15 thg 2, 2021

Mua trầu cau lấy lộc ngày đầu năm

Xuất hành đầu năm, việc đầu tiên người Huế thường làm là mua những trái cau, lá trầu với mong muốn năm mới đủ đầy, may mắn.

Theo quan niệm của người dân cố đô, ngày mồng 1 Tết mua được lá trầu đẹp, quả cau ngon nghĩa là rước được lộc tốt về nhà. Vì vậy người Huế chọn đây là món hàng mua "mì xưa" (mở hàng) năm mới. Một lễ gồm 1 trái cau, 1 lá trầu, và vôi có giá khoảng 15.000 đồng. Lễ đẹp là những trái cau non, xanh, tươi và lá trầu còn nguyên cuống, phẳng, không bị dập nát.

Người bày bán mẹt hàng lộc. Ảnh: Ngân Dương

14 thg 2, 2021

Cách làm đẹp của người M’nông xưa

Xưa kia, chiếc lược làm bằng sừng trâu là vật dụng không thể thiếu của các cô gái M’nông để chăm chút nét đẹp nữ tính. Vẻ đẹp hoang sơ, hồn nhiên với da nâu, mắt sáng, mái tóc ửng vàng như hòa điệu với sắc màu đất đỏ bazan và màu nắng cháy của cao nguyên đại ngàn.

Các cô gái chải tóc bằng chiếc lược sừng trâu hay lược làm bằng tre để tóc không rối sau khi tắm gội ở sông suối. Sau khi mái tóc gọn gàng, các thiếu nữ dùng dây buộc tóc bằng thổ cẩm, hạt cườm, dây cỏ tranh hay vòng tre để giữ tóc khỏi bị buông xõa khi tham gia nhảy múa trong lễ hội bon làng.

Lược sừng trâu của người M’nông

Củ mài trong đời sống ẩm thực của đồng bào M’nông

Từ bao đời nay người M'nông luôn sống trong sự đùm bọc, che chở của rừng. Rừng ban tặng nhiều nguồn thực phẩm quý báu như rau tươi, đọt măng, đọt mây, trái cà đắng, chim thú… trong đó phải kể đến củ mài. Không những giúp cứu đói, củ mài chứa nhiều dinh dưỡng, trở thành món ăn ngon cải thiện bữa ăn gia đình. Nhiều lớp người M’nông lớn lên từ vị bùi ngọt của củ mài.

Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, cùng họ với khoai mỡ, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá. Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét. Lớp vỏ mỏng bên ngoài màu xám nâu, xung quanh tua ra những rễ mành, dày theo thân củ như lông bám…

Đồng bào M'nông ưa thích luộc củ mài chín, ăn dẻo ngon

Canh cá lăng nấu jam tang của người Ê đê

Người Ê đê đã kết hợp các loại đặc sản tạo nên món canh cá lăng nấu hoa và lá jam tang vô cùng độc đáo.

Cá lăng là loại cá da trơn nước ngọt, được xem như đặc sản nổi tiếng vùng sông Sêrêpốk. Trên dòng sông hùng vĩ, cá lăng sinh tồn, phát triển với thân mình săn chắc. Thịt cá lăng mềm nhưng dai, không bở, vị ngọt, thơm ngon, ít xương lại rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài cá lăng nướng muối ớt nổi tiếng, người Ê đê còn dùng cá lăng nấu canh rất thơm ngon. Người Ê đê nấu canh cá lăng theo nhiều kiểu ứng với các nguyên liệu theo mùa như canh chua cá lăng, canh cá lăng nấu măng, canh cá lăng nấu hoa chuối... Món canh cá lăng nấu hoa jam tang cũng chỉ thường được nấu vào mùa cây jam tang đâm chồi nở hoa. Vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, người Ê đê đi dọc sông Sêrêpốk tìm hái hoa, đọt và lá non của cây jam tang.

Hoa jam tang khi chín vị bùi, đắng nhẫn lẫn ngọt

Cá suối giã đinh lăng của người M’nông

Người M’nông dùng lá đinh lăng giã cùng cá suối tạo ra món ăn ngon miệng, hấp dẫn, độc đáo. Người M’nông còn xem đây là một món ăn tốt cho sức khỏe.

Cách chế biến món cá suối giã lá đinh lăng tương đối đơn giản. Chính vì vậy, món ăn này cũng thường xuyên được chế biến trong bữa cơm đời thường của nhiều gia đình. Người M’nông thường dùng các loại cá nước ngọt bắt được ở suối, sông, đồng ruộng để chế biến như cá lăng, cá trê, cá chép, cá trắng, cá vượt, cá mè dinh, cá rô phi… Cá được sơ chế bỏ ruột và mang cá, phần vẩy, bóng cá được giữ nguyên. Những con cá tươi rói được rửa sạch sẽ, để ráo nước rồi đem chiên trên dầu nóng. Khi chiên để lửa nhỏ và vừa, trở đều hai mặt cá đến độ chín vàng ươm, lớp da cá bên ngoài giòn ruộm. Cá chiên xong đem bóc tách lấy phần thịt, bỏ xương.

Cá sau khi chiên chín vàng ươm được bóc tách phần thịt cá

Chiêm ngưỡng đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 42 m ở Nghệ An

Sau 1 năm rưỡi thi công, ngôi tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chùa Phúc Lạc, xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc đã khánh thành. Tượng cao 42m được đánh giá là ngôi tượng to lớn bậc nhất khu vực Bắc Trung Bộ.

Chiều tối 17/1, chùa Phúc Lạc đã tổ chức lễ khánh thành, an vị đại tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tham dự buổi lễ có đại diện UBMTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Nghi Lộc, các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng ni và hàng nghìn phật tử trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Huy Thư

Chuyện Tổng đốc Nghệ An Đào Tấn mời khách Tây xem tuồng ở Vinh

Hầu tước Pierre François Sauvaire De Barthélemy (1870 - 1940) là một nhà văn quý tộc Pháp ưa mạo hiểm, đã từng chu du khắp thế giới. Trong chuyến đi đến Đông Dương năm 1896, Barthélemy cùng với những người bạn từ Hạ Long, ghé qua Hải Phòng, Nam Định và đến Bến Thủy (Vinh – Nghệ An) bằng đường biển. Sau khi chơi Tết ở Vinh, ông tiếp tục ngược sông Cả lên Tương Dương, Kỳ Sơn và sang Lào...

Trong cuốn du ký viết về chuyến đi này, Barthélemy mô tả: “Tết là lễ hội đặc trưng của người có đạo và không có đạo. Tiếng pháo nổ, tiếng hò reo sung sướng của dân chúng đã làm chúng tôi tỉnh giấc ngay từ lúc khởi đầu của ngày mới, một ngày trọng đại. Ngược lại, vào buổi chiều, một bầu không khí yên tĩnh bao trùm lên Vinh, do phong tục nơi đây, nhà nào cũng phải làm mâm cơm dâng lên bàn thờ tổ tiên. Những thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, đàn ông và phụ nữ đều quỳ lạy trước bàn thờ của gia đình, để gửi lời thành kính của mình đến những người đã khuất. Người ta đốt giấy tiền, vàng bạc và nhang thơm, không một ai ra khỏi nhà vào ngày mồng 1 tết. Ngày mồng 2 Tết, người ta đi thăm và chúc Tết bà con”.

Ảnh chụp mâm ngũ quả của gia đình người Việt vào ngày Tết năm 1929. Ảnh tư liệu

Ngày Xuân thăm ngôi đền ở xứ Nghệ được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước, Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí là một trong những vị tướng đức độ và xuất chúng hiếm có. Ông làm quan trải qua 4 đời vua, 2 lần khai quốc, nắm giữ những chức vụ quan trọng của triều đình như: Thái bảo, Thái phó Bình chương Quân quốc, Nhập nội hữu tướng quốc, Thái úy - tước Quỳ quận công, Thái sư Cương quốc công... và ông được lịch sử trân trọng với tấm gương tuẫn liệt, tận trung tận hiếu.

Tưởng nhớ công lao của Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí, nhân dân và dòng họ Nguyễn Đình đã lập đền thờ mang tên ông tại mảnh đất quê hương xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Ảnh: Thành Cường

Gót hồng “cõng chợ”… lên mây!

Đón ánh bình minh giữa không gian mờ ảo của buổi sáng với những đám mây len lỏi, luồn qua những ngọn đồi sẽ mang đến cho bạn một cảm giác rất tuyệt vời, cái se lạnh vừa đủ làm ta thổn thức với những ngọn gió xuân đang về. Chợ mây núi Cấm (Tịnh Biên) là một nơi như thế. Nơi đây không những đủ để ta thỏa sức "săn mây" nơi non ca,o mà còn mang đến cho ta trải nghiệm vừa lạ, vừa quen với phiên “chợ mây” độc đáo của những phụ nữ miền sơn cước.

Lên “chợ mây”!

4 giờ sáng, tôi bắt đầu hành trình đi tìm... “chợ mây”. Bởi lẽ, cái “chợ mây” ấy họp nhanh mà tan cũng nhanh. Theo lời người dân bản địa, “chợ mây” họp từ khi ánh bình minh chưa ló dạng trên đỉnh núi Cấm. Lúc mây mù vẫn còn giăng phủ dày đặc trên những nhành cây, kẽ lá. 5 giờ 30 phút sáng, xe tôi tới chân núi Cấm, tưởng chừng chuyến đi sẽ thuận lợi, nào ngờ cơn mưa “không hẹn mà gặp” đổ như trút nước kéo đến.

Tôi tấp vào quán nước nhỏ dưới chân núi chờ mưa tạnh. Chị hàng nước dậy từ rất sớm sẵn sàng phục vụ khách tham quan núi Cấm chào mời đôn hậu cũng khá bất ngờ về cơn mưa lạ cuối đông này. Bởi theo chị, mọi năm không có mưa vào thời điểm này. Rồi biết ý định tôi đi “chợ mây”, chị trấn an: "Em yên tâm, nhiều khi thấy mưa ào ào ở dưới này vậy chứ ở trên núi mát lắm, không có hột mưa nào đâu. Ở đây mấy mươi năm rồi, chị rành lắm!".

Thăm Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ở Rạch Giá – Kiên Giang

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo là một ngôi chùa cổ tọa lạc trên đường Sư Thiện Ân ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chùa là một di sản văn hóa quý báu của tỉnh không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn đang lưu giữ nhiều tượng Phật bằng gỗ quý.

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ở Rạch Giá – Kiên Giang

Chùa Tam Bảo có vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển Phật giáo Kiên Giang. Nơi đây từng là trụ sở của hội Phật Học Kiêm Tế, hội Phật Học Nam Việt – Kiên Giang. Từ năm 1982 đến nay, chùa là Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Trải qua các thời kỳ, với bề dày lịch sử, chùa Sắc tứ Tam Bảo đã để lại dấu ấn sâu đậm. Nơi đây, được xem là lá cờ đầu cho các hoạt động Phật sự Phật giáo ở Kiên Giang. Vì vậy, khi nhắc đến những ngôi chùa tiêu biểu nhất của Phật giáo tỉnh Kiên Giang, không ai không biết đến chùa Tam Bảo – Rạch Giá.