15 thg 1, 2018

Vang danh đặc sản cua Năm Căn - Cà Mau

Huyện Năm Căn (Cà Mau) có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh con tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là con cua.

Nuôi cua sinh thái 


Cua Cà Mau hầu hết được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên, sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loài thủy sản khác. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển, có hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu ổn định nên tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác. 

Người dân thu hoạch cua biển trong vuông tôm. Ảnh: Chúc Ly 

Ngon ngọt mực một nắng Phú Yên

Một trong số những đặc sản của Phú Yên mà khách du lịch không thể bỏ qua là mực một nắng do ngư dân đánh bắt và sơ chế. 

Để mực một nắng được thơm ngon, ngư dân phải rửa mực bằng nước biển, sau đó đem phơi ở nơi nhiều ánh nắng, nắng to.

Quan trọng nhất là mực chỉ phơi "đủ 1 nắng”, thông thường nếu gặp trời nắng gắt người dân có thể phơi khoảng 2 đến 3 tiếng cho mực vừa se lại, sờ không dính tay trước khi đi vào chế biến các món ăn khác nhau hay làm quà biếu... 

Mực một nắng nướng chấm tương ớt là món khoái khẩu. Ảnh: Văn Hào 

Sò huyết đầm Ô Loan - đặc sản Phú Yên

Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của miền Trung mà còn là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu … Nhưng thứ làm nên thương hiệu của cùng đất này lại là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết. Trong đó, sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản “danh bất hư truyền” của vùng đất Phú Yên mà khó nơi nào có thể sánh bằng.


Ảnh: Văn Hào 

Nhà thờ đẹp nhất vùng sông nước miền Tây

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến sự uy nghi, hoành tráng, tĩnh lặng của ngôi nhà thờ được nhiều người đánh giá là đẹp, cổ kính bậc nhất miền Tây.

Thánh đường họ đạo Mặc Bắc. 

Bà Trần Thị Vĩnh, ngụ TP Hồ Chí Minh nhận xét khi đến đây: “Nhà thờ này có lối kiến trúc rất đẹp, độc đáo và có nét tương đồng như nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn lại có diện tích rộng lớn, nhiều công trình phụ, bóng cây xanh, thật xứng đáng là kỳ quan miền Tây sông nước…”

Khám phá nhà thờ Nhọn nổi tiếng ở Quy Nhơn

Điểm đặc biệt của nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn là tháp chuông nhọn hoắt như đầu chiếc bút chì. Đây là lý do người dân địa phương gọi là nhà thờ Nhọn.

Nằm ở số 122 Trần Hưng Đạo, Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn hay có tên nhà thờ Nhọn là công trình kiến trúc độc đáo

Thăm di tích chiến tranh giữa lòng Hà Nội

Có lẽ hồ Hữu Tiệp ở Hà Nội là di tích chiến tranh duy nhất trên thế giới có chứa xác một "pháo đài bay" B-52 của Mỹ.

Di tích chiến tranh Hồ Hữu Tiệp là một hồ nước nhỏ nằm giữa làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng của đất Hà thành xưa. Sẽ không có nhiều người biết đến hồ nước này, nếu không có một sự kiện xảy ra vào đúng 45 năm trước

14 thg 1, 2018

Mười năm không gặp, tưởng tình đã cũ...

Tôi đến Phú Quốc lần đầu năm 2007. Chuyến đi ấy để lại nhiều kỷ niệm ngọt ngào vì đi cùng những người bạn thân thiết: anh Phạm Đình Quát, anh Lê Hoàn, anh Lê Hồng Đức, anh Hà Duy Thiện... Những người bạn mới quen thì rất nặng tình với Phú Quốc, giúp tôi hiểu và yêu hơn hòn đảo xanh này: anh Trần Kiêm Đính, cha con bạn Trịnh Công Phát... Anh Trần Kiêm Đính không phải dân Phú Quốc, mà là dân Cần Thơ nhưng là người rất quan tâm đến việc phát triển du lịch ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Phú Quốc.


Bãi biển Phú Quốc, năm 2007

Đi Mộc Châu, tận hưởng nét vẽ thác Tát Lau

Thác Tát Lau. Ảnh. Hoàng Huế 

Mộc Châu, mỗi mùa một loại hoa khoe sắc. Mộc Châu, đi chỗ nào cũng thấy cảnh sắc tươi đẹp, từ một thác Dải Yếm đẹp tựa nàng thơ của xứ Mộc đến thác Tát Lau, đẹp như một nét vẽ giữa bát ngát núi đồi.

Thác Tát Lau nằm ngay cạnh con đường chính dẫn ra cửa khẩu Lóng Sập, nằm giữa một vùng đồi rộng bao la.

Tát Lau là tên theo tiếng Thái, được đặt tên theo đặc điểm của khu thác. Thác nằm trong khu vực xã Bó Sập, nơi đa số là đồng bào người Thái sinh sống. Xưa, giữa một vùng cỏ lau tươi tốt có một con thác ngày đêm rì rào, bà con người Thái lấy luôn đặc điểm này đặt tên thác, có nghĩa là dòng thác ở giữa rừng lau. Nhưng hiện nay, bà con ở Bó Sập đã cải tạo lại khu thác, xây dựng thêm một số hạng mục, xây cầu đi dọc theo các sườn thác, các khu chòi ngắm cảnh, phó bỏ cỏ lau để trồng hoa, tạo cảnh quan hòa trộn nét hiện đại và nét mộc mạc của thác. 


Dốc 79 Đạ Tẻh - cung đường đo sự gan góc của phượt thủ

Dốc cao thẳng đứng, đường đi gian nan, hiểm trở - đó là con dốc 79 ở Đạ Tẻh, Lâm Đồng - địa danh dân mê phượt nên khám phá ít nhất một lần.

Hành trình khám phá cung đường nổi danh với mức độ hiểm trở này, điểm xuất phát là thị trấn Madagui (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), đi đường ĐT21 đi 15km rồi rẽ phải đến một con đường hẹp nhỏ đối diện với Trường Tiểu học Triệu Hải. 

Ảnh: Nam Phạm 

Đặc sản chuối khô Cà Mau

Những ngày này, hàng trăm hộ làm nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau lại tất bật chuẩn bị hàng để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Làng chuối khô tại xã Trần Hợi có tuổi thọ gần 100 năm