4 thg 12, 2022
Giai thoại kỳ lạ về đầm nước lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long
Xung quanh cái tên đầm Thị Tường, có nhiều giai thoại được lưu truyền. Theo một truyền thuyết dân gian, Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau...
Chiến công oanh liệt ở Hòn Đá Bạc trứ danh Cà Mau
Không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng, Hòn Đá Bạc còn là nơi ghi dấu một chiến công oanh liệt của lượng an ninh Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Bí mật phong thủy ẩn giấu trăm năm trong lăng mộ mẹ vua Khải Định
Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.
Đêm bừng sáng ở Kon Jơ Dri
Ngôi làng ấy vẫn mang đậm nét xưa, như cái cách của tiền nhân truyền trao lại. Nhưng, đời sống đã khá hơn và đổi thay trong ánh sáng của cuộc sống mới.
2 thg 12, 2022
Hát Xoan: Món ăn tinh thần độc đáo của Phú Thọ hấp dẫn du khách
Hát Xoan đã trở thành món ăn tinh thần, sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, riêng có của tỉnh Phú Thọ mà du khách trong nước và quốc tế không thể bỏ qua
Độc đáo sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”
Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, có nhạc, hát, múa.
Khi xưa, hát Xoan vốn chỉ vang vọng nơi sân đình trong dịp lễ hội, nay đã vang vọng, lan tỏa, biểu diễn thuần thục đến cả người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lan toả đến nhiều địa phương trong cả nước.
Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, có nhạc, hát, múa.
Khi xưa, hát Xoan vốn chỉ vang vọng nơi sân đình trong dịp lễ hội, nay đã vang vọng, lan tỏa, biểu diễn thuần thục đến cả người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lan toả đến nhiều địa phương trong cả nước.
Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Chợ Lớn
Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân. Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam.
Kiến trúc Hội quán người Hoa ở Chợ Lớn
Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.
Chính điện Hội quán Tuệ Thành thuộc quận 5. TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19)
Hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn: Hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh và kết nối cộng đồng
Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển.
29 thg 11, 2022
Những tên quận/huyện dài thoòng và ngắn ngủn
Trong 3 cấp của phân cấp hành chính tại Việt Nam, gồm Tỉnh - Huyện - Xã, thì cấp Huyện là... lung tung nhất. Hiện nay cấp này bao gồm: Quận, huyện, thị xã và thành phố, trong đó thành phố lại bao gồm 2 loại là thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (như TP Thủ Đức trực thuộc TP Hồ Chí Minh).
Hiện nay, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 527 huyện, 46 quận, 81 thành phố thuộc tỉnh, 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và 50 thị xã. Việc tìm ra cái tên dài nhứt và ngắn nhứt trong 705 cái tên này khá đơn giản so với việc tìm trong hơn 10.000 cái tên phường xã, nhưng đã làm thống kê đến xã phường thì làm luôn thống kê đến quận huyện cho đù bộ.
'Trầm tích' dãy Đại Huệ
Cùng với dãy Thiên Nhẫn ở phía Nam, dãy Đại Huệ chạy dọc phía Bắc và phía Đông đã góp phần tạo nên “trùng lai danh thắng địa” cho vùng đất Nam Đàn (Nghệ An), quê hương của bao danh nhân nổi tiếng. Từ bao đời, dãy Đại Huệ là “điểm tựa” của cư dân quanh vùng, cũng là nhịp cầu nối kết dòng chảy quá khứ - hiện tại và tương lai.
Nhịp sống yên bình
Vào những ngày cuối tuần đẹp trời, chúng tôi thường rủ một vài người bạn tạm rời thành Vinh, ngược lên theo Quốc lộ 46 rồi rẽ vào tuyến đường chạy dọc theo chân núi Đại Huệ thuộc huyện Nam Đàn. Chặng đường khoảng 20 km nhưng chứa đựng bao điều thú vị, đủ để cảm nhận và tìm thấy giờ phút bình yên, được “sống chậm” sau những ngày lo toan, tất bật.
Bởi một điều rất đơn giản, về nơi đây, với thôn, xóm của Nam Giang, Nam Anh, Nam Thanh, với cánh đồng lúa bạt ngàn, bãi rau xanh mượt, vườn cây trĩu quả, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân vang, bao ưu tư, muộn phiền như được rũ bỏ.
Nhịp sống yên bình
Vào những ngày cuối tuần đẹp trời, chúng tôi thường rủ một vài người bạn tạm rời thành Vinh, ngược lên theo Quốc lộ 46 rồi rẽ vào tuyến đường chạy dọc theo chân núi Đại Huệ thuộc huyện Nam Đàn. Chặng đường khoảng 20 km nhưng chứa đựng bao điều thú vị, đủ để cảm nhận và tìm thấy giờ phút bình yên, được “sống chậm” sau những ngày lo toan, tất bật.
Bởi một điều rất đơn giản, về nơi đây, với thôn, xóm của Nam Giang, Nam Anh, Nam Thanh, với cánh đồng lúa bạt ngàn, bãi rau xanh mượt, vườn cây trĩu quả, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân vang, bao ưu tư, muộn phiền như được rũ bỏ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)