Hiển thị các bài đăng có nhãn Yên Bái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Yên Bái. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 8, 2016

Tháng 9 này, đến Yên Bái thăm mùa vàng Mù Căng Chải

Những vạt núi, vạt đồi của Tây Bắc hửng lên sắc vàng ươm của những thửa ruộng bậc thang chập chùng. 

Tháng 9, khi da trời xanh ngăn ngắt, điểm xuyết những dải mây trắng bồng bềnh như chiếc khăn voan hờ hững trên bờ vai thiếu nữ, khi những vạt lá sấu vàng chạy lăn tăn dưới hơi thở của cơn gió heo may chợt ghé thăm phố phường, khi cái nắng chỉ còn nồng nàn mà không gay gắt, vàng óng mật mà không chói chang, khi lòng người chợt chùng xuống trước chiếc lá sen già thì đấy là lúc từ tận sâu thẳm tâm hồn, bỗng khởi lên niềm đam mê rong ruổi trên những con đường Tây Bắc.

Biết bao khách thị thành đã ngẩn ngơ trước những thớt ruộng xếp san sát và đều tăm tắp như những phím đàn dương cầm. 


12 thg 7, 2016

Bồng bềnh mây sớm Suối Giàng

Xã Suối Giàng có độ cao khoảng 1.400m so với mực nước biển, nằm cách trung tâm huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 12km. Trên con đường dẫn tới nơi có loại chè Shan tuyết cổ thụ nổi tiếng này, Suối Giàng hiện lên trong nắng sớm, mây mù đầy thơ mộng và hùng vĩ.

Những tia nắng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu trên xã Suối Giàng 

Suối Giàng nổi tiếng bởi ở đây có những cây chè (trà) cổ thụ lâu đời nhất Việt Nam, mang hương vị mà không ở đâu có. Những búp chè Shan có màu trắng xám, bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết sau khi chế biến. Vị trà đắng dịu đến đầu tiên trong lưỡi rồi vị ngọt ngào thanh khiết dần dần lan toả nơi cuống họng. Đó là thứ hương vị mà như anh bạn người Yên Bái của tôi nói: “Anh chưa thấy có loại chè nào khác đặc biệt như vậy”. 

15 thg 6, 2016

Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù đầy nắng và gió

Nằm sâu trong các dãy núi thuộc khối Pú Luông, dãy Hoàng Liên Sơn, Tà Chì Nhù là một trong 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Đây cũng là ngọn núi được mệnh danh là “vương quốc nắng và gió”. 

Những lối mòn của người dân bản địa đã giúp đoàn định hướng được dễ dàng hơn - Ảnh: Lê Hồng Thái 

Những ngày tháng 5 oi ả, báo hiệu một mùa hè đầy khắc nghiệt trước mắt, tôi và mấy người bạn thân quyết định lập nhóm chinh phục “vương quốc nắng và gió Tà Chì Nhù” nằm ở địa phận huyện Trạm Tấu, Yên Bái, cao 2.979m so với mực nước biển.

29 thg 4, 2016

Phên vàng sợi bạc

Hơn nửa thế kỷ trước, từ những năm 1960, nghề làm miến từ bột đao (củ dong) được hai ông Tô Văn Trắc và Nguyễn Văn Minh du nhập từ làng miến Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) lên xã Giới Phiên (TP. Yên Bái). Nghề miến khi ấy đã cứu đói cho người dân nơi đây, cũng như giúp họ thoát nghèo. Miến Giới Phiên được nhiều người biết đến với đặc điểm nổi bật là sợi nhỏ, có màu trong hơi xám, có độ dai giòn, không nát.

Miến đao do bà con làm bằng củ dong riềng theo công thức truyền thống, phơi bằng phên nứa, do không pha thêm tạp chất nên người dùng rất tín nhiệm. Từ cách làm thủ công thời kỳ đầu, đến nay, người dân Giới Phiên đã áp dụng kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ giới hóa nên sợi miến nhỏ, óng ả, bắt mắt hơn khi mở rộng thị trường. 

Nghề làm miến đao đã giúp người dân xã Giới Phiên thoát nghèo cũng như phát triển bền vững.HTX Sản xuất kinh doanh Miến đao Giới Phiên hiện có 68 hộ chuyên làm miến, tập trung chủ yếu ở thôn 6. 

4 thg 4, 2016

Lễ hội cầu mùa – nét văn hóa đặc sắc của người Dao, Yên Bái

Lễ hội cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào Dao (Yên Bái).

Thầy cúng làm lễ, lấy nước phun vào lúa ngô với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, ngô nặng hạt, lúa trĩu bông. Ảnh: baotintuc

Lễ cầu mùa được đồng bào Dao nơi đây duy trì từ nhiều đời nay và dần trở thành bản sắc văn hóa của dân tộc. Lễ cầu mùa được tổ chức hằng năm tại gia đình có uy tín, gia đình thu hoạch được nhiều thóc, nhiều ngô nhất trong năm và đã được lựa chọn từ trước. Lễ vật dâng cúng các vị thần trong lễ cầu mùa thường có lợn, gà, lúa, ngô...

25 thg 3, 2016

Mùa măng sặt Tây Bắc

Người ta gọi loại đặc sản của núi rừng Tây Bắc ấy bằng một cái tên giản dị - măng sặt, thứ măng chỉ có ở núi rừng này. Dân dã, nhưng một lần ăn thì nhớ mãi.

Măng Sặt là một đặc sản chỉ có ở một số tỉnh vùng núi Tây Bắc - Ảnh: N.T.Lượng 

Măng sặt mọc nhiều trên núi cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai... Măng mọc thành từng cụm dày, sinh sản rất nhanh, cứ trồi lên khỏi mặt đất rồi đâm tua tủa. Ngọn măng nhọn, dong dỏng cao, lá nhỏ. 

8 thg 3, 2016

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái

Mỗi độ xuân về, người Thái ở Yên Bái lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên đông – lễ hội “Cúng rừng thiêng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi.

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái. Ảnh: yenbai.gov.vn

Vùng lòng chảo Mường Lò (Yên Bái) là miền đất tổ của đồng bào Thái. Bà con nơi đây vẫn giữ tục xên đông - cúng rừng thiêng. Từ tập tục linh thiêng ấy đã xây dựng nên ý thức cộng đồng bảo vệ rừng.

23 thg 2, 2016

Dấu ấn tín ngưỡng phồn thực trên chiếc thạp đồng bảo vật

Trong 16 bảo vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu giữ có thạp đồng Đào Thịnh, được coi là một trong những "siêu phẩm" của thời kỳ văn hóa Đông Sơn, niên đại 2.000-2.500 năm. Đến nay, thạp cao 98 cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm vẫn là chiếc lớn nhất được phát hiện ở Việt Nam. Thạp đồng Đào Thịnh cũng là một trong những bảo vật quốc gia được Thủ tướng ký quyết định công nhận đợt đầu tiên vào ngày 1/10/2012.

Cuốn "Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam" có đề cập đến nguồn gốc chiếc thạp. Vào ngày 14/9/1961, ông Phạm Văn Phúc ở xã Đào Thịnh (Trấn Yên, Yên Bái) đi câu thì phát hiện thạp nằm sâu trong lòng đất, ven bờ sông Hồng bị lở. Mở thạp ra, ông Phúc phát hiện bên trong còn một thạp nhỏ hơn, chứa nhiều gỉ đồng được cho là vòng đồng và nhiều công cụ, đồ trang sức khác cùng cả vết tích xương người. Bên trên thạp nhỏ có đậy mảnh gỗ mục. 

Tượng nam nữ giao hoan trên nắp thạp đồng Đào Thịnh. Ảnh: Giang Huy. 

11 thg 2, 2016

Tục treo tranh Tết của người Dao

Cùng với việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm và vật dụng cần thiết cho ngày Tết Nguyên đán thì một nghi thức không thể thiếu của người Dao ở Nậm Lành (Yên Bái) là phải treo tranh trên bàn thờ.

Ông Lý Hữu Vượng, thầy cúng duy nhất vẽ tranh ở Nậm Lành. Ảnh:Tuệ Lâm.

Những ngày cận Tết, không khí ở xã Nậm Lành (Văn Chấn, Yên Bái), nơi phần đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống, khá rộn rã với việc chuẩn bị thực phẩm, bánh trái. Trong đó có một nghi thức không thể thiếu là vẽ tranh treo bàn thờ. Đây là nét văn hoá lâu đời, phản ánh sống động đời sống tâm linh và cuộc sống ấm êm no đủ của gia đình người Dao mỗi khi Tết đến xuân về.

28 thg 1, 2016

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp sống khủng long núi Tà Xùa

Giữa khoảng không đất trời, bước trên sống khủng long của núi Tà Xùa mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, của một những ngọn núi đáng chinh phục nhất ở Việt Nam. 

Sống khủng long uốn lượn giữa đất trời tạo nên kỳ quan có một không hai - Ảnh: Nhóm F1k+… 

Núi Tà Xùa hùng vĩ nằm ở Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái, là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La gồm tất cả 3 đỉnh núi, trong đó đỉnh cao nhất cao 2.865m.

Giống như dãy Pha Luông, ngay từ những đoạn đầu tiên là những con dốc liên tiếp nhau, nhiều đoạn dốc cao, không có chỗ đặt chân nên phải bám rễ hoặc cành cây để leo lên.

19 thg 1, 2016

Rộ mùa cam Đường Canh - Yên Bái

Nổi danh với vị thanh mát và ngọt lịm khó quên, cam Đường Canh là sự lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là vào vụ thu hoạch tháng mười hai và đầu tháng một hàng năm.

Cam Đường Canh hay còn gọi là cam Canh, là giống cam có vị ngọt đậm, vỏ màu vàng đỏ, mỏng và dễ bóc. Giống cam này được trồng lâu đời ở xã Vân Canh, Hoài Đức (Hà Tây) Hà Nội.

Cam đường canh nổi tiếng ngọt lịm và thanh mát 

Truyện ngày xưa kể lại, cam Đường Canh là một loại đặc sản chỉ được trồng để tiến cung cho vua chúa ngự cung. Vì vậy, nó còn có tên là cam ngự hay cam vua. Không phải ngẫu nhiên mà loại cam này lại được trồng lâu đời và tiến vua như vậy. Bởi vị ngọt và thơm, bởi vị thanh mát và nhiều nước từ mỗi múi cam bóc ra. Lớp vỏ mỏng và chắc, múi cam mẩy nước và ít hạt. Cam đường canh có hàm lượng đường tự nhiên cao, lại dễ ăn, lượng Vitamin A, B, C rất có lợi cho sức khỏe.

5 thg 1, 2016

Thung lũng cam vàng rực tại Yên Bái

Mùa này nếu ai đi qua thị trấn Thu Cúc để vào huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì sẽ ngỡ ngàng với những vườn cam vàng rực tại xã Thượng Bằng La của huyện này.

22 thg 11, 2015

Ruộng bậc thang - Kỳ quan Tây Bắc

Những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang) và Sa Pa (Lào Cai) được Nhà nước công nhận là Danh thắng Quốc gia và được giới truyền thông quốc tế ca ngợi là đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của con người Việt Nam. Ba thắng cảnh ruộng bậc thang này đang mang lại cuộc sống no ấm cho người dân và là một sản phẩm du lịch độc đáo của vùng cao Tây Bắc. 

Bài ca vỡ núi 

Huyền sử vùng Tây Bắc kể rằng, cách đây khoảng 4 thế kỷ, những tộc người như Mông, Dao, La Chí... di cư đến vùng Tây Bắc để khai khẩn và định cư, nhưng lúc đó bốn thung lũng lớn của vùng Tây Bắc là Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (Lai Châu), Mường Tấc (Sơn La) đã có những tộc người bản địa là Thái, La Ha sinh sống. Vì thế, họ phải chọn những dải núi như Khau Phạ (Mù Cang Chải - Yên Bái), Hoàng Liên Sơn (Sa Pa – Lào Cai) và Tây Côn Lĩnh (Hoàng Su Phì - Hà Giang), những nơi có độ cao từ 1000 – 1600m so với mực nước biển để dựng bản, lập mường.

18 thg 10, 2015

Bữa sáng mộc mạc với bún cá lóc Yên Bái

Thưởng thức tô bún cá giữa núi rừng Tây Bắc, du khách sẽ tấm tắc khen vì hương vị lạ mà quen của bún cá lóc Yên Bái.

Khác với các loại bún cá Hải Phòng, bún cá rô Hải Dương, tại Nghĩa Lộ, Yên Bái các quán chỉ sử dụng loại cá lóc bắt từ suối. Loại cá này phải chọn những con cỡ nhỏ tới vừa, không nên quá to. Thịt cá lóc nhỏ ngọt, dai và chắc thịt. Cá được bắt ngoài suối nên khi ăn, thịt không bị bở và có mùi thơm. 

Tô bún cá đầy đặn cho bữa sáng sẽ làm bạn quyến luyến mảnh đất Yên Bái, dù chỉ đi qua đây một lần. Ảnh: Minh Đức 

1 thg 10, 2015

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao tại Viễn Sơn

Tại lễ hội quế Văn Yên, người dân xã Viễn Sơn đã tái hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đỏ.

Ngày 25 - 26/9, người dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) tưng bừng trong không khí lễ hội quế Văn Yên. Tiêu điểm của lễ hội lần này là tái hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đỏ. Sự kiện được người Dao đỏ coi là đại lễ của dân tộc. 

19 thg 4, 2015

Những ngôi đền nổi tiếng trên thượng nguồn sông Hồng



Cùng với Đền Hùng linh thiêng nhất đất nước hàng năm thu hút hàng triệu lượt người Việt hành hương về giỗ Tổ, đôi bờ sông Hồng từ Phú Thọ qua Yên Bái lên biên giới Lào Cai còn có những ngôi đền cũng rất nổi tiếng đang được nhiều người tìm tới bái vọng đầu xuân mới.

Đó là đền Mẫu Âu Cơ (nằm ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), đền Tuần Quán (nằm ở thành phố Yên Bái), đền Đông Cuông ( nằm ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), đền Bảo Hà (nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), đền Đôi Cô Cam Đường, đền Mẫu, đền Thượng, đền Cấm (nằm ở địa bàn thành phố Lào Cai)... 

Các ngôi đền kể trên đều nằm cạnh tuyến đường sắt Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái- Lào Cai hoặc cạnh đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, vì thế rất thuận lợi cho du khách đi chơi xuân, viếng đền. 

Năm 2014 lãnh đạo ngành du lịch ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai đã ký hợp tác mở tour du lịch tâm linh phục vụ du khách thăm viếng các ngôi đền nổi tiếng trên thượng nguồn sông Hồng. Đầu xuân Ất Mùi 2015 xin giới thiệu đôi nét về một số những ngôi đền nổi tiếng nằm trong tuyến du lịch tâm linh kể trên . 

9 thg 4, 2015

Chiêm ngưỡng sắc màu miền đá Suối Giàng

Miền Tây Bắc ở đâu cũng có núi đá, núi cao sừng sững nhưng chỉ có Suối Giàng, miền đất cao và xa của huyện Văn Chấn (Yên Bái), được thiên phú cho những mỏ đá vừa đẹp lại vừa quý.

Du khách như lạc vào miền đá đẹp - Ảnh: N.T.Lượng 

Từ lâu nay, người ta tìm thấy loại đá ấy và mang xuống núi, dày công chế tác thành đá phong thủy. Suối Giàng bừng sáng và lung linh nhờ miền đá ấy.

5 thg 4, 2015

Tháng 3 - mùa hoa trẩu

Cùng với hoa gạo, hoa ban, hoa xoan, mùa hoa trẩu đang thu hút bước chân phiêu bồng của bao lữ khách mỗi tháng 3 về.

Hoa trẩu ở Trạm Tấu (Yên Bái) - Ảnh: Việt Nguyễn 

Tháng 3 về, núi rừng Bắc bộ lại bừng lên bao sắc hoa: hoa gạo, hoa ban, hoa xoan, hoa trẩu… Những sắc hoa đỏ, trắng, hồng, tím như khoác lên núi rừng, bản làng một tấm áo rực rỡ, tươi mới.

26 thg 2, 2015

Thưởng thức bánh chưng gù độc đáo của người Dao đỏ

Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng trong cộng đồng người Dao đỏ Yên Bái, chiếc bánh gù vẫn được thế hệ này truyền lại cho thế hệ khác.

Đối với đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái, đón Tết cổ truyền, ngoài những lễ vật như xôi, thịt, rượu thì không thể thiếu những chiếc bánh truyền thống của dân tộc.

Bánh chưng gù – một loại bánh truyền thống của dân tộc thường được bà con người Dao đỏ ở Yên Bái làm để thờ cúng tổ tiên, mang biếu ông bà. Theo quan niệm của người Dao đỏ, bánh chưng gù tượng trưng cho người Phụ nữ Dao chịu thương chịu khó, khi lên nương thường gùi chiếc gùi truyền thống của mình để hái lúa, lúc chị em cúi xuống sẽ tạo thành một đường cong trên lưng.

Ảnh minh họa: Báo Bắc Kạn

1 thg 2, 2015

Vẻ đẹp bình dị nơi bản cao Yên Bái

Đến với xã Suối Giàng, huyện văn Chấn, tỉnh Yên Bái, ngoài việc thưởng ngoạn khung cảnh nên thơ của núi rừng, uống thức trà hơn nghìn năm tuổi, du khách cũng sẽ cảm nhận cuộc sống yên bình của người dân nơi rẻo cao.

Suối Giàng là xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, cách Hà Nội khoảng 180 km, nằm ở độ cao gần 1.400 m so với mực nước biển.