7 thg 9, 2019

... Về đồng ăn cua

Mỗi khi mùa nước tràn đồng, sản vật cho con người phong phú hẳn. Mà chưa kể, miền Tây lại mang danh hào sảng, bình dân, phóng khoáng, hết lòng đãi khách phương xa những gì quê mình có. Theo thời gian, biến đổi khí hậu và bàn tay thô bạo của con người tác động, con nước khi về, khi không, khi muộn, khi sớm, khi bình yên, khi khó chịu. Sản vật cũng vì thế mà hiếm dần, hiếm dần. Mỗi lần sực nhớ món quê, người ta lại neo lời thở dài trên miệng: “Nhớ hồi xưa...”.

Cua đồng là một loại sản vật khiến người ta nhớ thương như thế. Món ăn này quen thuộc, dân dã đến mức ai cũng biết. Hoặc ít ra, cũng từng biết qua câu hát nổi tiếng “Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng - Về sông ăn cá, về đồng ăn cua”. Nhà tôi không ở trong đồng, mà nằm lọt thỏm trong phố thị ồn ào. Nhưng cả chục năm về trước, cua đồng nhiều đến mức, ở góc chợ nào cũng thấy chúng. Từ quê ra phố thị, cua đồng được bán với giá vài ngàn đồng/kg, rẻ đến tội. Những hôm nhà túng thiếu, cá thịt dù rẻ vẫn không đủ tiền mua, mẹ tôi lại buồn bã mua mớ cua về, phần thì luộc, phần giã nát nấu canh rau đay, ăn cho qua bữa nghèo. Ăn cua luộc thì phải chịu khó ngồi tỉ mẩn lột từng miếng vỏ dính vào thịt. Còn phần cua giã tay, nhưng nát như xay máy bây giờ, mẹ tôi phải lọc thật kỹ mới có phần thịt cua nổi lên trên tô canh. Anh em tôi còn nhỏ, chỉ cố tìm chút vị ngọt của thịt cua nằm lẫn trong đám vỏ xảm xì, đâu biết nỗi đắng cay trong lòng người lớn. 

Đình làng cổ giữa lòng phố núi Kon Tum

Nhắc đến hai tiếng Kon Tum, nhiều người con đi xa thường nhớ về một Làng Hồ thơ mộng nằm bên dòng sông Đăk Bla chảy ngược với tiếng cồng, tiếng chiêng trải dài mênh mang và những mái nhà rông cao vút… Nhưng, ít ai biết rằng, ngay giữa lòng phố núi ấy còn lưu giữ những nét văn hóa mộc mạc của làng quê đồng bằng vốn gắn liền với cây đa, bến nước, sân đình… Qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian và biến cố của lịch sử, nhiều đình làng cổ ở Kon Tum vẫn được người dân nơi đây giữ gìn và lưu truyền cho hậu thế.

Theo phong tục của những người dân miền xuôi, đình làng vốn là nơi thờ thành hoàng làng, hoặc việc thờ cúng các vị thần theo sắc phong của vua chúa thời phong kiến. Đình làng còn là ngôi nhà lớn của cộng đồng, là nơi hội họp, tế lễ của làng. Vì vậy, đình làng đã trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là điểm tựa tâm linh của những người dân làng quê Việt Nam.


Để tiếng cồng chiêng ở làng Kon Drei mãi âm vang

Cồng chiêng gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh và là linh hồn trong mọi hoạt động lễ hội từ bao đời nay của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh nói chung và dân tộc Ba Na nói riêng. Để âm vang tiếng cồng chiêng nối dài mãi trong các lễ hội của cộng đồng làng, trong các nghi lễ vòng đời của người Ba Na; suốt mấy năm qua, người Ba Na ở làng Kon Drei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) đã bảo ban, truyền dạy cho nhau nghệ thuật cồng chiêng nhằm giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc nơi đây.

Làng Kon Drei nép mình bên dòng Đăk Bla hiền hòa. Giữa làng, nhà rông được làm theo đúng nguyên mẫu truyền thống của dân tộc Ba Na với mái tranh cao vút, sừng sững như một lưỡi rìu vươn lên trời. Chống đỡ cho nhà rông trước những khắt nghiệt, giông bão là những hàng cột gỗ cao to, vách thưng bằng lồ ô… Nhà rông này được dân làng phục dựng đầu năm 2018. Và, mấy năm nay, khoảng sân rộng rãi trước nhà rông luôn rộn ràng tiếng trống, tiếng cồng chiêng và nối vòng xoang vào những tối thứ bảy, chủ nhật trong những tháng hè hay những dịp làng có lễ hội và tổ chức các sự kiện trọng đại.

'Đổi vị' với bún thịt nướng

Nếu Hà Nội có bún chả nức tiếng gần xa thì Đà Nẵng cũng có bún thịt nướng để "chiều lòng" những thực khách khó tính nhất. Món ăn này có hương vị đậm đà, mộc mạc với những nguyên liệu dễ tìm, dễ chế biến.

Bún thịt nướng là món ăn phổ biến và được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn. 

Ở Đà Nẵng, bún thịt nướng được bán phổ biến trong nhiều hàng ăn, từ ngoại thành cho đến trung tâm thành phố và thường bán cùng các món đặc sản khác như bánh xèo, nem lụi, thịt bò lá lốt... Ngoài ra, đây cũng là món "đổi vị" của nhiều gia đình trong những ngày "chán cơm".

Nhân văn Lễ cúng vào nhà mới của người M’nông

Từ bao đời nay, người M’nông trên địa bàn tỉnh vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình; trong đó lễ cúng vào nhà mới là một trong những nghi lễ quan trọng. 

Ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình mà còn là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng liên quan đến đời sống tâm linh của cộng đồng. Vì vậy, mỗi khi làm xong nhà, người M’nông thường tổ chức lễ cúng vào nhà mới, với những nghi thức, tục lệ mang đậm bản sắc dân tộc, ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. 

Chủ lễ mang cục than hồng, bầu nước khấn xin vào nhà mới 

Về Hành Phước, theo dấu chân người xưa

Nằm về phía đông nam của huyện Nghĩa Hành, xã Hành Phước vừa giáp dòng sông Vệ, vừa giáp với núi Đình Cương. Nơi đây là vùng đất bán sơn địa, với nhiều di tích lịch sử trải dài theo thời gian và không gian.

Trên vùng đất yên bình với những ruộng lúa xanh rì dưới nắng vàng, chúng tôi được người dân dẫn đến nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương (1888 - 1972) tại thôn Hòa Thọ. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, lớn lên trên mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng, Nguyễn Công Phương đã sớm tích cực tham gia vào các hoạt động cách mạng, nhiều lần bị địch bắt tù đày.

Ông từng giữ các chức vụ Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Lê Đình Cẩn (Nghĩa Hành), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Nam Trung Bộ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam... 

Nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương tại thôn Hòa Thọ, xã Hành Phước (Nghĩa Hành). 

"Bảo vật" văn hóa miền biển

Đi dọc các làng chài ven biển Quảng Ngãi, người ta dễ dàng tìm thấy những lăng vạn rêu phong, cổ kính luôn nghi ngút khói hương. Ở những lăng vạn đó, dân làng chài tôn sùng, thờ cúng một vị thần luôn gắn bó với nghiệp biển. Ấy là tục thờ cúng cá Ông.

Thần hộ mệnh của ngư dân 


Đều đặn mỗi năm, cư dân thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải (Bình Sơn) lại hội tụ về Lăng Vạn Nước Ngọt để tổ chức lễ hội cầu ngư, cúng thần Nam Hải cầu mong mùa đánh bắt mới mưa thuận, gió hòa, tôm cá đầy khoang.

Theo các bậc cao niên ở xóm Hòa Hải, thôn Thanh Thủy, cách đây hơn 200 năm, lần đầu cá Ôngi lụy bờ vào vùng đất này. Người dân thấy vậy nên đem xác cá Ông vào chôn trong vạn. Sau 3 năm, họ lấy di cốt đựng vào quách gỗ và thờ. Đến ngày nay, tại lăng vạn vẫn còn hai bộ di cốt của ông Nam Hải và bà Nam Hải. Cũng từ ấy, tục tế cá Ông ở lăng vạn Nước ngọt hình thành.

Nghi thức hát bả trạo trong lễ cúng cá Ông khắc họa đời sống văn hóa của những vạn chài hàng trăm năm trước 

Về Cao Muôn thăm ngọn nguồn cách mạng

Mùa thu, về vùng núi Cao Muôn, xã Ba Vinh (Ba Tơ) không chỉ để hiểu thêm nơi ngọn nguồn Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Quảng Ngãi mà còn là dịp để ngắm nhìn những ngôi nhà sàn xinh xinh của đồng bào Hrê bên sườn đồi, đắm mình trong dòng thác trong xanh.

Con đường về Cao Muôn bây giờ không còn khó đi nữa. Từ ngã ba xã Ba Thành xe cứ chạy một mạch qua Làng Teng, cầu sông Liêng rồi tiếp tục theo con đường bê tông mới mở đến khu vực trụ sở xã Ba Vinh. Rồi từ đây về thôn Nước Gia, băng qua những xóm nhà là đến nơi.

Núi Cao Muôn – nơi năm 1945, Đội du kích Ba Tơ chọn làm căn cứ trước khi tiến về đồng bằng. ẢNH: TL 

4 thg 9, 2019

Những 'bức tranh' độc đáo trên vải thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An

Tranh thủ lúc nông nhàn, phụ nữ vùng cao Tương Dương dành thời gian chăm chút cho các công đoạn thêu, dệt thổ cẩm. Từ bàn tay khéo léo, người phụ nữ Thái đã tạo ra những "bức tranh" vô cùng bắt mắt. 

Sau mỗi vụ cấy, vụ gặt, về các bản, làng người Thái dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi tỉ mẩn thêu váy, thắt lưng, khăn quấn đầu. Trong ảnh là chị em bản Cây Me, xã Thạch Giám (Tương Dương) tranh thủ thêu váy. 

Khung cảnh tựa miền cao nguyên thơ mộng nơi bến đò Vạn Rú

Bến đò Vạn Rú (Khánh Sơn, Nam Đàn) đặc biệt ăn ảnh vào mùa hè khi những đồi cỏ, bãi ngô cháy nắng trở nên vàng ruộm nổi bật dưới những tán xà cừ, bạch đàn. 

Bến đò Vạn Rú thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, nằm bên đê tả Lam, cách cầu đường bộ Yên Xuân khoảng 6km về phía Tây.