3 thg 4, 2018

Gùi - Vật “bất ly thân” của người dân vùng núi Ngọc Linh

Chiếc gùi là sự sáng tạo trong quá trình lao động của đồng bào dân tộc thiểu số, nó là vật dụng gắn liền với cuộc sống thường ngày của mỗi người, mỗi gia đình. Ở vùng núi cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), chiếc gùi dường như có vai trò đặc biệt quan trọng và được xem là vật “bất ly thân” của mỗi nhà, mỗi người dân nơi đây.

Xã Ngọc Linh có địa hình đồi núi tương đối phức tạp nên trước hết gùi là phương tiện phổ biến để người dân vận chuyển hàng hoá, đồ đạc, nông sản. Toàn xã có 17 thôn, làng thì có tới 8 thôn, làng nằm cheo leo trên núi cao, chưa có đường xe đi lên; các làng còn lại dù ở dưới thấp, có đường xe tới, nhưng từ dưới đường lên đến nhà của mỗi gia đình hầu như cũng chỉ có cách đi bộ.

Đồng bào Xơ Đăng sinh sống trong điều kiện địa hình khó khăn như vậy, không thể dùng các phương thức vận chuyển như xe hay kể cả gánh gồng, đội, vác thì gùi là phương thức vận chuyển phù hợp nhất. Nó được ví như chiếc địu, như chiếc ba lô, chiếc túi xách... giúp họ vận chuyển hàng hoá từ nơi mua sắm về nhà, đưa nông sản từ trên rẫy về rồi từ nhà xuống trung tâm xã để bán...

Trong mỗi gia đình người Xơ Đăng ở Ngọc Linh đều có hàng chục chiếc gùi lớn nhỏ. Ảnh: T.H 

Rượu đế Gò Đen – Đệ nhất tửu ĐBSCL

Rượu đế Gò Đen được mệnh danh là mỹ tửu của vùng đất trù phú về sản lượng lúa nếp Long An. Rượu trong như nước mưa, càng để lâu uống càng ngon, vị cay nồng làm say lòng bao người thưởng thức.

Rượu đế Gò Đen, Long An

Rượu nồng ai uống cùng ta
Bao nhiêu giọt thắm nét hoa phai màu.

Bánh cuốn ngọt miền Tây, lạ mà quen

Bánh cuốn ngọt – Nếu là dân miền Tây thứ thiệt thì sẽ không thể không biết đến một loại bánh cuốn ngọt hay còn gọi là bánh ướt ngọt, nếu trước đây đi khắp miền Tây ta sẽ dễ dàng bắt gặp loại bánh này được bày bán. Nhưng hiện nay, loại bánh này đã khó tìm.

Bánh cuốn ngọt miền Tây còn gọi là bánh ướt ngọt

Bánh ướt ngọt mới nghe đã thấy ngọt, ngọt từ trong bánh ra ngoài, ngọt lòng những đứa con Nam bộ xa xứ

Vỏ bánh được làm bằng bột, bột năng, bột gạo, bột sắn dây, vì vậy vỏ bánh rất dai hơi hơi giống bánh da lợn, nhung không cứng, ko quá cũng không quá mềm, vị ngọt có thể gia giảm tùy ý.

Bánh lọt nước cốt dừa Cần Thơ

Có những món ăn tưởng chừng rất “quê” đã trở thành món “độc” và khó tìm ở nơi phố thị. Bánh lọt nước cốt dừa là món ăn vặt như vậy… Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng.

Bánh lọt là món ăn thích hợp vào những ngày nằng nóng

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, có 2 loại bánh lọt mà mẹ vẫn hay làm, bánh lọt mặn thường ăn cùng nước lèo có tôm – thịt giống như bánh canh, còn bánh lọt ngọt thì ăn cùng nước đường và nước cốt dừa. Đất Cần Thơ nổi tiếng có bánh lọt lá cẩm với màu tím lấy từ lá cẩm nhưng xanh lá dứa thì thông dụng hơn.

2 thg 4, 2018

Xuồng chèo - nét đẹp quê hương

“Hò khoan chúng em khua mái chèo/ Đưa các anh qua dòng sông lạnh lẽo...” - Ngày nay, chiếc xuồng chèo vẫn là hình ảnh quen thuộc trên sông rạch đây đó, bởi chúng không chỉ tham gia giao thông đường thủy mà còn trở thành phương tiện chở khách - một dịch vụ du lịch được du khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng. 

Đưa khách tham quan tại xã Tân Thạch, huyện Châu Thành. 

Về Sơn La thưởng thức bọ xít chiên giòn

Ở Sơn La, người dân hai huyện Phù Yên và Bắc Yên có thú ăn các loại côn trùng, đặc biệt là bọ xít từ hàng ngàn năm nay. Món ăn này đặc trưng và thân quen đến nỗi đã trở thành món ăn hàng ngày trong bữa cơm của họ.

Đến Phù Yên và Bắc Yên vào dịp tháng 4 đến tháng 6, thực khách có thể dễ dàng được ăn bọ xít ở bất kỳ quán nào, từ nhà hàng sang trọng đến quán lá bình dân, bởi đó là mùa nhãn ra hoa, kết trái, cũng là mùa bọ xít nhãn sinh sản rất mạnh.

Dọc hai bên quốc lộ 37 qua xứ Phù Yên, Bắc Yên bạt ngàn vườn nhãn. Nhãn được trồng ven suối, sườn đồi, trong vườn nhà, nhãn mọc kín cả sân vườn trụ sở công an huyện, huyện ủy, UBND huyện, trạm y tế, trường học…