10 thg 11, 2019

Đi chợ “lạ mà quen”

Tình cờ, tôi được một người bạn đưa đi “Chợ Campuchia” trong dịp ghé TP. Hồ Chí Minh. Thật ra, người quê An Giang như tôi đã quá quen thuộc với các món ẩm thực theo phong cách đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, vì cùng sinh sống với họ và An Giang có đường biên giới dài gần 100km giáp Campuchia. Nhưng ngôi chợ hôm ấy vẫn níu chân tôi tham quan cho bằng được. Chợ nằm gọn trong hẻm 374, 382 Lê Hồng Phong - Hồ Thị Kỷ (phường 1, quận 10, TP. Hồ Chí Minh), vừa quen vừa lạ, trộn lẫn đủ phong vị cuộc sống.

Chè Campuchia béo ngậy 

Người Thái Nghệ An tổ chức nghi lễ "lạ" dưới gốc cây cổ thụ

Cứ mỗi tháng 9 âm lịch, người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu lại diễn ra một lễ hội gọi là “pủ xừa”. Không gian của lễ hội là một gốc cổ thụ lớn trong bản. Vào ngày hội, mỗi gia đình trong cộng đồng đều biện cỗ đến cúng thần linh. 

Lễ cúng dưới gốc cây cổ thụ

Mỗi năm, ở bản Hồng Tiến 2, xã Châu Tiến diễn ra 2 lễ hội lớn. Hội Hang Bua vào cuối tháng Giêng âm lịch được tổ chức lại từ hơn 20 năm nay và khá nổi tiếng đối với du khách gần xa. Có một lễ hội nữa diễn ra vào tháng 9 âm lịch mà cư dân nơi đây cũng như nhiều làng bản khác gọi là “pủ xừa”.

Trước khi đến với lễ hội, chúng tôi đã được ông Sầm Thanh Hoài - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Tiến thông tin rằng: “Pủ xừa” là lễ hội thường niên của cộng đồng người Thái xã này. Tuy nhiên, vì ít được quảng bá nên không có nhiều người biết đến”. 

Người dân bản Hồng Tiến 2 chuẩn bị mâm cúng để đi ra khu vực tổ chức lễ pủ xừa. Ảnh: Hữu Vi 

Phong tục lạ: Chú rể được nhà gái biếu tiền trong lễ cưới

Đối với người Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An), trong lễ cưới, chú rể và cô dâu sẽ phải đi rót rượu mời họ hàng trong tư thế quỳ gối để tỏ lòng trân trọng. Đổi lại, họ sẽ nhận được tiền từ người dự cưới. Tập tục này đã tồn tại từ nhiều thế hệ nay. 

Chú rể miền Tây Nam bộ lạ lẫm trong lễ cưới của chính mình
Càng về những tháng cuối năm, nhiều làng bản ở huyện Con Cuông rộn ràng không khí vui tươi của nhiều đám cưới. Nhiều năm trở lại đây, những đám cưới ở địa bàn người Thái này đã có nhiều thay đổi, nhất là khi những người trẻ đi làm ăn xa kết hôn với người địa phương khác. Dẫu vậy thì một số tục lệ xa xưa vẫn được người dân duy trì. Điều này tạo nên nhiều thú vị đối với những người đến từ địa phương khác. 

Chú rể Võ Thành Nam bên vợ mới cưới của mình. Ảnh: Hữu Vi 

8 thg 11, 2019

Quả núc nác: Món ăn, vị thuốc quý của đồng bào Tây Nguyên

Với cuộc sống gắn bó từ thiên nhiên nên đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng như đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê ở tỉnh ta đều xem những loại cây trái trong tự nhiên đều là sản vật và có thể chế biến thành món ăn ưa thích. Một trong những món ăn từ cây rừng được đồng bào chuộng dùng là quả núc nác.

Quả núc nác 

Núc nác là cây thuộc họ cây bồ kết, có quả từng chùm và mọc nhiều ở trong rừng. Theo đồng bào, từ ngọn non tới quả của cây núc nác đều được tận dụng làm bữa ăn hàng ngày. Các món ăn làm từ quả núc nác không phải ai cũng ăn được, vì nó có vị hơi đắng và hăng. Những ngọn non được luộc chấm cùng nước cốt chanh, hay quả núc nác có thể chế biến làm món xào, luộc, nấu canh nhưng ngon nhất vẫn là món gỏi. Để có món ăn ngon chế biến từ núc nác, đồng bào thường chọn hái những quả non độ “bánh tẻ”, chưa già, có màu xanh nhạt. 

Ấn tượng Khu du lịch Con Sẻ Tre

Có một nơi du khách không nên bỏ qua khi đến Nha Trang - đó là Khu du lịch Con Sẻ Tre. Từ một hòn đảo đá, cách đây 20 năm, Con Sẻ Tre được xây dựng thành một khu du lịch thơ mộng. Đến đây, du khách có thể tìm thấy hình ảnh những cảnh vật làng quê xưa cũ đã từng in dấu trong ký ức đẹp đẽ của mỗi người. 


Khu du lịch Con Sẻ Tre nằm trải dài ở phía nam đảo Hòn Tre thuộc vịnh Nha Trang, cách đất liền 3km. Vừa đặt chân lên đảo, du khách sẽ bắt gặp những mặt người ngộ nghĩnh được vẽ trên đá như đang hân hoan chào đón bạn. Nét độc đáo ở đây là toàn bộ hệ thống nhà hàng, nhà vườn, cầu, bàn ghế, giường, cột điện... đều làm bằng tre. Để đảm bảo tính tự nhiên một cách đồng nhất, điểm tiếp xúc các cột và kèo ở đây được đóng bằng các chốt tre hay còn gọi là con sẻ. Tên gọi Con Sẻ Tre xuất phát từ chính đặc điểm này. 

Nơi lịch sử ghi dấu

Khánh Hòa không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn có cả những địa chỉ gắn liền với lịch sử của đất nước. Đó là Khu di tích lịch sử tàu C235 (xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa) hay Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm)… Với ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn, những nơi này có sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

Một góc biển Ninh Vân. 

Cá cơm Nha Trang

Hồi còn nhỏ, mỗi khi mẹ đi chợ về, tôi thường xuống bếp ngồi bên cạnh nhìn bà bỏ từng món đồ ra một cái tràng. Trút túm cá cơm gói bằng giấy báo hay lá chuối ra rổ, mẹ tôi hay nói: “No lòng phỉ dạ là con cá cơm/Không ướp mà thơm là con cá ngát/Liệng bay thoăn thoắt là con cá chim/Hụt cẳng chết chìm là con cá đuối”… Rồi bà giảng giải, đó chỉ là cách chơi chữ của người xưa về tên các loài cá. Cá cơm hiền nhất trong các loài cá, có thể chế biến thành nhiều món, ăn quanh năm không bao giờ chán. Cá cơm có nhiều loại: cá cơm mồm, cá cơm săn, cơm trắng, cơm sọc… 

Ảnh: Internet 

Ở Nha Trang, cá cơm có quanh năm. Vào mùa, cá cơm không chỉ thấy bán đầy chợ mà còn nhiều điểm ven đường như: từ Nha Trang lên Thành, đường vào Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, ra Đồng Đế, xuống Chụt… có giá khá mềm.

Nhà cổ kiến trúc Huế đặc biệt ở miền Tây

Trải qua hơn chục năm mới hoàn thiện, nhà cổ Huỳnh Phủ có nội thất làm từ gỗ quý với những đường nét chạm trổ tinh tế. 

Tọa ở xã Đại Điền (Thạnh Phú, Bến Tre), nhà cổ Huỳnh Phủ là kiến trúc độc đáo bậc nhất vùng Tây Nam Bộ. Ngôi nhà do ông Hương Liên, tên thật là Huỳnh Ngọc Khiêm, người gốc Huế xây dựng trong 14 năm, từ 1890 đến 1904 mới hoàn thành. Năm 2011, ngôi nhà được xếp hạng là di tích quốc gia. Phía trước sân là bức bình phong đặc trưng theo lối kiến trúc xưa ở Huế. 

7 di tích tại vùng đất anh hùng Hậu Giang

Du khách thường ghé thăm di tích đền thờ Bác Hồ, khu Trù Mật hay Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam Bộ... khi đến vùng đất Hậu Giang. 

Là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây sông Hậu, thuộc châu thổ sông Cửu Long, Hậu Giang có nhiều danh thắng đẹp do thiên nhiên ban tặng, cùng các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng hấp dẫn du khách.

Di tích lịch sử chiến thắng Chương Thiện


Đây là di tích lịch sử duy nhất ở Hậu Giang được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Trước đây, di tích này có tên gọi là Di tích Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân Khu 9.

Di tích tượng đài chiến thắng Chương Thiện. 

Di tích Chiến thắng Chương Thiện gồm 2 điểm: khu vực 3, phường 5, thành phố Vị Thanh và ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chiến thắng Chương Thiện trưng bày lưu giữ nhiều hiện vật, ảnh tư liệu về một số trận đánh tiêu biểu của quân và dân ta. Đây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình tham quan Hậu Giang của du khách.

Sương vờn mây trên đồi chè Long Cốc

Vào những ngày cuối thu đầu đông, đồi chè Long Cốc ở Tân Sơn ẩn hiện trong màn sương như chốn bồng lai tiên cảnh. 

Đồi chè Long Cốc nằm tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội khoảng 125 km, và khoảng 70 km từ trung tâm thành phố Việt Trì. Những “ốc đảo chè” khiến Long Cốc được mệnh danh là “vịnh Hạ Long vùng trung du”.