6 thg 2, 2020

Làng nghề truyền thống đan cần xé tại Đức Hòa

Những đôi tay khéo léo, thoăn thoắt tạo nên những sản phẩm thủ công đẹp, chất lượng là hình ảnh dễ bắt gặp ở nhiều hộ gia đình tại làng nghề truyền thống đan cần xé thuộc ấp Hòa Hiệp 1, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Không biết nghề đan cần xé có từ bao giờ, chỉ biết rằng, nghề này vẫn duy trì từ thế hệ sang thế hệ khác

Đan cần xé ở ấp Hòa Hiệp 1 được công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2013. Hiện nay, toàn ấp có 4 tổ với gần 50 hộ duy trì công việc này. Chị Trần Thị Bích nói: “Để hoàn thành một chiếc cần xé đẹp mắt phải trải qua nhiều công đoạn. Đó là cưa nan, vót nan, đánh nan 2, nan 4, xuống miệng, đẻo quai, đóng hông,... Trong đó, khâu gầy mê và lên mê rất quan trọng, phải làm chặt tay để định hình cần xé”.

5 thg 2, 2020

Amakong thật, Amakong giả!

Thuốc Amakong được đồn đại có tác dụng bổ thận tráng dương nên ai đến với Tây Nguyên cũng muốn mua vài thang về… chiều lòng vợ. Chính bởi lượng người mua quá lớn khiến bài thuốc gia truyền này được làm giả nhan nhản ngay giữa trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và cả vùng Buôn Đôn - quê hương vua voi Ama Kông.

AmaKông thổi tù thuở còn sống. Ảnh: Đ.B.T 

Không chỉ bị làm giả, ngày vua voi Ama Kông còn sống, gia đình ông cũng từng lao đao vì bị cướp trắng thương hiệu Amakong vào tay kẻ xấu.

Có đặc sản nào ngon bằng món 'Trăng sáng trên sông'?

Mỗi lần nhìn gió bấc thổi là tôi lại cảm nhận được mùa xuân đã về chạm ngõ. Gió bấc thổi càng mạnh thì bông so đũa càng nở nhiều, trắng rợp cả cây, nhất là vào những ngày giáp tết.

Canh chua bông so đũa "gia truyền" của chị tôi

Ở quê tôi, ngoài dưa hấu, bông vạn thọ, bánh tét, thịt kho tàu, dưa giá thì bông so đũa nấu canh chua là một món ăn dân dã không thể thiếu trong dịp tết.

Mũi Trèo - điểm đến 'lạ' giữa vùng đất quen

Dịp tết, bạn có thể ghé thăm Quảng Trị - mảnh đất đầy chứng tích lịch sử và có những thắng cảnh be bé xinh xinh mà không kém phần độc đáo.

Mũi Trèo ở Vĩnh Kim, Vĩnh Linh, Quảng Trị - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Một trong số những điểm đến thu hút du khách trẻ, các phượt thủ hiện nay là Mũi Trèo - tên một mũi đất nhô ra biển ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh.

Nếu bạn đến làng hầm Vịnh Mốc, một ngôi làng được người dân Vĩnh Thạch đào nên trong lòng đất, bất ngờ khám phá ra dưới độ sâu vài chục mét có đủ căn hộ, nhà trẻ, hầm chiếu phim, cả kho chứa vũ khí để tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ trong những năm chiến tranh; tra "Google Map", bạn sẽ thấy Mũi Trèo chỉ cách đó 4km.

Độc đáo lễ cúng thần rừng của đồng bào Pu Péo

Lễ cúng thần rừng là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc gắn với sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của đồng bào Pu Péo (thôn Chúng Trải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Lễ cúng thần rừng phản ánh niềm tin của con người với thiên nhiên với trời đất và vạn vật và ý thức hướng về tổ tiên nguồn cội, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cháu con may mắn, mạnh khỏe, làm ra của cải vật chất có bát ăn, bát để... 

Nghi lễ linh thiêng
Tục cúng thần rừng đã có từ lâu đời trong đời sống tín ngưỡng của người Pu Péo. Tại những nơi người Pu Péo sinh sống đều có một khu rừng cấm riêng được người dân giữ gìn và bảo vệ bởi những luật tục và những điều kiêng kỵ. Trong ý thức người dân, rừng cấm là nơi thần rừng cư ngụ và để có cuộc sống no đủ, gia đình được khỏe mạnh, không đau ốm thì dân làng không được phép xâm phạm vào nơi ở của thần rừng, không được chặt cây, lấy củi, săn bắt thú...

Tay cầm cành cây, thầy cúng gọi mời thần rừng và các vị thần . Ảnh: Thanh Hà 

Sắc bùa - nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc vào Xuân

Gắn với nghi lễ nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới may mắn, thuận lợi, hàng năm, người Kinh và người Mường ở nhiều vùng thường thực hành sắc bùa vào thời điểm gần với Tết Nguyên đán. Loại hình văn hóa tiêu biểu này chứa đựng những giá trị văn hóa quý báu, được lưu truyền từ xa xưa. 

Sự tương đồng và phổ biến

Lễ hội sắc bùa hay hát sắc bùa là một hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp ở nhiều tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Hát sắc bùa, séc pùa hay còn gọi là xéc bùa (có nơi gọi xắc bùa hay khoá rác) xéc bùa, tiếng Mường có nghĩa là xách cồng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, sắc bùa còn có nghĩa là phép thuật. “Séc” là rung lên, huơ, sóc sắc lên mang tính tín thuật. “Bùa” là “bùa phép” hàm chứa những ý nghĩa hiện thực đời sống - một phương tiện văn hoá màu nhiệm để chủ thể văn hóa cầu mong những điều tốt lành không chỉ cho cá nhân và cả gia đình, cộng đồng khi tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới. Loại hình diễn xướng tập thể này gắn liền với một hoạt động nghi lễ và các trò vui chơi truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian với các hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới và trừ tà được lưu truyền từ xa xưa. 


Cồng không thể thiếu trong lễ hội sắc bùa Mường ở Hòa Bình.