29 thg 1, 2018

Đẹp ngỡ ngàng rừng cao su mùa thay lá miền giáp biên giới Lào

Thời tiết sang đông, hầu hết các loại cây đều thay lá để cùng nhau đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân đến. Từ cuối tháng 11 âm lịch hàng năm những vườn cao su cũng trút bỏ lớp lá cũ để mùa xuân sang đâm chồi lộc biếc.

Vào khoảng thời gian cây rụng lá lại tạo nên những cảnh đẹp nên thơ đến ngỡ ngàng níu chân những ai có dịp đi qua khu vực này.

Tại một số huyện phát triển trồng cây cao su như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. Những vườn cao su ở đây có tuổi đời từ 3 đến 10 năm đang thời kỳ khai thác mủ.

Vào mùa này, khi có dịp đi qua những vườn cao su mọi người đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của rừng cây cao su mùa thay lá. Những cơn gió nhẹ đưa những chiếc lá rời cành bay trong gió. Dưới các gốc cây những chiếc lá khô phủ một lớp bàng bạc khá dày trên mặt đất tạo nên khung cảnh rất nên thơ.

Những vườn cao su bắt đầu rụng lá. Lúc này những cây cao su chỉ còn những cành cây khẳng khiu. 

Bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, những vườn cao su bắt đầu trút lá. Ảnh: N. Duyên. 

Thăm khu “Ký ức làng chài” trong lòng bán đảo Sơn Trà

Tới khu sinh thái bán đảo Sơn Trà, thăm khu Ký ức làng chài - nơi được xem là chốn bồng lai tiên cảnh, là biển cả giữa đại ngàn.

Bảo tàng Đồng Đình – Khu vườn của ký ức bao gồm 5 mảng Chuyên đề: Nhà ký ức làng chài, Nhà trưng bày mỹ thuật – Nhà biệt thự, Nhà trưng bày cổ vật – Nhà Rường, Nhà ký ức đời rừng – Phòng ký ức quê nhà và Nhà sinh hoạt cá nhân – Nhà quản lý

Hoa mơ nở trắng cao nguyên Mộc Châu

Về Mộc Châu những ngày này, bạn sẽ thấy như lạc vào thế giới khác bởi vẻ đẹp mộc mạc mà thanh khiết khi hoa mơ nở trắng rừng.

Mộc Châu là vùng đất đẹp bốn mùa quanh năm, mà đẹp nhất, hữu tình nhất là khi những sắc hoa khoe thắm trên cao nguyên này.

27 thg 1, 2018

Những góc riêng của Huế

Dẫu không chủ đích đến Huế, nhưng trong cuộc hành trình Bắc Nam của những chuyến xe dong ruỗi, Huế vẫn là điểm được chọn để dừng lại, có thể là ở lại một đêm, có thể là vài giờ đồng hồ, để ít nhất một lần bước chân vào kinh thành Huế, nghĩ về vương triều nhà Nguyễn xa xưa.

Có lẽ du khách không khỏi có sự nao nức, dẫu chỉ đi một vòng trong khuôn viên hoàng thành rộng tới 520 ha kia, để tưởng tượng cảnh vua ngồi ngai vàng thượng triều, cảnh cung tần mỹ nữ dạo chơi hay những buổi yến tiệc vua chúa đã từng diễn ra.


Một góc tường thành.

Một ngày trên đảo Quan Lạn

Thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đảo Quan Lạn có diện tích hơn 11 km2 với dân số hiện vào khoảng gần 8.000 người. Một ngày trên đảo Quan Lạn, du khách được trải nghiệm những cảm giác thú vị từ phong cảnh thiên nhiên đến các công trình tôn giáo, các món ăn hấp dẫn, đồng thời có dịp tìm hiểu cuộc sống cư dân địa phương. 

Buổi sáng, du khách dậy sớm đón bình minh, thăm các làng chài, bãi cào ngao, săn sá sùng… Chiều đến, du khách thăm viếng các đình chùa trên đảo như đình Quan Lạn, đền Trần Khánh Dư, chùa Linh Quang Tự, và ra các bãi tắm còn hoang sơ để được ngâm mình dưới làn nước trong xanh. 


Đảo Quan Lạn nằm giữa Vịnh Bái Tử Long.

Thu về bên dòng sông Năng

Sông Năng gắn liền với hai thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Bắc Kạn là thác Đầu Đẳng và động Puông. Khi mùa thu về, cảnh sắc hai bên bờ sông mang vẻ đẹp quyến rũ, những hàng cây lá úa vàng rủ xuống dòng sông, soi bóng dưới làn nước trong xanh, xa xa một vài chiếc thuyền nhỏ của người đi đánh cá, chốc chốc có những đàn cò trắng vỗ cánh tung bay về phía rừng…

Sông Năng mùa thu có nhiều đoạn nước xanh biếc, trong vắt đến mức có thể nhìn thấy những đám rêu xanh tận đáy. Sông như chiếc gương trời khổng lồ soi hình bóng núi và những làng bản của đồng bào Tày, Mông. Những gì đẹp nhất của sông Năng khi vào thu có thể nhiều người vẫn chưa biết mỗi khi đến thăm Hồ Ba Bể.


Vào thu, cánh rừng bên sông như nhuộm một màu vàng.

Rong chơi ở Tà Phìn

1. Ra khỏi Sa Pa trên con đường hướng về thành phố Lào Cai chừng hơn 6 km thì có một con đường rẽ bên trái. Không có bảng hướng dẫn, chỉ có thể tìm đường bằng cách hỏi miệng với cô chủ tiệm bán tạp hóa ở ngã ba: “Cô ơi, có phải đây là con đường đi Tà Phìn”. Cô chủ tiệm gật đầu. Con đường theo sự chỉ dẫn của cô chủ tiệm tạp hóa là một con đường có đủ loại ổ gà, ổ trâu, ổ… voi. Đi một đoạn thì gặp một trạm thu phí nho nhỏ ven đường, cô nhân viên ăn nói ngọt ngào: “Dạ, mỗi đầu người bốn chục ngàn ạ!”. Tiền trao tay rồi qua cổng, không có vé, chẳng biên nhận.

Phải ghìm chặt tay lái để lạng lách trên những con dốc, bên dưới ruộng lúa vào mùa lúa chín với màu vàng quyến rũ, nhưng muốn nhìn ngắm thì chỉ có cách duy nhất là dừng xe, có chỗ hố sâu, tay lái suýt chao té xuống…



Kỳ thú Mường Hum

Mường Hum thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một vùng đất hoang sơ, thơ mộng, nơi sinh sống của người dân tộc Mông, Hoa, Giáy, Dao, Hà Nhì… Tiết trời Mường Hum quanh năm mát mẻ, vì vậy cây cỏ quanh năm tươi tốt. Mường Hum thu hút du khách tìm đến thường vào mùa xuân và mùa thu. Mùa này, Mường Hum đẹp như một bức tranh thiên nhiên quyến rũ. 

Những triền núi chập chùng, nhấp nhô uốn lượn với những vạt rừng xanh thẳm. Phía dưới là những thửa ruộng bậc thang như những đường viền tô điểm một cách khéo léo cho đồi núi. Vào thời gian thu hoạch, ruộng bậc thang Mường Hum rực vàng lúa chín. Đứng trên những mỏm đá, phóng tầm mắt ra xa, du khách không khỏi trầm trồ với hình ảnh những sóng lúa đang lượn trên đồng. 


Ruộng bậc thang như những đường viền tô điểm vẻ đẹp cho những triền núi Mường Hum.

Trải nghiệm leo đỉnh Hàm Lợn

Leo núi theo kiểu đi từng bậc thang lên đỉnh là chuyện bình thường và dễ dàng. Nhưng kiểu mò mẫm đường mòn từ ngọn núi này qua ngọn núi khác lại là một trải nghiệm khác biệt và thú vị với những người ưa thích du lịch khám phá.

Bài kiểm tra thể lực


Hàm Lợn là một ngọn núi thuộc dãy Độc Tôn ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, với độ cao khoảng 460 m so với mực nước biển. Ngọn núi này cách Hà Nội chỉ chừng 40 km, không xa đô thị nhưng vẫn còn khá hoang vu. Bởi vậy nên nhiều bạn trẻ thích đến đây, tổ chức cắm trại bên hồ Hàm Lợn hoặc leo núi.

Nhiều bạn trẻ cho rằng leo lên đỉnh Hàm Lợn, mặc dù ngọn núi này không cao, nhưng sẽ giống như một bài kiểm tra thể lực cho một hành trình gian nan khác là leo đỉnh Fansipan, ngọn núi cao nhất Việt Nam nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Anh Thành Vinh (Sóc Sơn – Hà Nội) nhận xét: “Khác với Fansipan, Hàm Lợn không có một đường mòn chính thức nào cả, nên rất dễ lạc”. Thi thoảng đường đang đi đột ngột biến mất. Thay vào đó là những đám dương xỉ rậm rạp, bụi bặm, những bờ bụi cao quá đầu người. Đoàn leo núi luôn cần một người thông thạo địa hình và thành viên cần bám rất sát người dẫn đường này để tránh lạc. 


Vượt qua các cánh đồng trước khi đến chân núi Hàm Lợn.

Về quê hương của những điệu vọng cổ

“Bên nước mặn biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi” là lời giới thiệu về mảnh đất Bạc Liêu trù phú. Không chỉ nổi tiếng bởi những điệu vọng cổ, giai thoại về bác Ba Phi hay công tử Bạc Liêu một thời, mảnh đấy này còn mặn mòi vị muối, thắm đượm tình người.

Nặng phù sa, nặng nghĩa tình 


Nằm trong lòng Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu tiếp giáp Cà Mau - địa đầu phía Nam của Tổ Quốc. Đúng với đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, Bạc Liêu gắn với hình ảnh của phù sa trĩu nặng theo dòng Mê Kông ra biển, bồi đắp qua mấy trăm năm tạo thành gò, bồi tươi tốt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Rừng đước mênh mông san sát theo hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ở đây khí hậu đặc trưng với hai mùa nắng mưa rõ rệt. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này không chỉ có những miệt vườn cây trái trĩu cành, thóc lúa nặng bông mà còn có cá tôm miền biển, những cánh đồng muối trắng tinh nổi tiếng một vùng. 

Biểu diễn đờn ca tài tử.