8 thg 10, 2020

Nghệ An trong thời kỳ nhà Nguyễn

Lịch sử Nghệ An thời Nguyễn (1802 – 1945) vẫn chủ yếu là hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nhà yêu nước qua các thế hệ. Trên con đường đó, người Nghệ An đã xác quyết những giá trị mới, tính chất mới và kiến tạo được nhiều thành tựu mới để phù hợp với thời đại, với nhu cầu và khát vọng tự do, độc lập của dân tộc. 

Duyên cách và địa danh

Ngày 1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh đô (TP Huế ngày nay). Lúc này, Nghệ An vẫn gọi là trấn, gồm " 9 phủ, là Đức Quang, Diễn Châu, Hà Hoa, Anh Đô, Trà Lân, Quỳ Châu, Trấn Ninh, Lâm An, Ngọc Ma; …" (Đại Việt địa dư toàn biên). 

Đến đời Minh Mạng, năm 1831, cả nước chia thành 30 tỉnh; tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1853, Tự Đức bỏ tỉnh Hà Tĩnh, phủ Đức Thọ nhập vào tỉnh Nghệ An và lấy phủ Hà Thanh (gồm Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh) làm đạo Hà Tĩnh do quản đạo đứng đầu lệ thuộc tỉnh Nghệ An. Năm 1864, Tự Đức lại cho đạo Hà Tĩnh tách dưới quyền Tổng đốc An Tĩnh. Năm 1875, Tự Đức bỏ đạo Hà Tĩnh, lập lại tỉnh Hà Tĩnh. 

Sau khi đàn áp được khởi nghĩa Vũ Quang (1896), Nghệ An còn 5 phủ và 6 huyện. Năm 1899, người Pháp lập đại lý hành chính ở Cửa Rào, cũng năm này thành lập thị xã Vinh. Năm 1914 thành lập thị xã Bến Thủy, năm 1917 thành lập thêm thị xã Trường Thi. Năm 1927, gộp 3 thị xã thành thành phố Vinh - Bến Thủy. 

Xứ Nghệ thời Lê trung hưng

Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn, Lê sơ (1428 – 1527) và Lê trung hưng (1533 – 1789), bị gián đoạn bởi nhà Mạc cướp ngôi từ năm 1527 đến 1593. Đây là giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Xứ Nghệ đã trở thành địa bàn tranh chấp của các thế lực lúc bấy giờ. 

Duyên cách, địa danh và chính quyền

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ), đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt Quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô Thăng Long gọi là Đông Kinh. 

Năm Mậu Thân (1428), nhà Lê chia cả nước làm 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây (vùng đất phía Nam từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, lộ, phủ, huyện, châu, xã. Nghệ An, Diễn Châu thuộc đạo Hải Tây. 

Mê mẩn nét điêu khắc đình cổ trăm tuổi Phụng Luật

Đình Phụng Luật ở xã Hợp Thành (Yên Thành) được biết đến là một trong những ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc trên quê lúa. 

Đình Phụng Luật được người dân địa phương xây dựng trên vùng đất cao ráo ở trung tâm làng Phụng Luật, xã Hợp Thành để thờ thành hoàng làng là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - con trai thứ 8 của Vua Lý Thái Tổ. Đình được khởi dựng năm 1837, đến năm 1883 thì được tôn tạo lại với quy mô đồ sộ, gồm 5 gian, 2 hồi. 

7 thg 10, 2020

Dòng họ Trần Hậu ở Hà Tĩnh tỏa bóng tiền nhân

Nhà thờ họ Trần Hậu đại tôn trên địa bàn tổ dân phố Tiền Tiến, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh được xây dựng vào năm 1632, để thờ tự các bậc tiền nhân từng có nhiều công lao với dân, với nước qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc.

Nhà thờ họ Trần Hậu đại tôn tọa lạc ở tổ dân phố Tiền Tiến, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh

Khỉ hoang trên núi Kéc

Theo lời kể của những người bạn địa phương, tôi đã thực hiện một chuyến lên núi Kéc (xã Thới Sơn, Tịnh Biên, An Giang) để tận mắt chứng kiến bầy khỉ hoang. Quả thật, bầy khỉ đang sinh sống ở đây đã trở nên khá đặc biệt với những du khách hành hương. 

Đến núi Kéc vào một buổi trưa, tôi phải thật sự nỗ lực để có thể lên tới nơi có bầy khỉ hoang sinh sống. Chẳng ai biết bầy khỉ có từ khi nào, nhưng những người dân thường lui tới núi Kéc khẳng định rằng, chúng có khá nhiều thế hệ trong bầy. Trên núi Kéc hiện chia thành 2 bầy khỉ hoang với “địa phận” hoạt động khác nhau. Theo lời người dân, tôi phải leo đến Sân Tiên để gặp được bầy khỉ hoang đang định cư ở nơi cao nhất của núi Kéc. 

Anh Nguyễn Thành Luân (người thường xuyên lên núi Kéc) cho biết, bầy khỉ ở khu vực Sân Tiên có khoảng 20 con, với 1 con khỉ chúa. Bầy khỉ này khá bạo dạn khi thấy người, bởi du khách thường xuyên cho chúng thức ăn. Mỗi ngày, chúng thường xuất hiện vào buổi sáng và buổi chiều, khi thời tiết mát mẻ. Những ngày mưa, chúng trú ngụ nơi nào không ai biết nhưng khi nắng đẹp thì đám “hậu duệ” của Tôn Ngộ Không lại ra ngồi trên những tảng đá dọc theo đường đi. Theo lời người dân, mục đích của việc này là “đón đường” du khách để xin thức ăn. 

Du khách cho bầy khỉ ăn 

Hải Phòng: Khám phá một trong những nhà ga xe lửa đẹp nhất Việt Nam

Gần 120 năm tồn tại, Ga Hải Phòng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính in đậm kiến trúc Pháp.

Ga Hải Phòng được người Pháp xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1902. Ảnh Lê Tân 

Ga Hải Phòng (ở số 75 Lương Khách Thiện, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) là ga tàu hỏa chính tại TP.Hải Phòng. Đây cũng là ga hành khách cuối cùng trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Ngoài ra, ga Hải Phòng còn có tuyến đường sắt chạy đến cảng Hải Phòng để chở hàng hóa từ cảng đến các khu vực khác. 

Ga Hải Phòng được người Pháp xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1902. Đây là 1 trong 4 ga chính của tuyến đường sắt dài 99 km nối Hải Phòng với Hà Nội. Ông Phạm Tiến Mạnh, Trưởng ga Hải Phòng, cho biết: “Giống như Nhà hát lớn Hải Phòng, Bảo tàng Hải Phòng hay một số trụ sở hành chính khác ở Hải Phòng, ga Hải Phòng in đậm dấu ấn kiến trúc của người Pháp. Đây cũng được coi là một trong những nhà ga xe lửa đẹp nhất mà người Pháp để lại ở Việt Nam”. 

Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng ở Hà Tĩnh

Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng, vợ chồng ông Trần Xuân Liên và bà Nguyễn Thị Quy ở thôn Ái Quốc, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là hộ duy nhất trong xã còn quyết tâm giữ nghề truyền thống này...

Ông Trần Xuân Liên (SN 1955), thường được mọi người trong thôn Ái Quốc gọi là “ông kiềng giang”, bởi đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề đan kiềng. Thôn Ái Quốc trước đây có tên là làng kiềng Triều Thượng, nghề đã có từ hàng trăm năm nay và đã nuôi lớn bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm, phần vì sự xuất hiện của những sản phẩm công nghiệp giá cạnh tranh, phần vì tính chất đặc thù đòi hỏi sự tỉ mẩn cao nên nghề đan kiềng bị mai một...

25 thg 9, 2020

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá (nay là xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi diễn ra nhiều cuộc tập hợp đấu tranh của quần chúng Nhân dân trong phong trào đấu tranh 1930 - 1931.

Tứ Mỹ nói riêng và tổng Đậu Xá nói chung là nơi gieo hạt nảy mầm của cách mạng Hương Sơn. Tháng 6/1930, Chi bộ Tứ Mỹ được thành lập do đồng chí Trần Bình làm Bí thư. Các tổ chức Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ, Tự vệ đỏ… nhanh chóng được thành lập. Những tin tức về phong trào đấu tranh của Nhân dân toàn tỉnh đã lan nhanh đến Tứ Mỹ, kích thích và cổ vũ phong trào cách mạng nơi đây phát triển. Tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hương Sơn được thành lập tại đình Tứ Mỹ với 17 đảng viên. Nơi đây đã trở thành điểm liên lạc, hội họp của Đảng bộ huyện Hương Sơn.

24 thg 9, 2020

Dray Nur, Dray Sap – Bản hùng ca Tây Nguyên

Sự kiến tạo của địa chất qua hàng triệu năm cùng với thiên tình sử mang tính sử thi của người Ê Đê đã ban tặng cho vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hai ngọn thác hoang sơ, kì vĩ và lãng mạn nhất vùng đất đỏ Tây Nguyên huyền thoại. Đó là thác Đray Nur (thác Vợ) và thác Đray Sap (thác Chồng). 

Thác Dray Nur nằm ở địa phận buôn Kuốp, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Cách đó một quãng không xa, du khách đi bộ qua cây cầu dây văng bằng thép sơn đỏ điệu đà và xuyên thêm đoạn đường rừng ngắn nữa là đến thác Dray Sap thuộc xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắk Nông.

Dray Nur và Dray Sap là hai ngọn thác đẹp nhất nằm trên dòng sông Serepok của Tây Nguyên hùng vĩ. Truyền thuyết của người Ê Đê ở Tây Nguyên kể rằng, xa xưa dòng sông Serepok chỉ một dòng chảy quanh co giữa đại ngàn. Thuở ấy, có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu một cô gái người ở buôn bên kia sông, nhưng do hai gia tộc có mối hiềm khích nên hai người không đến được với nhau. Buồn tình đôi trai gái đã cùng gieo mình xuống sông Serepok để mong được ở bên nhau trọn đời. Tức giận trước sự ích kỉ của dân làng, Giàng (ông Trời) đã nổi giông gió chia tách sông Serepok thành hai dòng, cắt đường qua lại giữa hai buôn. Hai nhánh sông ấy mang hai cái tên là sông Krông Ana (còn gọi là sông Cái) sinh ra ngọn thác Dray Nur (còn gọi là thác Vợ), và sông Krông Knô (sông Đực) sinh ra thác Dray Sáp (còn gọi là thác Chồng). Từ bấy đến nay, thác Vợ - thác Chồng luôn nằm gần nhau, quấn quýt chung dòng nước chẳng bao giờ rời.

Những khối đá nham thạch hàng triệu năm ở thác Dray Nur có hình lăng trụ khá giống với đá ở danh thắng gành Đá Đĩa nổi tiếng của Phú Yên. Ảnh: Thanh Hòa

Đề xuất điều chỉnh 38 tên đường không chính xác ở TP.HCM

Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh 38 tên đường đặt không chính xác trên địa bàn. 

Đường Kha Vạn Cân ở Q.Thủ Đức được đề xuất đổi thành Kha Vạng Cân. 
Ảnh: Nguyên Vũ. Báo Thanh niên

Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.

Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm: 

Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...