2 thg 7, 2019

Phố núi Gia Lai chìm trong sương sớm

Sau đêm mưa, cảnh vật núi rừng Gia Lai hiện lên mờ ảo dưới ánh nắng xuyên qua những làn sương ùa về. 

Một góc thành phố Pleiku đoạn cầu Phan Đình Phùng trong sương mù buổi sáng tháng 6. Anh Hoàng Quốc Vĩnh, một tay máy, cho biết sương hòa quyện với mây từ ngọn Hàm Rồng cao trên 1.000 m tràn xuống thung lũng tạo nên "cảnh đẹp tựa chốn thần tiên". 

Tết mùa mưa người Hà Nhì ở Tây Bắc

Bốn ngày Tết diễn ra là những ngày người Hà Nhì kiêng kỵ làm việc. 

Tết Mùa mưa (Dế khù chà) được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và lúa đã đến thì con gái. Dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng, thường được chọn là ngày hợi (con lợn) hoặc ngày thìn (con rồng). 
Trước ngày diễn ra lễ cúng sẽ có lễ dựng cây đu, đây là phong tục cổ truyền lâu đời của người Hà Nhì ở vùng cao Tây Bắc (chủ yếu tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên). 

Hơn 400 năm Thanh Tiên - hoa giấy thờ cúng

Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm dọc theo bờ Nam, hạ lưu sông Hương gần ngã ba Sình. Là một địa danh nổi tiếng về nghề làm hoa giấy thờ cúng, đặc biệt là hoa Sen và nghề làm hoa đã xuất hiện cách đây hơn 400 năm.


Làm hoàn toàn bằng thủ công

Khi nói đến hoa giấy, hẳn người dân xứ Huế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm Hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên.

Tàu Ngầm trên núi

Cách trung tâm TP.Nha Trang khoảng 15 km, Khu du lịch Tàu Ngầm ở xã Suối Cát (H.Cam Lâm, Khánh Hòa) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách. 

Mô hình tàu ngầm độc đáo tại Khu du lịch tàu ngầm. Nguyễn Chung 

Lên núi xem tàu ngầm
Từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2017, tôi có dịp trực tiếp tác nghiệp, đưa tin về sự kiện đánh dấu thời khắc lịch sử của Hải quân nhân dân VN: 6 tàu ngầm lớp Kilo mà VN đặt Nga đóng lần lượt về đến cảng Cam Ranh. Hình ảnh những chiếc tàu ngầm hiện ra trước mắt, hùng dũng như cá mập khổng lồ để lại niềm tự hào khó diễn tả.

Độc đáo lễ cầu mưa ở vùng đất của những ông vua không ngai

Nghi lễ cầu mưa của người Jrai là một nét văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa Trường Sơn. Họ tin rằng những Pơtao Apui - Vua lửa, có khả năng thông linh với trời để cầu mưa đổ xuống ruộng nương đang khô khát. 

Rơlan Hieo (người chít khăn) nghiêm cẩn chủ trì nghi lễ cúng cầu mưa. TRẦN HIẾU 

Vùng đất của những ông vua không ngai 

Theo dọc quốc lộ 25 xuôi về hướng đông nam Gia Lai, vượt qua đèo Chư Sê là cả vùng bình nguyên rộng lớn. Đây là một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực Tây nguyên. Vùng đất khô khát này đã không còn cảnh thiếu nước khi công trình đại thủy nông Ayun Hạ hoàn thành năm 2002, tưới cho hơn 13.500 ha lúa nước và hàng ngàn ha cây trồng cạn khác. Thiếu nước mùa khô không còn là nỗi lo sợ của người dân bản địa khu vực này.

1 thg 7, 2019

Lãng du ở phố núi

Sắc vàng của những cánh rừng châu Âu chắc chắn cuốn hút kẻ lữ hành ưa xê dịch. Vậy nhưng nếu ai đó may mắn có mặt ở phố núi Pleiku (Gia Lai) thời điểm này sẽ không khỏi xuýt xoa bởi sắc thu ngọt ngào không kém.

Thác Phú Cường. TRẦN HIẾU 

Tượng Chúa Giêsu lớn nhất Châu Á tại Vũng Tàu

Với chiều cao 32m, sải tay rộng 18.4m tượng Chúa Kitô Vua được xác lập kỷ lục “Tượng chúa Kito lớn nhất châu Á”. Đây là điểm tham quan không thể bỏ qua tại thành phố Vũng Tàu. Du khách có thể chiêm ngưỡng tượng Chúa Kitô Vua từ mọi hướng trong thành phố. Nhưng tuyệt vời nhất vẫn là lên đỉnh Núi Nhỏ, đến chân tượng và đi theo cầu thang bên trong lên đài quan sát ở hai bên vai tượng để ngắm toàn cảnh thành phố và bờ biển bao quanh. 

Tượng Chúa Kitô Vua được khởi công xây dựng từ đầu những năm 1972 nhưng do nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài nên công trình đã bị tạm ngưng và dịch chuyển vị trí xây dựng, mãi đến năm 1994 mới chính thức khánh thành.

Tọa lạc trên đỉnh Núi Nhỏ, ở độ cao 167m so với mực nước biển, mới đầu Tượng Chúa có thiết kế khác so với bức tượng hiện nay, nhưng do công trình được xây dựng ở vị trí khác cao hơn, khí hậu phức tạp, đòi hỏi phải có một thiết kế có kết cấu và quy mô vững chắc nên bức tượng đã được thay đổi thành thiết kế như ngày nay.

Tượng Chúa Kitô Vua như một ngọn tháp canh thu vào tầm mắt du khách toàn bộ cảnh quan của thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Công Đạt

Nhìn từ đài quan sát bên vai tượng Chúa, xa xa bên tay phải là Mũi Nghinh Phong, bên trái là đảo Hòn Bà. Ảnh: Công Đạt

Tượng Chúa Kitô Vua hướng ra biển Vũng Tàu. Ảnh: Công Đạt

Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, từ chân lên đến hai vai của tượng chúa. Ảnh: Công Đạt

Dưới chân tượng chúa có di tích "Trận địa pháo cổ" núi Nhỏ, là công trình quân sự do thực dân Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ảnh: Thông Hải 

Đường đi đến Tượng Chúa rất thuận tiện, du khách có thể đến Bãi Sau đi dọc đường Thùy Vân đến mũi Nghinh Phong hoặc đi đường Hạ Long từ bãi trước đến mũi Nghinh Phong (Tượng Chúa nằm gần mũi Nghinh Phong), dưới chân Tượng chúa có bãi đỗ xe dành cho ô tô và xe máy rất rộng rãi. Muốn đến được Tượng Chúa, du khách gửi xe dưới chân núi leo bộ qua khoảng gần 1.000 bậc đá, hai bên là cây cối xanh mát, thoang thoảng hương thơm của hoa sứ. Dọc đường lên núi có khá nhiều điểm nghỉ chân mát mẻ và thông thoáng có thể ngắm một phần của biển cả mênh mông.

Tượng Chúa có chiều cao 32 mét được đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ Tượng, trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc. Vật liệu để xây dựng Tượng Chúa hầu hết lấy từ trong nước như: cát, sỏi khai thác ở sông Đồng Nai; đá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước Đà Nẵng. Vì xây dựng ở vị trí cao nên việc vận chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi rất khó khăn, cộng thêm việc đào móng cũng vất vả không kém vì trên đỉnh núi là hệ thống địa đạo bê tông được xây dựng rất chắc chắn dưới thời Pháp thuộc.

Ngày 18 tháng 01 năm 1993, Tượng Chúa Kitô Vua được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Với thiết kế độc đáo và quy mô hoành tráng, ngày 15 tháng 05 năm 2006, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam và Công ty Văn hóa Đầm Sen đã trao cho bức tượng này kỷ lục là "Tượng chúa Giêsu lớn nhất Việt Nam. Ngày 9/1/2012, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức công bố 10 sự kiện của kỷ lục Việt Nam năm 2012, trong đó "Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu)" được xác nhận là "Tượng Chúa Kitô lớn nhất”.

Muốn lên tượng Chúa, du khách phải trải qua hàng trăm bậc thang đá. Ảnh: Thông Hải

Đường lên tượng Chúa như một thử thách cho những ai muốn chinh phục. Ảnh: Thông Hải

Du khách thích thú với quang cảnh bên dưới chân tượng chúa. Ảnh: Thông Hải

Du khách chụp ảnh, nghỉ ngơi và thưởng lãm cảnh quan dưới chân tượng. Ảnh: Thông Hải

Bậc thang đá dẫn lên chân tượng chúa, xa xa là Mũi Nghinh Phong, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Vũng Tàu. Ảnh: Thông Hải

Phong cảnh hữu tình của thành phố biển Vũng Tàu nhìn từ vai tượng chúa Kito. Ảnh: Công Đạt

Quang cảnh đẹp lộng lẫy của thành phố biển Vũng Tàu. Ảnh: Thông Hải 

Nếu bạn lần đâu tiên đến với địa điểm này thì chắc chắn sẽ rất bất ngờ khi được chiêm ngưỡng một bức tượng Chúa cao lớn, uy nghiêm với nét mặt nhân từ đang dang rộng cánh tay hướng mặt ra biển. Trong lòng Tượng có cầu thang xoắn ốc sẽ đưa du khách lên đến vị trí cổ Tượng và đi ra hai cánh tay Tượng. Các du khách tới đây đều chia sẻ cảm giác ấn tượng đặc biệt khi ngắm toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu từ bên trong hai cánh tay của Tượng. Du khách thu vào tầm mắt toàn bộ thành phố Vũng Tàu với những bãi biển dài bằng phẳng, những con đường, khu dân cư như được thu bé lại từ trên cao hay nhìn về biển trời bao la, tận hưởng gió trời và lưu lại những bức hình độc đáo và đáng nhớ.

Tượng Chúa Kitô Vua mở cửa đón khách từ lúc 7h sáng đến 5h chiều và không thu phí. Khi đi tham quan tượng du khách cần nhớ chọn trang phục lịch sự, nên lựa chọn giày dép phù hợp có thể đi bộ thoải mái để leo lên các bậc đá cao.

Thực hiện: Công Đạt - Thông Hải

Thanh mát gỏi cá Đục

Nhắc đến đặc sản tươi ngon đến từ vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu thì món gỏi cá đục là món ăn nổi tiếng nhất vì cách làm món này khá đơn giản, chế biến nhanh chóng nhưng lại có vị rất thanh mát và thơm ngon. Đây cũng là món được rất nhiều bà nội trợ ở Bà Rịa - Vũng Tàu lựa chọn để đặt trong mâm cơm của gia đình.

Cá đục được biết đến với đặc điểm sống quanh năm ở vùng biển, thịt cá săn chắc, có màu trắng ngần và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như kho tiêu, rim, nướng… Tuy nhiên, để thưởng thức một cách trọn vẹn hương bị thơm ngọt đặc trưng của loại cá này, phải kể đến là món gỏi cá đục.

Tại các quán ăn ở khu vực Hồ Tràm, đĩa gỏi cá đục thơm lừng luôn đem đến sự thích thú cho người ăn vì dường đây là món kích thích khá mạnh khứu giác và vị giác của các “tín đồ gỏi cá”. Với những người mới đầu thưởng thức sẽ thấy e dè vì đĩa gỏi cá trắng ngần. Tuy nhiên khi được chủ quán giải thích để có một đĩa gỏi cá ngon, cá được chọn luôn phải là những loại cá đục tươi, sau khi sơ chế sạch và an toàn, cá sẽ được cắt lấy phần thịt phi lê rồi ướp qua một lần nước cốt chanh … đây là công đoạn này giúp làm chín thịt cá một cách tự nhiên.

Đĩa gỏi cá Đục được bày biện, chế biến tại một quán ăn ở khu vực Hồ Tràm, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Nguyễn Luân 

Như Quỳnh – Vùng đất trồng hoa lớn nhất Hưng Yên

Là một huyện hoạt động nông nghiệp chiếm hơn 50% trong tỉ trọng cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, cuộc sống của người dân Như Quỳnh – Hưng Yên chủ yếu gắn liền với cây lúa, cây rau màu. Hiện nay, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng hoa cây cảnh.

Dọc theo quốc lộ 5A, đoạn qua thị trấn Như Quỳnh, vào dịp này, hai bên đường, những cánh đồng bắt đầu rực rỡ sắc màu các loại hoa như thược dược, cúc, hồng, ly ly, cẩm chướng, đồng tiền… Với diện tích khoảng hơn 20 ha đất trồng hoa, Như Quỳnh được xem là vùng trồng hoa lớn nhất của Hưng Yên. 

Trăm sắc đua nở báo hiệu rực rỡ sắc màu một vụ hoa được mùa. 

Chùa am Ngọa Vân - nơi tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chùa am Ngọa Vân là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, chùa - am Ngọa Vân có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Nơi lịch sử ngưng đọng


Ngọa Vân Tự nghĩa là “chùa nằm trên mây”. Ở độ cao hơn 500 m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân mây phủ, có hai dãy núi ôm vòng hai bên, phía trước có ngọn núi nhỏ làm án, phía xa là thung lũng với dòng sông Cầm uốn quanh. Chùa được xây dựng vào thời Trần, được tôn tạo vào thời Hậu Lê. Kiến trúc của khu vực chùa có ba lớp. Trên cùng là am Ngọa Vân. Trong am có bệ thờ, trên đặt tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế nhập Niết bàn.

Toàn cảnh chùa Ngọa Vân.