31 thg 3, 2022

Đền thờ Đại tướng quân thống lĩnh 12 cửa biển

Đền Đệ Nhất do nhân dân làng Đệ Nhất xây dựng tại xóm Tân Phong, xã Diễn Nguyên - Diễn Châu. Đền Đệ Nhất xây dựng từ thời Lê, để thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, ông là người thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ vùng duyên hải.

Từ “Tướng thống lĩnh coi giữ 12 cửa biển”

Theo gia phả họ Hoàng ở Vạn Phần (nay là Diễn Vạn, Diễn Châu) và văn bia “Nam miếu tôn thần sự tích” do Tổng tài quốc sử quán Cao Xuân Dục biên soạn và một số tài liệu khác tại địa phương, Sát Hải Đại Vương tên thật là Hoàng Tá Thốn, hiệu là Tô Đại Liêu, sinh ngày 15/4/1254 (năm Giáp Dần) ở làng Vạn Phần, huyện Diễn Châu. Mẹ người họ Trương ở thôn Lý Trai.

Cổng tam quan đền Đệ Nhất 

Tương truyền rằng: một buổi sáng tinh mơ, Trương phu nhân ra sông gánh nước bỗng thấy 2 con trâu từ dưới nước nhào lên và lao vào húc nhau. Chúng lao đến chỗ bà, bà dùng đòn gánh đuổi, tự nhiên hai con trâu biến mất. Nhưng một cái lông trâu đã dính vào đầu đòn gánh rồi rơi xuống thùng nước, bà uống phải, thì thấy trong người khác thường. Từ đó bà mang thai, ít lâu sau sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Hoàng Tá Thốn. Lớn lên Hoàng Tá Thốn có sức khỏe hơn người, vật giỏi, trai tráng trong vùng không ai địch nổi, đặc biệt là tài bơi lội.

Hoàng Tá Thốn lớn lên gặp lúc đất nước bị giặc Mông Nguyên xâm lược. Do có tài bơi lội, giỏi võ nghệ, thông minh, lắm cơ mưu nên được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bổ sung vào đội thủy binh của triều đình và chiêu làm “Nội thư gia” (giúp việc binh thư).

Văn bia cổ nêu bật công trạng của Hoàng Tá Thốn

Mùa thu tháng 8 năm 1284, Hưng Đạo Vương tổng duyệt binh ở bến Đông Bộ Đầu, Hoàng Tá Thốn được giao nhiệm vụ “quản quân mãnh lang” thủy chiến đóng giữ nơi xung yếu. Trong những lần giao tranh với quân giặc, Ngài cùng các chiến hữu của mình lặn xuống sông đục ngầm thuyền địch, làm đắm hàng trăm chiếc. Quân Nguyên hoảng sợ bỏ chạy tan tác, Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tháo chạy, Ô Mã Nhi dùng thuyền nhỏ vượt biển thoát thân. Từ đó Ngài trở thành trợ thủ thân cận của Hưng Đạo Vương.

Sau 2 lần xâm lược Đại Việt thất bại, tháng 3 năm Bính Tuất (1286) quân Nguyên quyết chiếm nước ta lần nữa. Lần này Hoàng Tá Thốn tiếp tục được triều đình giao nhiệm vụ chỉ huy đội quân “mãnh lang” thủy chiến. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 năm (1286-1288), làm nên chiến thắng lẫy lừng là trận Bạch Đằng năm Mậu Tý được ví như trận Xích Bích, khiến quân Nguyên phải kinh hồn bạt vía, từ bỏ hẳn ý định xâm lược Đại Việt.

Chính điện từ phía ngoài vào đền thờ Đệ Nhất

Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, triều đình luận công ban thưởng, vua Trần Nhân Tông phong cho Hoàng Tá Thốn là Sát Hải Chàng Lại Đại Tướng Quân, ban tước “Minh Tự” làm tướng thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ vùng duyên hải. Từ đó ngày đêm ngài huấn luyện, truyền dạy cho binh sỹ trở thành những thủy binh thiện chiến nhất. Ngày 15/3/1339, trên đường đi tuần thú đường biển từ Thanh Hóa đến Cửa Trào huyện Hoằng Hóa, Ngài đã hóa.

Triều đình được tin, truy phong là Tô Đại Liên Thiên Bồng Nguyên Soái Đại Tướng Quân, cho thuyền rồng chở linh cữu về quê Vạn Phần an táng tại xứ Mả Cháy và lập đền thờ ở đó.

Về sau các triều đại đều sắc phong cho Ngài là “Sát Hải Đại Vương Quản quân Mãnh lang Thiên Bồng Nguyên Soái Đại Tướng Quân, thượng thượng đẳng tôn thần”, “Bản xứ Thành Hoàng Bảo Đức Phúc Thần Quản Quân Mãnh Lang Thái Minh Trợ Quốc Tích Dân Hồng Mô Vĩ Lược Hoằng Tế Quảng Đại Vương”...

Đến đền Đệ Nhất - nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng

Một trong 2 rùa cổ đội hạc, tuy nhiên cặp hạc phía trên theo thời gian đã không còn 

Ghi nhớ công lao to lớn của Ngài, nhân dân khắp nơi ở các vùng duyên hải đều lập đền thờ Ngài như: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Khánh Hòa, Ninh Thuận...

Đền Đệ Nhất không chỉ là công trình kiến trúc tín ngưỡng tâm linh mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương nói riêng và của dân tộc nói chung. Trong phong trào Cần Vương, làng Đệ Nhất là nơi đóng quân của nghĩa quân cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn.

Năm 1928, đồng chí Võ Nguyên Hiến được tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội cử về xây dựng cơ sở ở Diễn Châu. Từ cơ sở Hậu Luật (Diễn Bình) đồng chí đã mở rộng sang làng Đệ Nhất (Diễn Nguyên).

Sau khi Đảng bộ huyện Diễn Châu ra đời, chi bộ làng Đệ Nhất là 1 trong 2 chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Diễn Châu cũng được thành lập tại đền Đệ Nhất. Ngày 20/8/1945, tại đền Đệ Nhất, Lý Trưởng đã bàn giao ấn triện, sổ sách, giấy tờ cho chính quyền cách mạng. Ngày 21/8/1945, nhân dân làng Đệ Nhất tập trung tại sân đền sau đó cùng với nhân dân làng Thái Xá đi bắt bang tá Hữu Trân, đoàn biểu tình kéo xuống phối hợp với nhân dân toàn huyện biểu tình đấu tranh cướp chính quyền, thành lập chính quyền Việt Minh.

Ông Trần Văn Thanh, người trông coi đền bên chiếc bàn cổ dùng để đặt lễ tế 

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đền Đệ Nhất trở thành nơi cất vũ khí, đạn dược, nơi tập trung dân quân tự vệ, nơi đón tiếp bộ đội về làng, nơi kết nạp Đảng viên mới, nơi tập trung nhân dân để tuyên truyền cách mạng.

Hàng năm ở Đền Đệ Nhất có các kỳ lễ lớn như: Lễ Khai hạ được tổ chức vào mồng 7 tháng giêng âm lịch. Lễ thượng nguyên còn gọi là tết Nguyên Tiêu là lễ cầu an, giải hạn đầu năm được tổ chức vào 2 ngày 14 và 15 tháng Giêng (âm lịch). Lớn nhất là lễ giỗ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn được tổ chức vào rằm tháng 3 âm lịch (từ ngày 14-15/3). Lễ chính được tổ chức vào 9 giờ sáng ngày 15/3 đến 11 giờ sáng.


Hiện đền đang lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như 2 con rùa bằng đá, cối đá dùng để giã các hương liệu, bia đá cổ, chiếc bàn hình vuông rộng chừng 1,2m được chạm hổ phù, rồng và các linh vật khác.

Đền có nhiều tượng cổ, đây là bàn thờ 5 vị Ngũ Công Vương Phật

Chiếc bàn cổ hàng trăm năm tuổi này thường được đưa ra ngoài sân để đặt lễ tế, mỗi năm 4 kỳ: rằm tháng giêng, tháng 3, tháng 6 và tháng 12 âm lịch. Ngoài ra, đền còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ được gọi là Công Vương Phật, hiện các pho tượng này còn giữ được nước sơn ta nguyên bản, rất quý.

Ông Trần Văn Thanh, 82 tuổi, người trông coi đền Đệ Nhất

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đền Đệ Nhất là công trình văn hóa tâm linh lâu đời tiêu biểu của nhân dân Diễn Nguyên nói riêng và cả vùng nói chung. Đây là nơi ghi dấu và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử cũng như sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương trong nhiều thế kỷ.


Vì thế hàng năm, vào những ngày lễ trọng, nhân dân quanh vùng về dự rất đông. Đó cũng thể hiện tấm lòng tri ân, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngọc Phương

30 thg 3, 2022

Nơi thờ danh tướng Trần Quang Khải ở Trần Xá trang xưa

Đình Trần Xá nay thuộc thôn Trần Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2007.

Đình Trần Xá

Ngoài thờ 3 vị Thành hoàng họ Phạm thời Lý, đình Trần Xá còn phối thờ danh tướng Trần Quang Khải - người có công lớn góp phần cùng quân dân nhà Trần giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ XIII.

Trần Xá là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử. Thời Lý, Trần Xá có tên gọi là Trần Xá trang, nằm tả ngạn ven sông Kinh Thầy tạo ra một vùng rộng lớn có tên là vũng Trần Xá. Thời Trần, trang Trần Xá đổi thành Trần Xá loan. Tương truyền năm 1282, vua tôi nhà Trần về vũng này mở hội nghị Bình Than bàn kế sách đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 2. Ngày nay, tại đống Khoai Nợ (xưa gọi là gò Khoai Quang) của làng Trần Xá còn 2 cây duối, tương truyền đây là nơi vua quan nhà Trần buộc ngựa khi xuống thuyền họp hội nghị Bình Than.

Côn Sơn - chốn "tùng lâm đẹp đẽ"

Nhờ các thế hệ nối tiếp bồi đắp, đến nay khu di tích Côn Sơn đã ngút ngàn cây lá, trở thành chốn "tùng lâm đẹp đẽ".

Từ trên cao nhìn xuống, khu di tích Côn Sơn được bao bọc bởi những cánh rừng xanh ngút ngàn tầm mắt

Ngày 15.2.1965, tại chùa Côn Sơn, Bác Hồ đã căn dặn “Cán bộ và nhân dân phải bảo vệ tốt di tích lịch sử, trồng nhiều cây để nơi đây trở thành nơi tùng lâm đẹp đẽ”. Gần 60 năm qua, Côn Sơn đã được các thế hệ bồi đắp, thành "nơi tùng lâm đẹp đẽ".

Bí ẩn về tượng đá không đầu trong am cổ ở Hà Nội

Tại ngôi am thờ công chúa Mỵ Châu ở làng Cổ Loa, có một bức tượng đá kỳ lạ hình dạng người phụ nữ không có đầu đang ngồi xếp bằng, hai tay buông dọc xuống gối.

Nằm trong khuôn viên đình Ngự Triều Di Quy ở khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), am Mỵ Châu thờ nàng Mỵ Châu, vị công chúa bị vua An Dương Vương chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa.

29 thg 3, 2022

Cây hoa bún đẹp lạ trên tháp Chăm cổ

Ngày cây hoa bún nở hoa rực rỡ cũng là thời điểm "chạm ngõ" mùa xuân theo lịch Chăm. Cộng đồng người Chăm lại tụ hội về đây vui Tết dưới gốc cây hoa bún, bên cạnh tòa tháp cổ hơn 700 tuổi.

Tháp Poklong GaRai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 - đầu thế kỷ 14. Hiện di tích này tọa lạc trên đồi Trầu (phường Đô Vinh, TP Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Đây không chỉ là kiến trúc được công nhận di tích quốc gia đặc biệt mà còn là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận.

Bên cạnh tòa tháp chính của di tích này có một cây hoa bún (người địa phương gọi là hoa bướm) rất đẹp. Giữa nền sân đất, bao quanh là những tòa tháp Chăm cổ kính, cây hoa bún nở rực rỡ rất được du khách yêu thích. 

Tháp Poklong GaRai là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa).

Cá kèo nướng ống sậy dân dã của người miền Tây

Cá kèo nướng ống sậy có mùi thơm đặc trưng như đượm khói rơm rạ đồng quê, phần thịt không bị khô, mà mềm ngọt.

Cá kèo sống nhiều ở vùng nước lợ miền Tây, dáng nhỏ nhắn, thon dài chỉ khoảng một gang tay, thịt cá mềm ngọt và ít xương dăm. Khi chế biến, người miền Tây thường rửa sạch cá bằng muối và để nguyên con, không bỏ ruột vì mật, gan cá đăng đắng nhưng có vị béo. Cá tuy nhỏ, nhưng chế biến đủ kiểu, món nào cũng ngon: cá kèo nấu canh chua, nấu lẩu chua lá giang, kho rau răm, nấu cháo, làm khô hay nướng muối ớt, chiên giòn...

Video mới nhất của kênh ẩm thực miền Tây Khói Lam Chiều giới thiệu món cá kèo nướng ống sậy dân dã. Video thu hút hàng chục nghìn lượt xem, gợi nhớ thời khẩn hoang Nam Bộ. Mỹ Duyên, chủ kênh vlog, xắn tay xuống đồng nước lợ ở huyện Bình Đại, Bến Tre bắt cá kèo.

Mỹ Duyên lội ruộng bắt cá kèo. Ảnh: Khói Lam Chiều