26 thg 2, 2021

Năm Sửu, đến chợ trâu Nghiên Loan - Phiên chợ thật thà

Chị mời chào: "Trâu cái 14 tháng tuổi, của nhà nuôi thả, mông to, làm giống tốt lắm." Ông khách đứng ngắm nghía một lúc rồi cầm thừng trâu kéo hếch mũi nó lên để xem răng có đều không, có bị mòn không, răng đều là trâu ăn tốt, khỏe...

7h chợ bắt đầu đông. Trên bãi đất trống rộng chừng 1.000 m2, người và trâu đứng xen vào nhau, san sát như trận đồ - Ảnh: ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG

Đặc sản rêu đá

Từng là món ăn mời khách của người Thái, người Tày vùng núi phía bắc, rêu đá đang dần mất đi khi môi trường sống của chúng thay đổi.

Rêu đá thường dùng để tiếp đãi khách quý, hoặc dùng trong những bữa ăn quan trọng như tiệc cưới, mừng nhà mới. Chúng chúng chỉ sinh sống ở những vùng nước sạch chưa bị ô nhiễm, như quanh các tảng đá trong lòng suối có nước chảy. Mùa thu hái chủ yếu diễn ra vào giữa đông, đầu xuân, khi những cơn lũ rừng chưa tới.

Tùy môi trường sống mà có những quần thể rêu dài đến 3 - 4 m. Trên ảnh là rêu mọc ở suối Khuổi Tẳng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Nguyễn Minh Chuyển.

Chui qua bụng ngựa cầu may trong ngôi chùa người Hoa

Ngày mùng 4 Tết, nhiều người đến chùa Ông (quận 5) hành lễ và chui qua bụng tượng ngựa để cầu mong may mắn, lộc tài.

Chùa Ông hay còn gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hội quán Nghĩa An, do người Hoa xây dựng. Chùa thờ Quan Công (hay Quan Thánh đế quân), một nhân vật thời Tam Quốc tài đức vẹn toàn. Chùa có thêm một gian thờ dành riêng cho ngựa Xích Thố - con chiến mã của Quan công.

25 thg 2, 2021

Yên Bái và giấc mơ Bhutan

Bhutan, xứ sở nhỏ bé bên triền Himalaya, nổi tiếng cả thế giới với mệnh danh "xứ sở hạnh phúc".

Ruộng bậc thang Yên Bái - Ảnh: NGỌC QUANG

Tân Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: “Yên Bái không cố tạo ra sự khác biệt mà mục tiêu rõ ràng là tạo ra triết lý phát triển cho riêng mình”. Đã tìm được mối quan hệ hữu cơ sống còn giữa môi trường và sản phẩm, từ đó tạo nên hiệu quả môi trường cho con người, gìn giữ được rừng, được ruộng, được mây trời. Chừng đó đã đủ để chờ đợi...

Về địa danh "Tri Tôn", "Tức Dụp".

Đọc bài “VỊNH CHÙA XVAYTON (Tri Tôn) của Trần Văn Đông trong Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang số 92 – 11/2012, cuối trang có chú thích địa danh “Xvayton” có nghĩa là “khỉ đeo”, tôi sực nhớ đến xấp tài liệu do cô Nguyễn Thị Thái Trân – giảng viên của Trường Đại học An Giang – tặng cho tôi cách đây mấy tháng. Tài liệu được trích từ Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của cô, chuyên ngành Văn hóa học, do GS. Lê Trung Hoa hướng dẫn. Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu về địa danh, trong đó có một số phát hiện khá thú vị về cách lý giải ý nghĩa của địa danh, chẳng hạn như địa danh “Tri Tôn”, “Tức Dụp”. Sau đây là ý kiến của cô Thái Trân (lược ghi):

Chùa Xvayton (tức Tri Tôn)

Nguyễn Cao Thương - Chân dung họa sĩ tài ba

Nguyễn Cao (Kao) Thương (22-3-1918 – 28-3-2003) là một người độc đáo trong làng mỹ thuật Việt Nam. Ông là người đầu tiên ở Việt Nam và toàn Đông Dương bắn rơi máy bay của giặc Pháp. Ông cũng là người đặt tên cho Trường Trung học Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, tiền thân của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai ngày nay và làm hiệu trưởng cho đến ngày nghỉ hưu. Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Chân dung tự họa, sơn dầu của Nguyễn Cao Thương.