19 thg 3, 2013

Chuyện nhặt ở "làng cười"

Tỉnh Bắc Giang có tám trong số mười bốn làng cười xứ Bắc, chiếm một nửa số làng cười ở Việt Nam. Đó được xem là "đặc sản" mang đậm những giá trị văn hóa, góp phần làm cho cuộc sống thêm thi vị.


18 thg 3, 2013

Dambri huyền thoại

Cách thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) 18km theo hướng Đông Bắc, chạy qua con đường uốn lượn với hai bên là những đồi chè và cà phê xanh ngát, thác Dambri trắng xóa từ trên cao đổ xuống như một dải lụa nằm vắt trên vách đá cheo leo giữa lưng chừng núi và cỏ hoa. 

Cái tên Dambri bắt nguồn từ câu chuyện tình huyền thoại của một đôi trai gái mà người K’ho đặt cho dòng thác này. Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái K’ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Họ hẹn mùa lúa chín, trăng tròn năm sau sẽ làm lễ cưới. Nhưng, hạnh phúc đã không đến với họ. Cha của cô gái không muốn gả nàng cho chàng trai nghèo khổ. Để ngăn cách tình yêu của họ, già làng đã sai người bắt chàng trai phải bỏ làng đi tới một nơi xa, thật xa không có lối về. Từ khi vắng bóng chàng trai, nàng H'Bi buồn lắm. Đêm đêm, H'Bi lặng lẽ ra khu rừng, nơi họ thường hẹn hò mà khóc than cho duyên tình cách trở với hy vọng nước mắt sẽ gọi được chàng trai trở về sống với nàng. H'Bi khóc mãi, chờ mãi nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Dambri có nghĩa là "đợi chờ". Tiếng thác Dambri ngày đêm réo rắt giữa núi rừng như lời của nàng H'Bi đang kể về chuyện tình đã vỡ từ ngàn năm.

Thác Dambri. (Ảnh: Lê Minh)

Bàng Côn đảo: Nhân chứng lãng mạn

Dạo qua hàng loạt trại giam, chuồng cọp như Phú Hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình..., ai ai cũng phải rùng mình trước những gì mà các chiến sĩ cách mạng từng phải gánh chịu. Và, những nhân chứng lâu năm nhất ở Côn Đảo, từng chia ngọt sẻ bùi cùng lớp lớp người dũng cảm nay vẫn hiên ngang vươn cao mình, tỏa rợp bóng khắp Côn Lôn: bàng.


Chỉ hơn nửa giờ bay từ TP. Hồ Chí Minh, trên cao nhìn xuống đã thấy “hòn ngọc” Côn Đảo rực rỡ tỏa sáng giữa đại dương thiên thanh.

Côn Đảo, hay còn được gọi là Côn Lôn, là một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từng được người phương Tây biết đến từ rất sớm nhờ nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Á - Âu.

Làng thị

Xã Mỹ Trạch ở huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) vốn là làng Cao Lao cổ nằm bên bờ nam sông Gianh. Cao Lao hôm nay vẫn mang một không gian huyễn hoặc như trong cổ tích, vì được bao trùm bởi hơn mười ngàn cây thị mọc khắp lối đi, từ xóm trên đến ngõ dưới ở 7 cụm dân cư.

Mười ngàn cây thị



Mặc dù Cao Lao được đích danh phiên hiệu là xã Mỹ Trạch, nhưng người dân ở đây vẫn thích gọi xã của họ là cái làng nhỏ Cao Lao nằm tút cực bắc huyện Bố Trạch.

Làng mảnh dài bên bờ sông Gianh, vốn là một trong những nơi người Chăm khai thiên lập địa trước đó hàng ngàn năm.

Đến với Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà

Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà nằm trong khu rừng nguyên sinh cổ nhất ở Lâm Đồng, được thành lập từ năm 2004. Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đây là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà có giá trị rất cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gene động - thực vật quý hiếm và đặc trưng cho hệ sinh thái rừng á nhiệt đới.

Cung đường xuyên sinh thái

Ra khỏi thành phố Đà Lạt khoảng 50km, theo tỉnh lộ ĐT 723 (Đà Lạt - Nha Trang), chúng tôi đến cổng Vườn quốc gia Biduop.


Rừng vẫn còn vẻ nguyên sinh

Cung đường chạy qua những khu rừng nguyên sinh và bản làng dân tộc ít người với nhiều nét văn hóa khác nhau hứa hẹn mở ra những cơ hội lớn về giao thương, đi lại giữa các trục tam giác TP.HCM - Đà Lạt - Nha Trang, cùng với nhiều loại hình du lịch mới như trekking, du lịch sinh thái...


17 thg 3, 2013

Tết buộc tình

Dọc đường 12A, bên dưới núi Giăng Màn, ở xã Trọng Hóa, Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cổ tay người Khùa nào cũng có một sợi chỉ chắc như sợi mây rừng. Đó là sợi chỉ buộc tình dân bản với nhau, sợi chỉ buộc tình dòng họ, vợ chồng, con cái, cây cỏ, hoa lá để nhớ nhau như con chim thương núi, như con cá thương nước.

Người Khùa đi chơi Tết buộc mình

Nếu bạn đến bản làng của người Khùa vào tháng Giêng hoặc tháng Hai Âm lịch sẽ gặp Tết buộc tình, hay còn gọi là Tết buộc chỉ cổ tay mà tiếng Khùa gọi là "rít chọo aty", được hiểu theo nghĩa khác nữa là Tết của dòng họ.

Đảo cỏ ống: Thiên đường biển

Tạm gạt bỏ mọi lo toan của bộn bề cuộc sống, tôi quay lại đảo Cỏ Ống một lần nữa để nhớ đến cảm giác sảng khoái, mát mẻ khi vẫy vùng trong làn nước xanh ngắt của vương quốc san hô kỳ ảo nơi đây. 

Con đường xuống biển để ra đảo Cỏ Ống không còn “lành lặn” như lần trước mà sạt lở khủng khiếp, hết lết qua đồi cát, lại khiêng xe qua những hố sạt sâu hoắm.


Hai đứa tôi, kẻ đẩy xe người đạp cát mà đi, mồ hôi nhễ nhại trong cái nắng đổ lửa. Cuối cùng thì xe không thể chạy được, chúng tôi đành giấu tạm trong bụi cây rồi cuốc bộ tiếp. Chỉ đến khi yên vị trên thúng anh Hiên chèo đưa ra đảo, chúng tôi mới tĩnh tâm mà ngắm cảnh.

Chuyện nhặt dọc đường

Quay lại Sơn La sau nhiều năm mới thấy tất cả đã đổi thay. Thị xã Sơn La heo hút chàn chạt muỗm xanh vỏ ngọt lòng vùng Châu Yên và đào rừng mất hẳn.

Xây cầu nơi đầu nguồn sông Đà

Cũng chẳng còn những con suối lấp lánh men theo sườn đồi, lấp loáng những cô gái Thái cong thân hình vợt nước tắm. Thế vào đó là một khu thành thị chẳng mấy khác thị trấn thị xã dưới xuôi đang rập rình xin cấp trên công nhận thành phố.

Cũng nhà cao tầng, khách sạn, nhà nghỉ. Cửa hàng nào cũng lòe loẹt, dàn dạt quần áo, đồ chơi, hoa quả, xe máy Trung Quốc. Thụy, gã lái xe của Tổng công ty Xây dựng giao thông số 1 (Cienco 1) vốn có thâm niên công nhân làm đường ở vùng này, tuy ít nói nhưng những điều anh cho biết toàn những chi tiết đắc địa.

Trưa ướt vùng Đất Mũi

1. Đã nghe bạn bè thành thạo cung cấp thông tin, và cả sự đồn thổi bấy lâu về cái mưa, cái gió và cả cái nắng của vùng đất chót non sông, vậy mà khi đến vẫn bị bất ngờ.

Buổi sáng, thăm thú, lấy tài liệu vài ba cơ ngơi của Điện - Đạm - Khí Cà Mau, một cụm công nghiệp nhìn bề ngoài thì chẳng thể bắt gặp bức tranh hoành tráng mà người ta hay vẽ trong tranh cổ động, bởi trừ mấy trạm trộn bê tông di động sừng sững với những ru-lô cao ngất, hầu hết nhà máy chỉ cao một - hai tầng, trông hao hao những viện nghiên cứu.


Cột mốc tọa điểm Mũi Cà Mau - Ảnh: Nguyễn Hiếu


Đường lên Điện Biên

Tạm rời xa cái nắng phương Nam, tôi bắt đầu hành trình khám phá vùng Tây Bắc mà Điện Biên là điểm dừng chân cuối. Đã nghe nói đến địa danh này từ lâu qua lịch sử và các phương tiện truyền thông, nhưng có đi và tự trải nghiệm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của vùng trung du một thời vang danh này.

Phong cảnh Điện Biên

Từ TP.HCM có rất nhiều cách để đi đến Điện Biên. Có thể bay từ Nội Bài đến thẳng sân bay Điện Biên. Đây được xem là cách thuận lợi và nhàn nhã nhất, nhưng dân du lịch ít khi chọn cách này.