18 thg 7, 2019

Ngôi chùa Khmer hơn 140 năm tuổi ở An Giang

Ngôi chùa có màu sắc rực rỡ dưới ánh nắng, là nơi sinh hoạt của người Khmer quanh Khóm Xuân Hoà, thị trấn Tịnh Biên. 

Chùa Mới nằm trên đường 91, cách chợ Bách hóa Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên khoảng 2 km, do người Khmer xây dựng. Không chỉ là nơi tu hành của các nhà sư theo phái Nam Tông, chùa còn là điểm sinh hoạt văn hóa của đa số bà con dân tộc Khmer trong khu vực. 

Công viên Nhân Ái ở bãi biển Quy Hòa

Với không gian thơ mộng và những giá trị nhân văn cao cả, công viên Nhân Ái và khu vườn tượng danh nhân y học là một điểm đến mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Quy Nhơn.

Trong khuôn viên Trại phong Quy Hòa - một cơ cở điều trị bệnh phong có lịch sử lâu đời của thành phố biển Quy Nhơn – có một khu công viên rất đặc biệt, mang tên là công viên Nhân Ái

Hình ảnh chùa Bà Thiên Hậu hàng trăm năm trước

Cầu Ông Lãnh là địa danh rất nổi tiếng của Sài Gòn, nhưng chùa Bà Cầu Ông Lãnh thì không phải ai cũng biết. Phải chăng đây chính là chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng Sài Gòn? 

Hội quán Quảng Triệu (bên trái) trên đường Bến Chương Dương (nay là đường Võ văn Kiệt), Sài Gòn năm 1928. Hội quán này còn được gọi là chùa Bà Thiên Hậu.

Người thầy xứ Nghệ dạy con Vua, cháu Chúa

Trong thời gian làm chức Giảng dụ, ông bộc lộ là một học quan có kiến thức uyên thâm, tư cách mẫu mực, học trò của ông chủ yếu là con Vua, cháu Chúa. 

Tọa lạc trên núi Cấm thuộc xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, nằm hướng Tây Nam, di tích mộ và đền thờ Phan Sỹ Tuấn thuộc vị trí đắc địa. Đứng tại di tích, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát được cả một làng quê trù phú, với phong cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Thật xứng với nơi an nghỉ ngàn thu của một bậc tuấn kiệt xứ Nghệ. 

Đền thờ ông Phan Sỹ Tuấn tại núi Cấm, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương. Ảnh: Ngọc Phương 

Kỳ thú những 'chiếc giường băng' mát lạnh trong lòng hang Dơi

Với lòng hang rộng, nhũ đá chảy xuống tạo thành mặt bằng phẳng như "chiếc giường băng" mát lạnh… hang Dơi đang là điểm đến đầy kỳ thú dành cho những người ưa du lịch khám phá trong ngày hè nóng nực này. 

Hang Dơi nằm trên địa phận bản Già Hóp, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, cách Quốc lộ 7 chừng 10 km. Hang động này vừa được khám phá cách đây chưa lâu nhưng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân bản địa. 

Qua cầu... Giắt Dây

Tại Km 1076 +356 Quốc lộ 1 đi qua thôn 1, xã Đức Tân (Mộ Đức) có một cây cầu mang tên Giắt Dây. Hằng ngày, người và xe cộ qua lại nhộn nhịp. Tuy nhiên, ít ai biết được nguồn gốc tên gọi “Giắt Dây” của cây cầu.

Trong ký ức của người làng Thi Phổ (nay là xã Đức Tân, Mộ Đức), đằng sau tên gọi cầu Giắt Dây - cây cầu nối đôi bờ sông Băng - một nhánh của sông Thoa là cả câu chuyện dài về những năm tháng vất vả, gian truân, một thời ngăn sông, cách đò...

Cầu Giắt Dây ngang qua địa phận xã Đức Tân (Mộ Đức). 

Vương vấn bánh ống quê

Chập choạng, chiếc xe xay bánh ống của anh Đinh Văn Hổ (37 tuổi) nổ lạch cạch giữa dòng người qua lại. Bao năm, trên chiếc xe cũ kỹ ấy, anh Hổ “lang bạt” khắp nơi mưu sinh bằng nghề xay bánh ống...

Ký ức tuổi thơ
Chiều buông nhanh, ở góc đường Nguyễn Hoàng (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), bỗng dưng có tiếng máy nổ chan chát, gây sự chú ý đối với mọi người. Những chiếc bánh ống, bắp sấy mới xay nóng hổi, giòn rụm, tỏa mùi thơm ngào ngạt, làm cho chúng tôi nhớ về ký ức tuổi thơ. Hồi nhỏ, ở quê nghèo khó, chẳng có quà xa xỉ như chốn thị thành. Chỉ cần nghe tiếng máy nổ lạch cạch từ xa, cả xóm chộn rộn mang gạo, bắp đến xếp hàng chờ xay bánh ống, bắp sấy rất vui nhộn. Ngày nay, giữa phố thị ồn ào náo nhiệt vẫn còn hiện hữu chiếc xe xay bánh ống “chân quê”, cuốn hút trẻ thơ và người lớn đến mua rất đông. 

Vợ chồng anh Hổ xay bánh ống, bắp sấy bên hè phố 

Mùa mưa ở Bảy Núi

Cái nóng hạn bị xua tan trước những cơn mưa, khí hậu trở nên mát mẻ, đất đai và núi rừng Bảy Núi như khoác trên mình một chiếc áo mới xanh mơn mởn, đây cũng là thời điểm làm ăn sung túc nhất của cư dân nơi đây.

Mùa mưa, nguồn nước trở nên thoải mái, kích thích cây trái, rau màu vùng núi tươi tốt. Thêm vào đó, người dân ở Bảy Núi ai cũng biết cách ứng phó với khí hậu khắc nghiệt, cải tạo vùng đất khô cằn sau mùa nắng hạn trở nên tươi tốt với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, phát huy việc trồng trọt dưới tán rừng và trồng xen vườn cây ăn trái. Dạo một vòng các con đường mòn quanh Bảy Núi, có thể dễ dàng trông thấy những thửa ruộng mênh mông một màu xanh, những miếng rẫy rau màu tươi tốt. Xa xa nhìn lên các triền núi là những vườn xoài, mãng cầu ta, chuối... xen lẫn với cây rừng xanh ngút ngàn.

Ông Chau Son (xã Núi Tô, Tri Tôn) cho biết, đất gần triền núi khó trồng được rau dưa, nên chờ mưa xuống đặt giống khoai mì là chắc ăn nhất, vì cây khoai mì chịu đất pha cát, khả năng chống chọi hạn tốt, dễ chăm sóc. Khi lên cây con, thời tiết có mưa lai rai, mà ngưng lại 5-10 ngày cũng không sao vì cây khoai mì ít cần nước hơn so với mấy loại cây trồng khác. “mùa mưa, ai cũng phải tận dụng trồng trọt để kiếm thêm thu nhập bù đắp lại mấy tháng nắng hạn” - ông Chau Son cho biết.

Cư dân xứ núi bắt đầu trồng trọt vào mùa mưa 

15 thg 7, 2019

Dấu tích người xưa (tìm về Ao Dinh và Đám lá tối trời)

Cuộc đời chiến đấu của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định gắn liền với đất Gò Công. Vì vậy, người dân nơi đây kính yêu và tôn thờ ông hơn nơi nào hết. Đặc biệt, tại huyện Gò Công Đông có một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia là chuỗi địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, bao gồm: Đám lá tối trời (bản doanh của nghĩa quân), Di tích Ao Dinh (nơi ông hy sinh), Đền thờ Trương Định (nơi người dân thờ ông).

Đám lá tối trời nguyên là rừng dừa nước mênh mông rậm rạp thuộc làng Gia Thuận, Gò Công (nay là xã Gia Thuận, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), bước vào rừng dừa này sẽ không thấy ánh mặt trời vì lá dừa nước che khuất. Nghĩa quân Trương Định đã chọn vị trí hiểm yếu này làm căn cứ địa của mình. Cuộc kháng chiến thất bại, nhưng nơi này được ghi nhận là Di tích Lịch sử, ghi dấu trang sử chiến đấu hào hùng của dân tộc. Tiếc thay, mặc dù là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nhưng theo nhu cầu phát triển kinh tế, rừng dừa nước đã bị san phẳng, nơi này biến thành Khu công nghiệp Gia Thuận. Đành thôi, biết làm sao được!


Ao Dinh và Đền thờ Trương Định thì vẫn còn. 

Sông Hương, bao giờ tới biển: Đứa con thi đậu làm ông trên bờ

Mẹ em ngồi ở sau bếp đang đun nước, mắt ngước nhìn lên tấm giấy khen của Thương dán trân trọng trên trần thuyền, bỗng hát một câu không thể nào buồn hơn, rằng: “Cha mẹ chài lưới bên sông. Đứa con thi đậu làm ông trên bờ”.


Chợt nhớ cũng ở khúc sông này, dưới chân chùa Linh Mụ, lần đầu tiên trong đời tôi được tham dự một lễ Phóng đăng nhân ngày Phật đản. Thú thật là tôi đã báng bổ thần thánh, đã bụm miệng cười khúc khích một mình khi vị trụ trì chùa Từ Hiếu làm lễ quy y cho các thuỷ tộc sắp được phóng sinh, để khi mãn kiếp được hoá thân làm người, mong nhờ nhân duyên mà biết được Phật pháp.