18 thg 10, 2022

Chợ ở Bến Cỏ, Ô Lâm

Nếu không phải là người địa phương, sẽ chẳng ai biết bến cỏ nằm ở đâu. Gọi là “bến” cho sang, chứ thật ra, đó chỉ là khoảnh nước nhỏ, đủ để mấy chiếc xuồng quay trở đầu, tấp cỏ vào bờ.

Chúng tôi ghé xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) sớm đến mức, bến cỏ lẫn chợ cỏ nơi đây chưa hoạt động. Chị Nguyễn Thị Hạnh (32 tuổi, một phụ nữ địa phương) cặm cụi bên xe nước giải khát. Vắng khách, chị kể chuyện đời mình. Từ xứ khác về đây lập nghiệp, sống cùng cha già và 2 con nhỏ, chị chứng kiến bao đổi thay của xóm cỏ. Đã có thời, người dân sống khỏe nhờ cỏ. Chợ cỏ Ô Lâm trở thành địa điểm nổi tiếng xa gần đối với nhiều người, nhất là những hộ chăn nuôi bò. Cực thịnh ắt sẽ suy, nghề dần mai một, đặc biệt là “giọt nước tràn ly” của đợt dịch COVID-19.

Minh Giác cổ tự làng Bồ Mưng

Từ Nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn theo quốc lộ 1A về hướng Bắc đến đường số 1, Bồ Mưng 1, rẽ phải khoảng 500 mét là đến chùa Minh Giác. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại gần 400 năm, tọa lạc tại xứ đất Bồ Minh, nay là thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Chùa Giác Minh sau khi trùng tu. Ảnh: H.S

Ông Nguyễn Đức Triêm, 80 tuổi hiện là Trưởng ban Hộ tự chùa Minh Giác kể, ngày trước, đây là ngôi chùa làng do tứ tộc tiền hiền của làng Bồ Mưng xây dựng (Nguyễn Lương, Nguyễn Đăng-Văn, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đức). Ban đầu chùa được làm bằng tranh tre để thờ cúng chư vị Thành hoàng.

Tượng cổ chùa Long Quang ở Cần Thơ

Đến với vùng đất Bình Thủy tại Thành phố Cần Thơ, không ai không nhắc đến chùa Long Quang, ngôi chùa có lịch sử lâu đời, qua các giai đoạn lịch sử, với khoảng thời gian tồn tại gần 200 năm qua. Ngôi chùa do thiền sư Liễu Huệ khai sơn vào năm 1824, lịch sử ghi lại: Thiền sư Thiện Quyền “Ngài họ võ, huý văn Quyền. Ngài quy y với hoà thượng Thiên Ấn ở chùa Linh Quang (Gia Định). Ban đầu chùa là ngôi thảo am tranh, do số tín đồ quy theo Phật ngày thêm đông, thảo am trở nên chật chội. Năm 1835, hòa thượng cho xây chùa và đặt tên là Long Trường Tự, với ý nghĩa nguyện cầu chùa bền như trời đất như núi sông theo ý muốn của câu Hán tự “Dữ thiên địa long hưng – Hoà sơn hà trùng cửu”. Cũng vào năm Minh Mạng 16 (1835) chùa được liệt kê vào danh sách các tự viện và được miễn sưu thuế. Thiền sư Liễu Huệ đã sống hết lòng với sự tu hành tại chùa cho đến khi mãn phần”(1).

Long Quang cổ tự trải qua 7 đời trụ trì, đương nhiệm trụ trì hiện tại là Thượng tọa Thích Bình Tâm.

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chùa Long Quang là nơi nuôi dưỡng và bảo hộ, che chở cho chiến sĩ cách mạng. Những hiện vật, đồ thờ tự, công trình kiến trúc… được lưu giữ cho đến ngày nay đã minh chứng cho giá trị lịch sử – văn hóa của ngôi tự viện này.

Chùa Âng – Di tích nghìn năm tuổi ở Trà Vinh

Chùa Ang Kon Raig Borei còn gọi là chùa Âng, tọa lạc khóm 4, phường 8, Tp.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ X (năm 1534 Phật lịch, tức năm 990 Dương lịch). Chính điện được xây dựng vào năm 2386 Phật lịch, tức năm 1842 Dương lịch với những giá trị kiến trúc độc đáo còn lưu giữ đến hôm nay. Cổng chùa ở hướng đông được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, trang trí các hình tượng truyền thống của người Khmer như Yăk (chằn), Key No (tiên nữ), Krud (chim thần)… Bên trong hàng rào bao quanh chùa Âng là hào nước.

17 thg 10, 2022

Cá chua Tạ Bú, món ngon của người Thái

Có dòng sông Đà chảy qua với sản lượng cá tự nhiên nhiều. Do vậy, cá bắt lên không tiêu thụ hết, nên bà con dân tộc Thái ở huyện Mường La (Sơn La) đã nghĩ ra cách làm cá chua để ăn dần. Qua nhiều năm, món cá chua đã trở thành đặc sản nơi đây, được nhiều du khách biết tới.

Vào những ngày này, đi dọc tuyến đường qua bản Tạ Bú (xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) không khó để bắt gặp những sạp hàng bày bán đặc sản cá chua – một trong những món ăn đặc sản được người dân nơi đây chế biến nên.

Dọc tuyến đường đi qua xã Tạ Bú (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có rất nhiều sạp hàng bán đặc sản cá chua.

Không gian văn hóa trong những ngôi chùa Khmer

Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang sống tập trung nhiều nhất tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ngoài ra, một bộ phận đồng bào Khmer còn ở 2 huyện Châu Thành, Thoại Sơn... Tại những nơi họ sinh sống, trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội và tổ chức các lễ hội truyền thống chính là ngôi chùa.