố Buôn Ma Thuột, đúng vào dịp nơi đây đang diễn ra Lễ hội cà phê và Liên hoan văn hoá cồng chiêng năm 2017.

Trong một bầu không khí lễ hội đậm đặc chất Tây Nguyên, những câu chuyện về chủ đề cà phê và cồng chiêng bỗng trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi hơn cả.

28 thg 2, 2017

Về Thổ Hà nghe quan họ


Người xưa có câu "Về Thổ Hà mới ra quan họ”. Lâu nay khán giả thường quen với việc nghe quan họ có nhạc đệm, nhưng để thưởng thức một canh quan họ đúng nghĩa thì hãy nghe liền anh, liền chị hát chay...

8 thg 9, 2016

Sự tích cảm động về chiếc khèn Mông

Chiếc khèn tồn tại lâu đời và mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mông Nghệ An. Xung quanh chiếc khèn ấy còn chứa đựng câu chuyện cảm động về tình ruột thịt, anh em.

Đang ngồi lau chùi lại chiếc khèn lớn treo trên vách nhà, già làng Lầu Xái Phia (bản Nậm Khiên – Nậm Càn – Kỳ Sơn) bảo rằng: “Đời sống của người Mông không thể tách rời khỏi tiếng khèn. Tiếng khèn là tiếng nói của người Mông ta đó”.

Cây khèn luôn gắn bó với cuộc sống người Mông ở miền Tây xứ Nghệ. 

12 thg 8, 2016

Giọng hò hay nhất một thời

Đĩa than ghi âm giọng hò ngọt như mía lùi của bà vào năm 1957 đã được GS Trần Văn Khê mang đi giới thiệu ở 67 quốc gia và vùng lãnh thổ với sự hãnh diện và kính trọng. 

Nghệ sĩ Kim Nhụy bật khóc khi nghe lại băng ghi âm giọng hò của mình năm 1957 - Ảnh: V.TR. 

“Khi gặp bà, tôi thấy giống y như những gì tôi nghĩ. Điệu hò Đồng Tháp hay như thế, người hò có giọng uyển chuyển, ngọt ngào như thế thì phải xinh đẹp như thế 

GS Trần Văn Khê (theo lời bà Song Anh) 

Bà là nghệ sĩ Kim Nhụy, được người dân vùng Tháp Mười mến mộ gọi bà là “người hò Đồng Tháp hay nhất thế kỷ 20”.

6 thg 7, 2016

Độc đáo khèn Mông

Từ bao đời nay, chiếc khèn là nhạc cụ không thể thiếu được của đồng bào Mông. Chiếc khèn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tinh thần, có mặt trong tất cả các ngày lễ, tết, là công cụ chuyển tải những cảm xúc buồn, vui của đồng bào Mông.

Tiếng khèn Mông lúc vi vút, xào xạc như cây rừng gặp gió, lúc véo von tựa chim trên đỉnh núi cao, lúc lại ào ào như thác đổ. Những dịp hội hè, hay trong các tang lễ họ đều đến thổi với những điệu khác nhau. 

26 thg 4, 2016

Chắp cánh cho tiếng đàn T’rưng

Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cực bắc Tây Nguyên được gìn giữ, phát huy nhờ nỗ lực trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đam mê và sáng tạo, lớp người trẻ hôm nay đang chắp cánh cho những giá trị tinh thần quý giá lan tỏa, vang xa. 

Kaly Tran biểu diễn trong dàn hòa tấu đàn T’rưng 

Rong ruổi theo những chuyến lưu diễn ngoài tỉnh, sau tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Kaly Tran có nhiều thời gian ở Kon Tum hơn. Vừa tham gia biểu diễn trong Chương trình “Trải nghiệm - Khám phá di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ ở Kon Tum” Xuân Bính Thân 2016, chàng trai được xem là linh hồn của đội nghệ nhân Bahnah làng Kon Klor ( Phường Thắng Lợi, TP Kon Tum ) lại chuẩn bị tiết mục chào mừng khai mạc Liên hoan Văn hóa dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3-năm 2016. Tiếng đàn T’rưng mộc mạc trong đời sống của lũ làng thuở nào, giờ đây, trở nên mới mẻ, lôi cuốn, hấp dẫn.

25 thg 4, 2016

Độc đáo Chiêng Tre

Có người nói rằng chiêng Tre là món quà của núi rừng Tây Nguyên ban tặng cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây! Quả không “ngoa” nếu một lần bạn được thưởng thức những âm thanh trầm, bổng, thánh thót phát ra từ loại nhạc cụ này. Cũng độc đáo, cũng hấp dẫn, lôi cuốn không kém gì chiêng đồng vậy!

Chiêng Tre được các nghệ nhân biểu diễn cùng các loại nhạc cụ làm bằng tre, nứa, lồ ô 

Khi ông mặt trời trườn mình khuất sau sườn núi, nghệ nhân A Long – người con của dân tộc Ba Na, làng Kon Tum Kơ pâng, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum kết thúc một ngày lên rẫy thong thả về nhà. Chiếc gùi trên vai A Long chứa nhiều ống tre ngắn dài khác nhau vừa được anh tranh thủ chặt trước khi về. 

20 thg 12, 2015

Giai điệu của “Trời”

Trong đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hát then được ví là điệu hát của “thần tiên”, là giai điệu của “Trời”, nó bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động của họ, và gắn liền với họ từ lúc sinh ra cho đến tận lúc lìa đời. Vì thế, người ta có thể tìm thấy trong then những giá trị nhân sinh quan mang tính toàn cầu.

Sống cùng then, chết cũng theo then về Trời

Theo quan niệm của người Tày, Nùng, Thái, then có nghĩa là “Trời”. Hát then trong lễ cúng then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Ngọc Hoàng ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành.

Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, then vừa là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, vừa là một loại hình âm nhạc dân gian. Toàn bộ hệ thống bài bản của then có gần bốn nghìn câu thơ, nội dung của nó phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, từ chuyện đời sống, bản mường, chim muông, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi, phu phen, tạp dịch… Lễ cúng then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ then cổ truyền, người ta có thể thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày, Nùng, Thái.

11 thg 8, 2015

Chuyện xẩm

Xưa, xẩm là loại hình âm nhạc của các nghệ sĩ hát rong và là món ăn tinh thần của tầng lớp bình dân. Ngày nay, đến với không gian “Chuyện xẩm”, một chương trình nghệ thuật hát xẩm do các nghệ sĩ bậc thầy về cổ nhạc của Việt Nam thể hiện, khán giả không khỏi ngạc nhiên trước sự độc đáo cũng như tính nhân văn của loại hình nghệ thuật âm nhạc truyền thống nổi tiếng này. 

Trong không gian ấm cúng của một tư gia ở khu phố cổ Hà Nội, không âm thanh phụ trợ, không trang hoàng lộng lẫy, chỉ với manh chiếu cùng trang phục quần nâu, áo vải, khăn mỏ quạ,... NSND Thanh Hoài và NSND Xuân Hoạch đã tái hiện lại một cách đầy đủ và sinh động nhất đời sống cũng như cái hồn của nghệ thuật hát xẩm bằng chất giọng và những ngón đàn điêu luyện của mình.