Không còn tàn tích hoang phế về những năm tháng tách biệt của cộng đồng người phong, "làng Vân" (Đà Nẵng) trở thành điểm đến lí tưởng cho những ai mê khám phá.
27 thg 7, 2018
Làng phong hoang tàn dưới đèo Hải Vân thành điểm khám phá lí tưởng
Những điểm đến đẹp mê hồn ít người biết ở Huế
Huế không chỉ có lăng tẩm mà còn nhiều địa điểm níu chân du khách nữa (nguồn ảnh: Traveloka)
26 thg 7, 2018
Lên Sơn La ngắm Vân Hồ - 'người con gái đẹp' vùng Tây Bắc
Nhắc đến Sơn La, người ta thường nghĩ ngay đến Mộc Châu với những đồi chè xanh ngút ngàn. Sát cạnh Mộc Châu còn có huyện Vân Hồ được biết đến với những bản làng ngập sắc hoa.
1. Khu du lịch sinh thái Chiềng Yên: Chiềng Yên là một xã của huyện Vân Hồ, cách thị trấn Mộc Châu chừng 60 km, là nơi sinh sống và hội tụ 5 dân tộc anh em như Thái, Mông, Kinh, Mường và Dao. Khu du lịch Chiềng Yên nổi tiếng với bản du lịch cộng đồng Phụ Mẫu, suối nước nóng... những địa điểm làm say lòng khách du lịch. Ảnh: FB.
Ngôi biệt thự vua Bảo Đại tặng thứ phi Phi Ánh ở Đà Lạt
Nằm trên đường Quang Trung là tòa nhà bằng đá mang kiến trúc Tây Ban Nha duy nhất ở Đà Lạt.
Biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc xứ Basque (Tây Ban Nha) trên khu đất rộng hàng nghìn mét vuông. Công trình được xây theo ý tưởng của một viên chức người Pháp, có 2 tầng nổi, một tầng hầm, gồm hai khối nhà. Năm 1940, trong một chuyến nghỉ mát ở đây, vua Bảo Đại đã mua lại tòa nhà từ viên chức này để tặng cho thứ phi Phi Ánh. Từ đó, biệt thự đá còn có tên gọi là “biệt thự Phi Ánh”.
Khám phá dọc suối Hồ Tiên giữa rừng bạt ngàn
Hồ Tiên là điểm du lịch mới ở Bình Thuận rất thích hợp cho những người yêu thiên nhiên, thích trekking và tắm suối.
Nếu chỉ có 2-3 ngày nghỉ cuối tuần để nghỉ ngơi, tận hưởng một khung cảnh mới mẻ, bạn có thể vào rừng cắm trại, trải nghiệm sống chậm, hòa mình với thiên nhiên trong lành.
Chiêm ngưỡng Thác Mây hoang sơ ở xứ Thanh
Nằm ở vị trí đầu bảng những con thác đẹp nhất xứ Thanh phải kể đến Thác Mây hùng vĩ, trùng điệp, vẫn còn nguyên sơ khiến "dân phượt" mê đắm.
Vùng đất Thanh Hóa được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vô vàn cảnh sắc kỳ thú, trong đó có Thác Mây hùng vĩ
Ngẩn ngơ kể chuyện cá tôm tung tăng miền Tây thuở nào
Lão ngư Nguyễn Văn Ngáo cười buồn: “Mùa cá hội đã tuyệt tích rồi..." Giọng ông chùng xuống bởi từ lúc làm đê bao, các loài cá kéo đi mất biệt.
Tháng này, nước lũ lại tràn về miền Tây, nhìn con nước đục ngầu phù sa, lão ngư Nguyễn Văn Ngáo hi vọng năm nay tôm, cá có nhiều giúp người hạ bạc có thêm thu nhập. Nhắc đến chuyện cá mắm, lão ngư già lại tặc lưỡi hồi ức miên man mùa cá xưa, chuyện cá đầy đồng ngày nào giờ chỉ còn là ký ức.
Cá leo vẫn được bán ở các chợ nhưng mùa hội cá leo đã tuyệt tích. Thanh Dũng
Tháng này, nước lũ lại tràn về miền Tây, nhìn con nước đục ngầu phù sa, lão ngư Nguyễn Văn Ngáo hi vọng năm nay tôm, cá có nhiều giúp người hạ bạc có thêm thu nhập. Nhắc đến chuyện cá mắm, lão ngư già lại tặc lưỡi hồi ức miên man mùa cá xưa, chuyện cá đầy đồng ngày nào giờ chỉ còn là ký ức.
25 thg 7, 2018
Văn hóa người Mạ ở Đồng Nai
Dân tộc Mạ được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Chau Mạ (Chau: người; Mạ: tên tộc người), Chê Mạ, Mạ Ngan… Người Mạ được coi là dân bản địa, sống chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Đồng Nai…
Tại Đồng Nai, người Mạ tập trung ở một số ấp, xã như Hiếu Nghĩa huyện Định Quán, xã Tà Lài, Phú Bình, Phú Sơn huyện Tân Phú… Với những nét đặc trưng rất riêng, văn hóa người Mạ thể hiện trong các phong tục, cách ăn,mặc, ở…và suy nghĩ lối sống đã góp phần làm đa dạng văn hóa các dân tộc trên mảnh đất Việt Nam nói chung, và Đồng Nai nói riêng.
Người Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là quăng bon (ông già trưởng làng). Từ xa xưa, họ đã làm nương rẫy trồng lúa và các loại cây khác. Người Mạ coi cây lúa là nguồn lương thực chính nuôi sống gia đình, ngoài ra còn cây lương thực phụ trợ như sắn, ngô. Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại dao xà gạc, cuốc xà bách, rìu, gậy chọc lỗ tra hạt.
Tại Đồng Nai, người Mạ tập trung ở một số ấp, xã như Hiếu Nghĩa huyện Định Quán, xã Tà Lài, Phú Bình, Phú Sơn huyện Tân Phú… Với những nét đặc trưng rất riêng, văn hóa người Mạ thể hiện trong các phong tục, cách ăn,mặc, ở…và suy nghĩ lối sống đã góp phần làm đa dạng văn hóa các dân tộc trên mảnh đất Việt Nam nói chung, và Đồng Nai nói riêng.
Người Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là quăng bon (ông già trưởng làng). Từ xa xưa, họ đã làm nương rẫy trồng lúa và các loại cây khác. Người Mạ coi cây lúa là nguồn lương thực chính nuôi sống gia đình, ngoài ra còn cây lương thực phụ trợ như sắn, ngô. Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại dao xà gạc, cuốc xà bách, rìu, gậy chọc lỗ tra hạt.
Ngôi chùa nằm giữa sông ở Sài Gòn
Chùa Phước Long (quận 9) nằm giữa một cù lao trên sông Đồng Nai, là điểm hành hương linh thiêng thu hút nhiều du khách.
Chùa Phước Long nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai (phường Long Bình, quận 9, TP HCM) còn có tên gọi khác là chùa Châu Đốc 3. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, khách phải đến đường Nguyễn Xiển rồi đi đò khoảng 10 phút để đến chùa.
Đặc sản hạt mề gà rừng Tây Bắc
Hạt mề gà hay còn được gọi là hạt mắc lạng (mác ngoạng), là một trong những loại trái cây đặc sản của vùng núi Sơn La.
Hạt mề gà không chỉ hấp dẫn bởi vị ngọt thanh, bùi dẻo như hạt dẻ mà còn bởi cái màu vàng óng như lòng đỏ trứng ẩn sau lớp vỏ đen sẫm. Loại đặc sản của núi rừng Tây Bắc này được rất nhiều "thượng đế" mê mẩn.
Tháng 7 hàng năm, tranh thủ lúc nương lúa đang đổ ải, nhiều bà con người Thái ở Sơn La lại rủ nhau lên rừng tìm loại hạt vàng ươm như trứng gà này.
Hạt mề gà không chỉ hấp dẫn bởi vị ngọt thanh, bùi dẻo như hạt dẻ mà còn bởi cái màu vàng óng như lòng đỏ trứng ẩn sau lớp vỏ đen sẫm. Loại đặc sản của núi rừng Tây Bắc này được rất nhiều "thượng đế" mê mẩn.
Tháng 7 hàng năm, tranh thủ lúc nương lúa đang đổ ải, nhiều bà con người Thái ở Sơn La lại rủ nhau lên rừng tìm loại hạt vàng ươm như trứng gà này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)