18 thg 11, 2018

Dân làng Kon Pao mừng nhà rông mới

Nhìn mái nhà rông mới vừa được dựng lại trên một khu đất cao ráo nằm ở giữa làng, già làng A Kle thở phào nhẹ nhõm: Bao đêm không ngủ được, vì cái được xem là văn hóa của làng (tức nhà rông - PV) đã bị mưa bão làm sập. Lo lắng vì dân làng không đủ sức để làm lại nhà rông truyền thống, bởi bây giờ nguyên liệu tự nhiên không dễ để tìm được. Ấy vậy mà, với quyết tâm giữ văn hóa cho làng, nhà rông truyền thống của đồng bào Xơ Đăng nơi đây đã nhanh chóng được dựng lại…
Không còn khó khăn như trước đây, đường vào làng Kon Pao (xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà) bây giờ rất thuận lợi. Từ Quốc lộ 14 đoạn qua địa phận xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) rẽ vào con đường tránh lũ Đăk Psi (dự án được Nhà nước đầu tư mấy năm nay) trải nhựa phẳng lì chừng mươi phút là về đến làng.

Những ngày cuối tháng 10, lúa ở rẫy của bà con đồng bào Xơ Đăng nơi đây đã chín vàng trên những triền đồi. Xen lẫn những vạt vàng của lúa là những vườn cà phê xanh mướt mới được bà con nơi đây chuyển đổi từ những rẫy mì nằm trải dọc men theo sông Đăk Psi.

Lễ cúng thần rừng của người Mạ

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan chức năng, đồng bào Mạ ở bon B'Năm Prăng Răh, xã Đắk P'lao (Đắk Glong) đã trọng thể tổ chức Lễ cúng thần rừng để cảm tạ thần linh đã che chở, bảo vệ, giúp cho mùa màng tươi tốt bội thu và cầu mong bon làng ngày càng giàu mạnh. 

Già làng K'Krang chuẩn bị mâm lễ vật để cúng thần rừng 

Được xem là một trong những lễ hội lớn của đồng bào, nên bà con được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để tổ chức và mọi nghi thức đều được tiến hành theo đúng phong tục, gồm các nghi thức truyền thống như: Nghi lễ xin phép, nghi lễ dựng cây nêu, nghi thức gieo hạt... Địa điểm diễn ra lễ cúng là khu vực rừng thiêng nằm cạnh chân thác C’roah của bon B'Năm Prăng Răh. Dù con đường vào khu hành lễ rất khó khăn, phải di chuyển bằng xe cày nhưng bà con trong bon và ở các vùng lân cận cũng có mặt đông đủ để tham dự lễ cúng.

Nghệ thuật chế tác tượng nhà mồ

Mới đây, đến Bào tàng tỉnh Đắk Nông vào một ngày trong tuần, chúng tôi rất ngạc nhiên và thú vị khi được chứng kiến tận mắt những tác phẩm nghệ thuật tượng nhà mồ bằng gỗ của đồng bào các dân tộc M’nông, Ê đê… đang được lưu giữ tại đây.

Tượng nhà mồ không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn thể hiện được đời sống tâm linh của người Ê đê, M'nông 

Theo ông Nguyễn Anh Bằng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, những bức tượng nhà mồ nói trên vừa được đơn vị mời các nghệ nhân chế tác theo sự định hướng, chỉ đạo của tỉnh. Sau khi tiếp nhận một số lượng gỗ du sam và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc, Bảo tàng tỉnh đã mời các nghệ nhân có tay nghề cao, biết tạc tượng nhà mồ của người M’nông, Ê đê… đang sinh sống trên địa bàn tỉnh về tham gia chế tác. Trên cơ sở đó, các nghệ nhân được tiếp xúc, tìm hiểu một số đặc trưng về tượng nhà mồ Tây Nguyên và dựa vào đó để chế tác.

15 thg 11, 2018

Hàng hoa sữa cổ thụ nở trắng một góc trời Sài Gòn

Nhiều người Sài Gòn không khỏi bất ngờ trước mùi hương của cây hoa sữa trên một đoạn đường ở quận 7. 

Từ hơn 10 ngày nay, người dân đi qua ngã tư đường Nguyễn Lương Bằng và Trần Văn Trà (quận 7, TP HCM) đều cảm nhận rõ rệt mùi hương từ hàng cây hoa sữa. 

Ngọn núi thiêng gắn với huyền tích chữa bệnh ở Bình Thuận

Núi Tà Cú nổi tiếng với huyền tích chữa bệnh cho hoàng thái hậu và bức tượng Phật nằm lập kỷ lục châu Á. 

Đây là ngọn núi thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, được biết đến như một thắng cảnh quốc gia với hệ thực vật phong phú. Núi cũng là chốn linh thiêng đối với khách mộ đạo.

Không xuất sơn vẫn có thể chữa bệnh cho hoàng thái hậu
Năm 1872, nhà sư Trần Hữu Đức (1812-1887) lên núi Tà Cú lập tịnh thất tọa thiền trong một hang đá. Năm Tự Đức thứ 33, hoàng thái hậu bệnh nặng, nhà sư đã trì chú và kê toa thuốc gửi sứ mang về chữa lành bệnh cho hoàng thái hậu. Thay lời cảm tạ, vua Tự Đức đã ban 4 chữ Linh Sơn Trường Thọ cho ngôi chùa trên núi Tà Cú, nơi nhà sư tu tập.

Khi nhà sư viên tịch vào ngày 5/10 Âm lịch năm 1887, ngôi chùa bên dưới Linh Sơn Trường Thọ, gọi là Linh Sơn Long Đoàn (chùa Dưới) được thành lập như một nơi để thờ cúng và ghi nhớ công ơn của người khai sơn.

Mái chùa Linh Sơn Trường Thọ trong không gian mây trời. Ảnh: Instagram 

Dự lễ cúng thần bếp của người Thái Nghệ An

Trong ngày đầu tiên dọn đến nhà mới, người Thái xứ Nghệ thường cúng thần bếp với một bát muối và một bát gạo 

Anh Vi Văn Canh, bản Nam Đình xã Chi Khê (Con Cuông) vừa hoàn thành ngôi nhà sàn gỗ. Anh được những cao niên trong cộng đồng góp ý về tầm quan trọng của căn bếp, đặc biệt là cách chọn ngày giờ. Trong ngày lợp nhà, anh giao cho chị vợ làm người nhóm bếp.

Theo quan niệm của cộng đồng người Thái nơi đây việc nhóm bếp là nhiệm vụ của phụ nữ trong nhà hoặc bên họ ngoại. Trước đó khi đắp khuôn bếp, người ta đã chọn hai thanh củi lớn tượng trưng cho họ nội và họ ngoại, còn những thanh nhỏ hơn gác lên hai thanh lớn là vợ chồng, con cái sum vầy. 

Trong quan niệm tâm linh của người Thái, bếp là nơi có nhiều điều linh thiêng. Ảnh : Hữu Vi 

Cánh đồng muối Nghệ An tuyệt đẹp lúc bình minh

Từ sáng sớm, diêm dân xã An Hòa (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đã ra đồng và cần mẫn làm việc trong ánh nắng ban mai phản chiếu trên những cánh đồng muối trong veo. 

Xã An Hòa (Quỳnh Lưu) có 14 xóm, trong đó 7 xóm sản xuất nông nghiệp, còn lại sản xuất muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Bắc Lợi là một trong những xóm có nhiều hộ làm nghề muối nhất toàn xã. Ảnh: Hải Vương 

Hàng Thiếc - con phố hàng trăm năm vẫn không thay đổi ở Hà Nội

Khi đi vào phố cổ, bạn chỉ cần nghe theo tiếng búa gõ vang vọng là biết đang tới phố Hàng Thiếc. 

Hàng Thiếc là một phố nhỏ trong khu trung tâm Hà Nội. Qua thời gian, xã hội có nhiều đổi thay, Hàng Thiếc vẫn là một trong ít phố vẫn giữ được nghề truyền thống. 

Mở mắt thấy thiên đường Bảo Lộc



Có một nơi thường bị bỏ quên trên hành trình đến cao nguyên Lâm Viên tìm cái đẹp của du khách. Ở đó, mỗi sáng mở mắt có một thiên đường. 

Những cảnh đồi chè bạt ngàn, xen giữa là những con đường nhỏ uốn lượn du khách có thể bắt gặp khi đi vào vùng trồng chè Đam B’ri (ngoại ô TP. Bảo Lộc), hoặc các xã vùng ven huyện Bảo Lâm - Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG

Ngôi chùa có tháp bằng gốm cao nhất Việt Nam

Chùa Viên Giác ở Sài Gòn có tuổi đời hơn 60 năm, nổi bật với ngôi tháp thờ Xá lợi Phật được làm hoàn toàn bằng gốm sứ. 

Chùa Viên Giác (đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình, TP HCM) được xây dựng năm 1955. Ban đầu, chùa chỉ là một am nhỏ, đến năm 2001 mới được xây dựng thêm các công trình quy mô lớn như hiện tại.