20 thg 11, 2022

Giòn tan bánh xèo Đồng Cát

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của người dân xứ Quảng. Song, thay vì đúc bánh xèo mềm để ăn cùng bánh tráng, rau sống như thường thấy, thì các cô, các chị ở chợ Đồng Cát, thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức) lại đúc ra những chiếc bánh xèo giòn rụm, thơm ngon, lạ miệng.

Không có nhân tôm, nhân thịt, cũng chẳng được bán kèm rau sống, bánh tráng mỏng như các quầy bánh xèo thường gặp, bánh xèo giòn ở chợ Đồng Cát chỉ đơn giản là những chiếc bánh xèo không nhân, ăn kèm nước mắm ớt tỏi. Nguyên liệu làm nên chiếc bánh xèo giòn giản đơn vậy thôi, nhưng giá của mỗi chục bánh xèo không nhân này cũng ngang ngửa với các loại bánh xèo tôm, thịt, ấy thế mà thực khách vẫn cứ tìm mua.

Những chiếc bánh xèo giòn, vàng ươm là món bánh xèo đặc trưng chỉ có ở chợ Đồng Cát. Ảnh: Đông Yên

Canh khế nấu tôm

Ngoài vườn, những chùm khế chua lúc lỉu nhìn rất thích thú. Bà tôi mang chiếc rổ ra vườn, tỉ mẩn lựa những quả khế già, xanh thẫm để chuẩn bị nấu món ăn cho cả nhà. Biết chị em chúng tôi thích ăn món canh khế nấu tôm, nên bà vẫn thường nấu món ăn dân dã này.

Sớm tinh mơ, bà ra góc chợ gần nhà, nơi các bà, các cô chuyên bán tôm, cá được đánh lưới từ sông Trà, chọn mua mớ tôm đất còn sống, thân căng tròn, bò nhảy tanh tách. Bà bảo, thịt của tôm đất dai và có vị ngọt tự nhiên, thế nên các món rau, quả nấu canh với tôm đất thì ngon phải biết.

Tôi rất thích xem bà chế biến các món ăn. Sau khi đi chợ về, bà cho tôm vào chậu nước sạch, rồi dùng chiếc đũa con xoay tròn những con tôm. Chỉ vài phút sau, râu tôm rời ra theo chiếc đũa. Bà rửa sạch tôm, để ráo và giã nhuyễn. Sau đó, cho một muỗng nhỏ muối, tiêu, bột ngọt, củ hành tím băm nhỏ vào thịt tôm, đảo đều và để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

Món canh tôm nấu khế. Ảnh: An Hân

Dưa môn xào tỏi, ớt

Dưa môn chua dịu hòa cùng vị mặn của muối, ngọt từ đường và bột ngọt cho món xào thêm đậm đà. Tỏi thơm nồng nàn cùng ớt cay làm ấm lòng ngày mưa lạnh.

Sau những ngày mưa, ruộng đồng chìm sâu trong biển nước mênh mông. Những liếp rau xanh trong vườn héo rũ và dần thối rữa. Bữa cơm thường ngày "khó nuốt" vì thiếu rau. Thế là người dân quê tôi mang dao lên gò đồi cắt bẹ môn mang về muối dưa để chế biến món ăn. Thân khoai môn hình dáng giống bạc hà nhưng lá xanh cùng bẹ màu tim tím. Môn mang về rửa sạch rồi cắt khúc cỡ ngón tay và chẻ dọc. Tránh tiếp xúc với nhựa của khoai môn nên thường nhúng tay vào nước để khỏi bị ngứa da. Tiếp đến, rửa sạch rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Sau đó, cho môn vào chum, đổ nước vo gạo vào rồi dùng vỉ tre chèn lên trên và đậy kín. Chừng 2 - 3 ngày thì môn chua, tỏa hương thơm dịu khi mở nắp.

Nguyên liệu chủ yếu chế biến món dưa môn xào tỏi, ớt.

18 thg 11, 2022

Vùng đất của người di cư

Đọc bài của người Biên Hòa - Đồng Nai viết về Biên Hòa - Đồng Nai đã nhiều rồi, bữa nay ta thử đọc bài của người Hà Nội viết về Biên Hòa - Đồng Nai nhé.

Anh Nguyễn Phan Khiêm - tác giả bài viết - là thạc sĩ Luật học, thư ký tòa soạn tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử và cũng là cộng tác viên cho nhiều báo, tạp chí. Anh cũng là một Facebooker quen thuộc với chúng ta. Bài viết này trích trong tập sách Chạm vào âm thanh thời gian của Nguyễn Phan Khiêm, xuất bản năm 2020. Hình ảnh trong bài do tui thêm vô cho nó... có màu sắc!

PHN

Vùng đất của người di cư

Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.

Quả thật, với hơn 300 năm lịch sử, Đồng Nai, Biên Hòa là mảnh đất lành để biết bao lớp sóng người dân di cư chọn làm điểm dừng chân lập nghiệp....

Cầu Gành Biên Hòa, 2003. Ảnh; Phạm Hoài Nhân

Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của ngôi đình cổ 'dựng trong 1 đêm'

Là Di tích lịch sử Quốc gia, đình Hậu, xã Bắc Thành (Yên Thành) có kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo. Tương truyền, đình được người dân làng Hậu dựng trong 1 đêm.

Đình Hậu được người dân làng Hậu, xã Bắc Thành khởi dựng cách đây mấy trăm năm. Ngoài chức năng sinh hoạt cộng đồng, đình còn là nơi để thờ Thành hoàng Thung Lĩnh Triệu Cơ Nguyễn Tướng Công, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, thần Cao Sơn - Cao Các... Ảnh: Huy Thư

Nhớ mãi vị bánh ống quê

Không khí trở nên nhộn nhịp mỗi khi xe bánh ống đi ngang qua xóm. Nhà này, nhà kia rủ nhau mang gạo, đường... để làm bánh ống. Tụi nhỏ, đứa cầm túi ny-lon trên tay nôn nao chờ tới lượt, đứa thì háo hức thưởng thức từng chiếc bánh mới xay nóng hổi, giòn, xốp, thơm lừng. Vị bánh ống quê đã nhẹ nhàng đi vào tuổi thơ của nhiều người.

Anh Trần Văn Học đang xay bánh ống cho khách

Ngày trước, trẻ con không có nhiều quà bánh để lựa chọn như bây giờ, gặp xe xay bánh ống đi ngang nhà, là mừng không sao tả. Tụi con nít, cứ nhộn nhịp, cười đùa í ới, chạy theo tiếng máy nổ lạch cạch của những chiếc xe xay bánh ống, thích thú nhìn những khúc bánh ống thẳng tắp mới ra lò. Khúc bánh ống được máy đẩy ra đến đâu, hương thơm nhè nhẹ của gạo và vị béo của dừa phảng phất đến đó. Hương vị quê hương làm người ta thêm lưu luyến.