30 thg 4, 2025

“Hội diều làng Bá Dương Nội” chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiều ngày 12-4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".

Làng Bá Dương Nội (còn có tên là Bá Giang), xưa có tên nôm là Kẻ Bá. Đầu thế kỷ thứ XIX làng Bá Giang thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, thị trấn Sơn Tây; nay thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội. Người làng Bá Dương Nội đã mang diều sáo truyền thống tham gia nhiều lễ hội lớn trong nước cũng như quốc tế như: Festival diều quốc tế tại Thừa Thiên Huế, Vũng Tàu; đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Festival diều quốc tế tổ chức tại các nước Thái Lan (2010; 2014), Trung Quốc (2012); Cộng hòa Pháp (2012), Malaysia (2014)… được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự độc đáo và đậm bản sắc dân tộc của cánh diều Việt Nam.

Trăm năm Nam Bắc Hiệp và ông chủ nhà hàng bất đắc dĩ

Nhà hàng Nam Bắc Hiệp nổi lên như một nơi chốn sang trọng giữa trung tâm Thủ Dầu Một, với thực đơn món Tây phục vụ giới trung và thượng lưu lui tới làm ăn ở đây cùng quan chức Tây ta trong tỉnh.

Cách nay hơn một trăm năm (1922), ở Thủ Dầu Một, thủ phủ tỉnh Bình Dương ngày nay, ngay dãy phố 4 căn xây cho thuê của ông Trần Trung Hiếu có một nhà hàng Tây đồ sộ chiếm một góc đường giáp ba mặt: đường Phan Thanh Giản (nay là Điểu Ông), Charles Chanson (nay là Ngô Tùng Châu) và Thái Lập Thành (nay là Nguyễn Thái Học). Mặt tiền số 90 đường Thái Lập Thành ngang 7 m, sâu 30 m nở hậu. Nhà xây theo kiểu Tây bằng gạch, một tầng lầu.

Đây là cơ sở hùn hạp làm ăn của ông Trần Văn Nhàn và ông Tư Sửu, thuê của ông Trần Trung Hiếu. Nhà hàng là nơi gây dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân cố cựu ở Bình Dương những năm từ 1920 đến 1960.

Nhà hàng Nam Bắc Hiệp sau 1945 (*)

Huyền thoại "đồ gỗ Phan Văn Nhị"

Xuất thân từ một vùng quê nghèo, chỉ với hai bàn tay trắng và không được học hành, ông Phan Văn Nhị đã tạo dựng được một thương hiệu sản xuất đồ gỗ có tiếng ở Sài Gòn, có chất lượng và tính mỹ thuật cao trong gần 30 năm.

Từ đầu những năm 2000 tại Sài Gòn, rất nhiều người trong giới trang trí nội thất và chơi đồ gỗ xưa cất công săn lùng một dòng đồ gỗ có từ đầu thập niên 1950. Họ đến các điểm bán đồ gỗ cũ trên đường Lê Công Kiều, đường Pasteur gần chùa Ấn, dưới chân cầu chữ Y hoặc đi xa hơn là đường Bùi Thị Xuân ở quận Tân Bình… để tìm cho được dòng đồ gỗ của hiệu “Phan Văn Nhị”. Chúng được nhận dạng nhờ kiểu dáng thanh thoát thể hiện ở cái tủ búp phê, bộ salon, tủ chén… Nếu may mắn, có thể tìm được món đồ gắn marque bằng đồng có hàng chữ màu vàng “Phan Văn Nhị” trên nền màu đỏ.

Người nghệ nhân duy nhất của dòng họ Lại làm giấy sắc phong

Ẩn sâu trong con ngõ nhỏ ở phố Nhật Tảo (Hà Nội), ông Lại Phú Thạch là truyền nhân duy nhất của dòng họ Lại vẫn hàng ngày cần mẫn, tỉ mỉ trong chiếc bàn nhỏ sáng đèn để làm ra những tờ giấy sắc phong vang bóng một thời của tiền nhân họ Lại xưa để lại.

Nghệ nhân Lại Phú Thạch là nghệ nhân đời thứ 26 thuộc dòng họ Lại còn lưu giữ nghề làm giấy sắc phong.

29 thg 4, 2025

Tuồng Cổ Làng Thổ Hà: Di Sản Văn Hóa Nghệ Thuật Đặc Sắc

Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, là một ngôi làng cổ nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng. Nơi đây không chỉ nổi bật với những nghề truyền thống như làm gốm, bánh đa nem, mì gạo, mà Thổ Hà còn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật tuồng cổ. Với hàng trăm năm tồn tại, tuồng Thổ Hà đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Tuồng Thổ Hà là một loại hình nghệ thuật tuồng cổ truyền, có ảnh hưởng sâu rộng từ tuồng cung đình, phản ánh đời sống phong kiến với những câu chuyện về vua chúa, quan lại và những trận chiến quyết liệt bảo vệ chính nghĩa. Các vở tuồng của Thổ Hà thường khai thác hai nhóm chủ đề chính: một là các tích truyện lịch sử Trung Quốc, hai là những câu chuyện về anh hùng dân tộc Việt Nam như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Huệ… Tuy nhiên, số lượng vở tuồng về lịch sử Việt Nam khá ít, do sự thiếu hụt tài liệu và truyền thừa từ thế hệ trước.

Hội làng ở ngôi đình đẹp nhất Xứ Đoài

Hàng năm, vào ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch, người dân làng So (thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội làng mình. Đây không chỉ là dịp để dân làng tưởng nhớ các vị Thành hoàng mà còn là cơ hội gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

Đoàn rước kiệu thánh hướng về Miếu Ông và Miếu Bà, nơi thờ thân sinh của các vị Thành hoàng làng.

Cây hoa bún trăm tuổi hiếm hoi ở Hà Nội được bảo vệ như báu vật

Từng chùm hoa bún xoè to như con bún, cây hoa trăm tuổi mang vẻ đẹp nhẹ nhàng hấp dẫn người dân và du khách Thủ đô chiêm ngưỡng.

Giữa tháng 4, trong những cơn nắng bắt đầu oi hè, cây hoa bún cao sừng sững ở góc đường ở Đình Thôn (Mỹ Đình, Hà Nội) bắt đầu khoe sắc. Theo người dân tại đây, cây này đã có tuổi đời khoảng 300 năm tuổi.

Lạc lối ở Sơn Trà giữa mùa lim xẹt trổ hoa vàng rực

Từ cuối tháng 3 và kéo dài đến gần cuối tháng 4, những cây lim xẹt trên bán đảo Sơn Trà bung nở vàng rực rỡ.

Tới bán đảo Sơn Trà cuối tháng 4, anh Lê Văn Cường - du khách đến từ Quảng Trị cho biết, những cây lim xẹt cao hơn 10 mét đang trổ hoa rực rỡ, phủ sắc vàng tươi tắn khắp núi rừng bán đảo Sơn Trà.

“Ban đầu nhiều du khách lầm tưởng là hoa mai rừng, nhưng cánh hoa lim xẹt mỏng manh, hơi cong tự nhiên và màu vàng tươi đúng chất rừng khiến ai cũng trầm trồ”, anh Cường nói.

Màu vàng hoa lim xẹt khiến nhiều du khách ngỡ là hoa mai. Ảnh: Lê Văn Cường

28 thg 4, 2025

Núi Chứa Chan – Điểm đến hấp dẫn tại Đồng Nai

Núi Chứa Chan được biết đến là ngọn núi cao thứ hai khu vực Đông Nam Bộ với nhiều vách đá dựng đứng, hệ sinh thái đa dạng... Do nằm cách Sài Gòn không xa nên nơi đây vẫn thường được nhiều bạn trẻ yêu lịch và lựa chọn để khám phá.

Cách Sài Gòn khoảng 100 km, đi dọc theo quốc lộ 1A về hướng Đồng Nai, Núi Chứa Chan còn còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh) với độ cao 837 m so với mực nước biển. Núi Chứa Chan có cảnh quan hùng vĩ được coi là địa đầu của tỉnh Đồng Nai, là nơi khởi nguồn của nhiều con suối (Suối Gia Ui chảy về hướng đông, suối Gia Miên chảy về hướng tây, suối Gia Liêu chảy về hướng nam và suối Gia Lào chảy về hướng bắc) với nguồn nước quanh năm trong lành, mát mẻ. Trên các hốc đá có những mạch nước đùn lên và đọng lại thành từng hồ nhỏ và người dân địa phương gọi là giếng Tiên.

Những ngôi chùa cổ kính cùng nhiều câu chuyện bí ẩn luôn thu hút sự tò mò của du khách khi đến núi Chứa Chan.

Khau Phạ mùa nước đổ

Bình minh trên vùng đất Cao Phạ.

Những ngày đầu hè, đèo Khau Phạ, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái lại khoác lên mình "tấm áo" huyền ảo của mùa nước đổ. Nước từ các khe suối, dòng thác được dẫn về ruộng, khiến những thửa ruộng bậc thang lóng lánh như những "tấm gương khổng lồ" soi bóng trời mây. Khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ hòa cùng nhịp sống cần cù của người dân vùng cao tạo nên một bản hòa ca mê hoặc lòng người.