29 thg 4, 2020

Thuyền độc mộc ở Tây Nguyên, khát vọng từ ngàn xưa

Không chỉ đơn thuần là phương tiện chuyên chở đi lại trên sông nước, thuyền độc mộc của cộng đồng dân tộc bản địa Tây Nguyên là nét văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Thuyền độc mộc chứa đựng trong đó cả kho tàng văn hóa với khát vọng hòa hợp và chế ngự thiên nhiên của chủ thể văn hóa. 

Sự hòa hợp với thiên nhiên
Tây Nguyên là vùng đất có chung đặc điểm là khu vực hẹp, đất đai nghèo dinh dưỡng, địa hình dốc, dễ sạt lở và thường bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông ngắn với 4 hệ thống sông chính, thượng sông Sê San, thượng nguồn sông Sêrêpôk, thượng nguồn sông Ba và sông Đồng Nai. Những con sông lớn như sông Sêrêpôk, dài 406 km và có nhiều thác ghềnh hùng vĩ, sông Đắk Bla dài 139 km. Sông Sê San có chiều dài 237 km, Sông Đồng Nai với chiều dài trên 437 km… Những con sông dài này được hợp bởi nhiều con sông, suối nhỏ đã nuôi dưỡng trong những cánh rừng đại ngàn nên chúng có lưu lượng nước rất lớn, hệ sinh thái của sông rất phong phú và đa dạng nên từ xa xưa, đây là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa, thủy sản, nguồn nước sinh hoạt và giao thông thuỷ quan trọng cho cư dân quanh vùng. 

Thuyền độc mộc của người Tây Nguyên. 

Khám phá ngôi đình thờ Vua Hùng ở Hải Dương

Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương. Ngôi đình mang nhiều nét cổ kính, giá trị lịch sử - văn hóa... 

Đình An Khoái là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương 

Giàu kiến trúc nghệ thuật
Ngoài thờ Vua Hùng, đình An Khoái còn thờ 3 vị thành hoàng làng là Đào Đại Hùng, Võ Công Trực và Bùi Khán đều có công giúp nhà Hậu Lê.

Cây nhập nhân ở chùa Vĩnh Nghiêm

Du khách tham quan ngôi chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thường được nghe các nhà sư, hướng dẫn viên ở đây giới thiệu về một cây hoa trong khuôn viên chùa mang cái tên độc đáo. Đó là cây nhập nhân gắn với bao điều kỳ lạ.

Cây hoa này tọa lạc trong vuông đất nhỏ ngay sau tòa tam bảo, thoáng nhìn giống loài mai tứ quý nhưng cành mảnh mai, ít lá hơn. Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, các thế hệ nhà sư trụ trì ở đây cũng như người cao niên trong vùng vẫn truyền khẩu cây hoa này đã có khoảng 700 năm tuổi, gần bằng tuổi của ngôi chùa. Mặc dù “cụ” có tuổi khoảng 7 thế kỷ nhưng hiện nay không hề già cỗi mà vẫn xanh tươi.

Du khách tham quan cây nhập nhân. 

Chuyện ít biết về Đoàn Đình Duyệt

Trước Tết Canh Tý, Phòng Văn hóa và Thông tin TP Hải Dương đã gắn biển phố mang tên Đoàn Đình Duyệt (điểm đầu tiếp giáp đường Ngô Quyền, điểm cuối tiếp giáp đường Điện Biên Phủ). 

Nam tước, Đại thần Đoàn Đình Duyệt có nhiều công lao với đất nước và quê hương Hải Dương 

Thông tin về nhân vật lịch sử Đoàn Đình Duyệt được đề cập trong Quốc sử quán triều Nguyễn và tài liệu được các nhà khoa học lịch sử Trung ương và tỉnh Hải Dương công bố tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nam tước, Đại thần Đoàn Đình Duyệt với đất nước và quê hương Hải Dương”. Hội thảo do Hội Sử học thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật tỉnh phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Ninh Giang tổ chức đầu năm 2019.

27 thg 4, 2020

Lịch sử Đồ Sơn – Vũ Bằng

Ngài có biết lịch sử Đồ Sơn không? Cái bãi biển thu hàng triệu bạc mỗi vụ hè, nguyên là một ổ trộm cướp không đáng đồng xu nhỏ!

Đó là một sự thực mà khắp thảy Bắc Kỳ đều biết: hiện nay, cứ mỗi khi mùa hè đến, hễ bàn nhau đi tắm bể và lấy gió, người ta đã tính ngay chuyện đi đến Đồ Sơn. Nguyên do không phải là vì Đồ Sơn kém đẹp hay làn sóng ở Đồ Sơn khéo lượn hơn các chốn thừa lương khác. Cũng không phải vì Đồ Sơn đã mất giá rồi. Đó chẳng qua chỉ là vì người ta ham lạ, cái gì cũ quá thì chán, muốn tìm cái mới hơn. Người ta đi nghỉ mát ở Đà Lạt, Chapa, Tam Đảo, Kienchinh, Văn Lý, Đồng Châu, Bãi Cháy[1]… nhưng dù sao ta cũng phải công nhận rằng đã không nói đến nghỉ mát thì thôi, chứ đã nói đến nghỉ mát bãi biển thì Đồ Sơn hiện ra trong trí óc chúng ta trước hết. Tại sao? Đó là bởi Đồ Sơn là bãi biển có trước nhất ở Bắc Kỳ hay, nói cách khác, thì người Bắc Kỳ mình sở dĩ biết đi tắm biển như người Âu Mỹ, ấy cũng là vì Đồ Sơn vậy.

Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt

Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng la tinh "Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem" mà ghép thành. Từ việc hình thành thành phố cao nguyên có khí hậu trong lành mát mẻ với vai trò của người Pháp, đặc biệt là bác sĩ, nhà thám hiểm Alexandre Yersin, ý nghĩa của câu trên (Cho những người này niềm vui, những người khác sự mát lành) với vỏ bề ngoài có vẻ văn chương, "bác học", dễ thuyết phục nhiều người nếu chưa tìm hiểu cặn kẽ, chu đáo.