Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 11, 2021

Phật Tích Tòng Lâm vẻ đẹp diệu kỳ

Phật Tích Tòng Lâm tọa lạc tại quốc lộ 51 huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai hướng về Vũng Tàu. Nói đến Phật Tích Tòng Lâm là phải nói đến sự linh thiêng, vẻ đẹp diệu kỳ, đặc biệt với những vườn tượng mô tả nét lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Đản-sinh đến Niết-bàn.

Vì sao gọi là Phật Tích Tòng Lâm? Phật tích nghĩa là cảnh Phật cổ xưa, tích xưa. Tòng Lâm là chỗ của chúng Tăng tụ họp, tức là chỗ Tăng chúng yên ở, cũng gọi là Thiền lâm hay Thiền viện, đều là những nơi thanh tịnh để cho chúng Tăng tu tập và thiền định. Nơi đó có rừng cây che mát, nhiều vô số, cũng có nghĩa là có vô số chúng Tăng hòa hiệp ở chung một chỗ mà tu hành.

Thuở đức Phật còn tại thế, thường cùng đệ tử nhóm ở nơi rừng Kỳ Đà, hoặc ở Trúc Lâm mà thuyết pháp, nên gọi những chỗ ấy là Tòng Lâm (Trung Quốc dịch). Già lam là tiếng Ấn Độ.

Thiền viện Thường Chiếu trong mắt tôi

Thiền viện có trong trí nhớ bản thân tôi từ lúc nhập môn đọc các trước tác của Sư ông Thích Thanh Từ như “Tu là chuyển nghiệp”, “ Y báo và chánh báo”, “Mê tín và chính tín”....

Thiền viện có trong trí nhớ bản thân từ lúc nhập môn đọc các trước tác của Sư ông Thích Thanh Từ như “Tu là chuyển nghiệp”, “ Y báo và chánh báo”, “Mê tín và chính tín”....

Trong các câu chữ gọn gàng giản dị, Hòa thượng lồng ghép nói về chốn thiền Thường Chiếu xa lắc trên miệt Trấn Biên, thời hoang sơ đầy lồ ô, tre trúc và lau sậy, sỏi đá...Ngài cùng chư tăng lao tác kiên trì dựng cảnh tự rồi phát triển thành chốn thiêng có tiếng ở phía Nam của Thiền tông.

Ngôi chùa độc đáo trên núi Thị Vải

Linh Sơn Bửu Thiền tự còn gọi là chùa Tổ, chùa Thượng nằm trên đỉnh núi Thị Vải, khu phố Vạn Hạnh, TX.Phú Mỹ. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, có niên đại hơn 200 năm.

Khuôn viên Linh Sơn Bửu Thiền tự.

Ngôi chùa được xây dựng với nét kiến trúc độc đáo, giao thoa của 2 nền văn hóa Việt Nam - Nhật Bản. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, bà Lê Thị Nữ tức Ni sư Diệu Thiện là người đầu tiên lên núi mở am tu hành. Năm 1802, bà nằm mộng thấy vua lạc đường nên đã nấu cơm tìm đường xuống núi và cứu được Nguyễn Vương. Sau khi về kinh, Nguyễn Vương lên ngôi vua và lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn của bà, vua cho người quay lại núi đền ơn thì hay tin bà đã qua đời. Cảm kích công ơn của bà, nhà vua đã đặt tên cho núi là núi Thị Vải, dòng sông chảy dọc theo triền núi cũng được đặt theo tên gọi này. Đồng thời, sắc phong cho bà là Linh Sơn Thánh mẫu, am nơi bà tu hành cũng được sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự.

Nét riêng độc đáo của Chùa Phổ Đà Sơn

Chùa Phổ Đà Sơn (tổ 13, Khu phố Ông Trịnh, Phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ) là chùa theo trường phái Bắc tông. Sau hơn 40 năm kể từ ngày thành lập, Phổ Đà Sơn là địa chỉ được nhiều người dân tới lễ chùa, tìm sự an lạc trong tâm hồn.

Từ Quốc lộ 51, theo hướng Bà Rịa đi TP.Hồ Chí Minh, qua trạm thu phí chừng 15 km, qua Giáo xứ Phước Lộc, có con đường (nằm bên tay phải) dẫn vào Trung tâm Văn hóa Thông tin-Thể thao, Học tập Cộng đồng phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ. Đi chừng 200 m, nhìn sang trái sẽ thấy Chùa Phổ Đà Sơn.

Cổng Chùa Phổ Đà Sơn

Ngôi chùa cổ hơn 200 năm tuổi ở An Ngãi

Chùa Long Hòa (Long Hòa cổ tự, ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ giữa thế kỷ XVIII. Ngôi chùa với nhiều nét đẹp cổ kính này còn có tên là Chùa Phật, hiện là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý...

Chùa Long Hòa vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc của gần 100 năm trước.

Theo tỉnh lộ 44, du khách đến ngã ba Chợ Bến rẽ trái vào hương lộ 14 (đường vào chùa Thiên Thai, núi Chân Tiên) khoảng 400m rồi rẽ trái vào con đường đá cấp phối khoảng 20m là đến cổng tam quan Long Hòa cổ tự.

4 thg 11, 2021

Bí mật lịch sử của chùa Am, Hà Tĩnh

Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi bờ cõi, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am tu hành. Ngày ngày bà tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an, vong linh các tử sĩ được siêu thoát...

Tọa lạc tại xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, chùa Am là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất khu vực Băc Trung Bộ. Chùa được khởi dựng từ đầu thế kỷ 15, có lịch sử gắn liền với cuộc đời hoàng hậu Bạch Ngọc, một vị hoàng hậu cuối thời Trần.

30 thg 10, 2021

Vẻ thanh tịnh, bình an của núi Đá Chồng ở xứ "nắng như rang"

Núi Đá chồng là địa danh nổi tiếng ở tỉnh Ninh Thuận. Ngọn núi không chỉ có cảnh quan đặc sắc mà còn "sở hữu" 3 ngôi chùa cổ kính có tuổi đời gần nửa thế kỷ, đã thu hút đông đảo du khách tham quan.

Cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) chưa tới 5km, núi Đá Chồng không cao nhưng du khách có thể thấy từ rất xa vì ngọn núi nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh bao la vây quanh.

Núi Đá Chồng nổi bật giữa cánh đồng bao la với những mái chùa cổ kính kéo dài từ chân núi lên đến đỉnh núi (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa).

14 thg 10, 2021

Chùa Tổ Đỉa

Ở ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương có một ngôi chùa mà người dân vẫn quen gọi là chùa Tổ Đỉa.

Đỉa - dấu hỏi - là con đỉa rồi, còn tổ là gì? Cái tổ hay ông tổ?

Dù là nghĩa nào cũng hơi kỳ kỳ. Chẳng lẽ ngôi chùa này là cái tổ của bầy đỉa hay đây là nơi thờ ông tổ của loài đỉa?

Không, không phải nghĩa nào trong 2 nghĩa đó hết.

Quang cảnh chùa Tổ Đỉa trước năm 2000. Ảnh: Võ văn Tường

4 thg 10, 2021

Bình yên Chùa Đá

Nằm ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), chùa Đá (Thạch Động tự) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng trong vùng.

Theo lịch sử ghi chép lại, thời xa xưa, chùa Đá có tên là “Huyền Lâm tự”. Sau khi chùa Huyền Lâm đổ nát, chùa xây mới đặt lại tên là Thạch Động tự (chùa Đá). Đây là ngôi chùa lớn nhất vùng Tây Bắc của huyện La Sơn cũ (huyện Đức Thọ ngày nay), có lịch sử hơn 600 năm.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa nằm trong khu vực trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ và bị phá hủy. Những năm gần đây, dự án trùng tu, phục dựng chùa Đá đã được triển khai thực hiện với sự phát tâm, công sức Nhân dân và phật tử khắp mọi miền đất nước.

Ngày 28/2/2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 732/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Đá.

Chùa Đá rộng 3.200 m², nằm trên địa phận thôn Châu Linh, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

3 thg 10, 2021

Thiếu Lâm Tự ở Huế

Lâu nay nghe Thiếu Lâm là người ta lập tức nghĩ đến ngôi cổ tự nổi tiếng bên xứ Trung Hoa, còn ở Huế thì... À, cũng có “Thiếu Lâm Tự” đấy, nhưng mà đó là từ nói vui của dân hay lai rai buổi chiều để chỉ cái quán nhậu bình dân nơi góc chùa trên đường Hùng Vương gần chợ An Cựu. Tôi cũng từng ỷ y như vậy, nhưng hóa ra có một ngôi chùa mang tên “Thiếu Lâm Tự” luôn hiện hữu ngay trên đất Huế từ hơn trăm năm nay mà không nhiều người biết.

Tam quan chùa nhìn từ ngoài vào

Diệu Viên - ngôi chùa nữ đầu tiên trên đất Huế

Tôi có người cô đi tu ở chùa Diệu Viên. Cô là con gái út nên được bà nội tôi rất thương. Vậy nên, hễ có dịp là bà lại về chùa thăm con, và bao giờ cũng vậy, hễ đi là bà lại dẫn tôi theo. Mỗi lần như thế, trong đứa con nít là tôi lúc ấy thích thú và ngán ngẩm lẫn lộn.

Động Quán Thế Âm - Cổng chính dẫn vào chùa được xây dựng năm 1966

Thích thú là bởi sắp được gặp cô, được ngắm nhìn cả rừng mít cổ thụ trong khuôn viên chùa và nếu gặp hên đến đúng lúc mít chín, thế nào cũng được thọ lộc dăm bảy múi thơm lừng, ngọt lịm. Thích thú còn bởi sắp được thỏa thích ngắm nhìn “cụ” heo cao niên với cặp nanh cong vút chĩa ra 2 bên, thân hình thì to tổ chảng như cái mặt bàn chữ H. Tướng khủng nhưng “cụ” lại rất hiền lành, thân thiện.

30 thg 9, 2021

Các vị La Hán chùa Tây Phương

Bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận được nhiều người biết, đã được đưa vào sách giáo khoa Văn học 12 từ 1990 đến 2006.Tất nhiên học trò bình thơ phải khen hay. Tui không dám nói bài thơ này không hay, nhưng ở góc độ cá nhân, tui chả thích nó tí nào. Cái không thích lớn nhất là việc nhà thơ lấy cặp mắt xã hội chủ nghĩa để nhìn những bức tượng của các vị thánh trong Phật giáo, và áp đặt tư tưởng xã hội chủ nghĩa vào đó.


Đôi khi tui cũng lấy vài câu trong bài thơ để minh họa cho một ý tưởng nào đó, vì thấy nó hợp với tình huống đang viết, dù chẳng ăn nhập với ý tưởng chung của bài thơ. Chẳng hạn như:

Một câu hỏi lớn không lời đáp
Nên đến bây giờ mặt vẫn chau

Điều tui tò mò là: Mặt mũi các vị La Hán ấy như thế nào khiến ông Huy Cận ổng ngắm nghía rồi làm ra bài thơ như vậy? và Chùa Tây Phương ở đâu, mà nghe cứ như là... Tây Phương cực lạc?

4 thg 8, 2021

Vắng tanh như chùa Bà Đanh

 1. Hồi xưa ấy, lúc đầu tui đọc được thông tin là chùa Bà Đanh ở Hà Nội. Số 199 đường Thụy Khuê, gần Hồ Tây. Thế rồi có dịp cùng bạn bè ngồi chơi bên bờ Hồ Tây, tui tranh thủ thả bộ qua phố Thụy Khuê để coi vắng như chùa Bà Đanh là sao.

Trái với hình dung của tui, chùa Bà Đanh đâu có vắng. Nói cho chính xác là không vắng mà cũng không đông (thử nghĩ coi, ở ngay trung tâm quận Tây Hồ mà vắng gì nổi!), không có gì nổi bật và cũng hơi khó tìm vì nằm sâu trong hẻm. Tên chùa cũng không phải Bà Đanh, mà là Châu Lâm - hoặc Phúc Châu.

Lối vào chùa Châu Lâm. Ảnh: ZingNews

2 thg 8, 2021

Chùa Hộ Quốc - Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến Phú Quốc

Chùa Hộ Quốc (Phú Quốc) tuy còn non trẻ trong tuổi đời nhưng đã nổi tiếng khắp nơi được đông đảo mọi người đến tham quan và chiêm bái.

Quang cảnh chùa Hộ Quốc Phú Quốc. Ảnh: Hương Mai

Nằm tại ấp Suối Lớn của xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chùa Hộ Quốc hay còn được gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc được xây dựng nào năm 2011 và khánh thành vào năm 2012.

20 thg 6, 2021

Chùa Thanh Mai trong hệ thống di sản Phật giáo Trúc Lâm

Cùng với khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai của Hải Dương là mắt xích không thể tách rời trong quần thể di tích, danh thắng Yên Tử, nơi gắn liền với sự ra đời và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm.

Lễ hội truyền thống chùa Thanh Mai diễn ra vào ngày 3.3 âm lịch hằng năm là ngày mất của đệ nhị tổ Pháp Loa

4 thg 6, 2021

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu

Tọa lạc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu có những đặc điểm thờ tự rất riêng.

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu.

Vài nét về ngôi chùa

Chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu tọa lạc tại khu vực 1, phường An Bình. Ngoài các giá trị lịch sử, tín ngưỡng, ngôi chùa còn có sự tích hợp, giao lưu văn hóa hết sức độc đáo.

Những người trong Ban trị sự chùa cũng không biết chính xác ngôi chùa được xây dựng từ năm nào, chỉ biết cổ tự này tồn tại đã trên trăm năm và diện mạo của ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 2014. Ðặc biệt, trong chùa còn lưu lại tấm biển ghi tên những người đầu tiên chung tay góp sức xây dựng chùa trong những ngày đầu thành lập. Tiêu đề của tấm biển này được ghi là “Phương danh chư vị tiền bối khai sơn tạo tự”, bên dưới liệt kê danh sách 28 người có đóng góp, bao gồm các chức sắc địa phương như Hương Cả, Hương Nhứt, Hương Hào, Ông Cả, Ông Hội đồng... Ghi chép này mở ra một hướng nghiên cứu về lịch sử ngôi chùa, vì nếu biết được lai lịch của các vị này, sẽ có cơ sở xác định được năm xây dựng cũng như quá trình hình thành ngôi chùa.

28 thg 5, 2021

Gìn giữ lễ hội chùa Trông

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội chùa Trông ở xã Hưng Long (Ninh Giang) đã hai mùa không thể tổ chức.

Lễ hội truyền thống chùa Trông thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dự

Nức tiếng một vùng

Ông Bùi Trác Nghiên, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Long cho biết để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống, đầu tháng 4, Ban Tổ chức lễ hội đã họp bàn phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể trong xã để tổ chức lễ hội tốt nhất.

20 thg 4, 2021

Ba La Mật - một không gian thiền ẩn chứa nhiều điều thú vị

Ba La Mật là ngôi chùa gắn với tên tuổi của một nhân vật lịch sử thuộc dòng họ Nguyễn Khoa danh giá của đất Kinh đô: Nguyễn Khoa Luận (tức Viên Giác Đại sư). Cụ Nguyễn Khoa Luận sinh ngày 2/7 năm Giáp Ngọ (1834), mất ngày 27/6 năm Canh Tý (1900), thọ 66 tuổi. Cụ có tự là Đàm Trai, biệt hiệu là Văn Tử. Sau ngày đi tu, có đạo hiệu là Viên Giác Đại sư, pháp danh Thanh Chân.

Tam quan chùa Ba La Mật

Cụ từng được triều đình nhà Nguyễn bổ qua các chức Án sát Thanh Hóa, Quảng Bình; Bố chánh Quảng Ngãi; Thị lang Bộ Binh (trật chánh tam phẩm); Bố chánh Thanh Hóa… Chức vị nào và ở đâu, cụ cũng đều thanh liêm mẫu mực, tư tưởng cấp tiến, trừ ác giúp nước, được dân yêu mến, kính trọng.

22 thg 2, 2021

Ngôi chùa xây trong hang đá Đồ Sơn

Chùa Hang với nhiều chứng tích liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta những năm trước Công Nguyên, thu hút khách chiêm bái đầu năm.

Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, nằm tại khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là địa điểm đầu tiên của Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu - Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện tại, trước cửa chùa có một bảng chữ lớn giới thiệu về tích này.

Chùa có thế lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển Đồ Sơn. Bên ngoài có tượng Phật Quan Âm, phía phải là nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp. Trên núi có tượng rồng phượng, chân núi là tượng rùa thần và cá chép.

14 thg 2, 2021

Thăm Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ở Rạch Giá – Kiên Giang

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo là một ngôi chùa cổ tọa lạc trên đường Sư Thiện Ân ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chùa là một di sản văn hóa quý báu của tỉnh không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn đang lưu giữ nhiều tượng Phật bằng gỗ quý.

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ở Rạch Giá – Kiên Giang

Chùa Tam Bảo có vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển Phật giáo Kiên Giang. Nơi đây từng là trụ sở của hội Phật Học Kiêm Tế, hội Phật Học Nam Việt – Kiên Giang. Từ năm 1982 đến nay, chùa là Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Trải qua các thời kỳ, với bề dày lịch sử, chùa Sắc tứ Tam Bảo đã để lại dấu ấn sâu đậm. Nơi đây, được xem là lá cờ đầu cho các hoạt động Phật sự Phật giáo ở Kiên Giang. Vì vậy, khi nhắc đến những ngôi chùa tiêu biểu nhất của Phật giáo tỉnh Kiên Giang, không ai không biết đến chùa Tam Bảo – Rạch Giá.