Hiển thị các bài đăng có nhãn Trà Vinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trà Vinh. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 5, 2015

Tản mạn về tên gọi Cổ Chiên

Ngày hôm qua, 16/05/2015, đã thông xe cầu Cổ Chiên, nối liền Trà Vinh và Bến Tre. Tôi đã nhiều lần đi từ Bến Tre qua Trà Vinh trên chuyến phà Cổ Chiên, nên đọc thông tin này lại nhớ đến những phút giây bồng bềnh trên sông nước Cổ Chiên.

Trên những chuyến phà này

15 thg 5, 2015

Hoang sơ biển Ba Động

Ba Động được biết đến là bãi biển dài nhất và nổi tiếng nhất tỉnh Trà Vinh còn lưu giữ được nét hoang sơ. Đến với Khu du lịch biển Ba Động, du khách được tắm biển, ngắm cảnh, thưởng thức đặc sản địa phương và nghỉ dưỡng trong bầu không khí trong lành của biển.

Ba Động là tên gọi chung của một bãi biển dài hơn mười cây số, thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, cách thành phố Trà Vinh khoảng 60km theo hướng Đông Nam. Những người dân sống lâu năm ở vùng đất này cho biết, sở dĩ biển có tên gọi là Ba Động bởi mỗi khi thủy triều xuống, bãi biển nơi đây lại nổi lên ba động cát (hai động nhỏ và một động lớn) đẹp mắt, thu hút nhiều người ra đây vui chơi và tắm biển.

Gần đây, bãi biển Ba Động được Công ty Du lịch biển Ba Động đầu tư, xây dựng và nâng cấp thành khu du lịch với các dịch vụ tiện dụng, phong phú để phục vụ du khách thập phương. Gần 1,5km bờ biển phía trước bãi tắm chính đã được cải tạo lại cảnh quan sạch đẹp, có đường bờ kè bao bọc bãi cát và hệ sinh thái đồng thời giúp hạn chế sự xâm thực hằng năm của nước biển.

Dọc hai bên đường đến biển Ba Động là những vườn dưa hấu xanh tươi, hút hồn du khách.

26 thg 4, 2015

Về Trà Vinh ăn Tết Chol Chnam Thmay

Tết Chol Chnam Thmay là Tết cổ truyền của đồng bào Khmer ở Nam bộ, diễn ra vào các ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch hằng năm (vào năm nhuận sẽ có thêm ngày 13/4). Từ bao năm qua, các hoạt động trong những ngày Tết được người Khmer ở Trà Vinh tổ chức tại các chùa luôn là sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm.

Chiều ngày 13 tháng 4, chúng tôi đến thăm gia đình ông Thạch Ri (ấp Lưu Cự 2, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay và được mời ở lại ăn Tết cùng gia đình. Đồng bào Khmer với tín ngưỡng Phật giáo Nam Tông nên phần lớn Tết cổ truyền của họ gắn liền với nhiều hoạt động thờ cúng tâm linh và hầu hết diễn ra trong các ngôi chùa Khmer gần nơi họ sinh sống.

Vào dịp Tết Chol Chnam Thmay, đồng bào Khmer thường đi chùa lễ Phật.

12 thg 2, 2015

Về duyên hải ăn nước mắm rươi

“Nhiều như rươi” nhưng “nhiều” mà lại “hiếm”, ở đồng bằng sông Cửu Long rươi cũng có ở các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh nhưng chỉ người dân huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đặc chế thành nước mắm.

Bà Chi với nước mắm rươi thành phẩm - Ảnh: Hưng Phú 

Nghề nước mắm rươi có mặt ở Duyên Hải từ bao giờ chẳng ai rõ nhưng theo truyền thuyết, khi Gia Long tẩu quốc đến đây đã được dùng nó hằng ngày trong bữa cơm. Ngon quá, thơm quá nên khi lên ngôi thiên tử đóng đô tại Huế, năm nào nhà vua cũng cử ghe bầu vào tới đây mua nước mắm đặc sản về ăn.

11 thg 2, 2015

Ba món ngon từ trái quách Trà Vinh

Trái ngược với vẻ ngoài sần sùi, cơm quách chua thanh, ngọt mát nên dễ được lòng thực khách. Trái quách có hình dáng hơi giống trái bóng nhỏ, da thô nhám màu xám trắng. Cơm quách màu đen đặc sệt.

Khi chín trái tự rụng xuống chứ không cần hái, người dân mang trái về để vài hôm cho chín hẳn rồi dùng vật cứng đập nhẹ là vỏ tự nứt ra. Ba cách làm dưới đây sẽ giúp cơm quách phát huy tác dụng độc đáo của nó trong ẩm thực:

Quách ghém cùng mắm

Mắm cá sặc, cá chốt hay cá trẽn trộn đường tỏi, ớt là loại thức chấm hấp dẫn được dùng với các loại rau sống như xà lách, cải thảo, bông súng... kèm thêm vài lát khế chua hoặc chuối chát để đậm vị. Thêm vào đó, người ta còn nạo cơm quách ra làm nhân cuốn chung trong rau và chấm mắm.

Vị nồng của mắm hòa cùng vị chua ngọt của từng miếng cơm quách đặc sệt. Cái giòn giòn của lát khế chua, mùi thơm của những cọng rau tươi thấm dần qua đầu lưỡi. Trái quách khi ăn không làm thực khách ngán vì không béo, lại có vị chua thanh, rất thích hợp để đổi vị cho bữa cơm hàng ngày. 

Cơm quách ăn như rau sống khi kèm với mắm. Ảnh: nguoidothi 

17 thg 12, 2014

Dạy nghề nơi cửa Phật

Nằm giữa một vùng cây cổ thụ rợp bóng, chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) không chỉ nổi tiếng là một trong những ngôi cổ tự đẹp nhất tỉnh Trà Vinh, mà còn được giới Phật tử biết đến là nơi dạy nghề điêu khắc gỗ cho con em đồng bào Khmer ở miền Tây Nam bộ. 

Chùa Hang được xây dựng từ năm 1637 ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành. Chùa được người dân tỉnh Trà Vinh ví là “Ngôi trường nghề đặc biệt nơi cửa thiền”. Năm 2002, khi chùa Hang xây dựng lại ngôi chánh điện đã mời nghệ nhân Thạch Buôl ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long về vẽ các hoa văn, họa tiết và thực hiện điêu khắc một vài tác phẩm để trang trí. Nhìn thấy các tác phẩm điêu khắc từ gỗ rất đẹp của nghệ nhân Thạch Buôl, sư cả Thạch Suông đã mời ông ở lại để truyền nghề cho các vị sư trẻ. Lớp học đầu tiên có bốn vị sư trẻ theo học. Sau hai năm miệt mài học nghề, những vị sư này đều lành nghề. Dần dần, người học trước truyền nghề lại cho người đến sau. 

Chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) nổi tiếng với nghề dạy điêu khắc gỗ cho con em đồng bào Khmer.

15 thg 6, 2014

Trăm năm làng biển Mỹ Long

Làng biển Mỹ Long ở Trà Vinh có từ những năm 20 của thế kỷ trước. Ngư dân không chỉ bám nghề để làm giàu từ tôm cá mà còn vươn khơi để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hầu hết các làng quê ven biển Nam bộ hàng năm đều có lễ hội Nghinh Ông và ở thị trấn Mỹ Long của huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có lễ "cúng biển" diễn ra từ mồng 10-12 tháng 5 âm lịch. Theo tương truyền, khoảng năm 1799, trong lúc Nguyễn Ánh bôn tẩu quân Tây Sơn, tìm đường biển chạy sang Xiêm thì gặp bão lớn làm thuyền chao đảo. Trước lúc nguy nan, con cá voi (còn goi là cá Ông) đến nâng thuyền lên và đưa vào bờ biển Trà Vinh giúp Nguyễn Ánh thoát nạn.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn cá voi cứu mình, ông sắc phong cho cá voi là Nam Hải Đại tướng quân. 

Tưng bừng lễ hội cúng biển ở Mỹ Long ngày 9/6. Ảnh: Kỳ Duyên 

16 thg 4, 2014

Chù ụ - đặc sản vùng duyên hải

Trong họ hàng nhà cua có con chù ụ, cái tên tuy lạ lẫm nhưng chất lượng không thua kém bất cứ một loài giáp xác nào. Du khách đến với Trà Vinh nghe cái tên ngộ nghĩnh “chù ụ” cũng háo hức khám phá và thưởng thức.

Chù ụ hấp - Ảnh: Hoài Vũ

Chù ụ là một loài giáp xác thường sinh sống ở các bãi bồi, nơi dòng sông đổ ra biển hoặc các cánh rừng phòng hộ ven biển, nhiều nhất là huyện duyên hải tỉnh Trà Vinh. Thân hình giống như ba khía, con to nhất cũng khoảng 100g trở lại nhưng trông cục mịch và có vẻ chậm chạp hơn.

22 thg 3, 2014

Chùa Vàm Ray

Vàm Ray là một trong 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh. Trước giờ đây không phải là một ngôi chùa nổi tiếng, bằng chứng là tìm bằng Google không thấy thông tin gì về ngôi chùa này. Ấy, đó là ta nói về ngôi chùa cũ, trước khi được ông Trầm Bê bỏ tiền ra xây lại, còn thông tin về ngôi chùa Vàm Ray mới thì nhiều lắm. Tuy nhiên, không có thông tin về lịch sử ngôi chùa (dù rằng theo một số nguồn thì đây là ngôi chùa cổ, được khởi dựng từ thế kỷ 15), chỉ là nói về kiến trúc hoành tráng của chùa, về pho tượng Phật nằm lớn nhất châu Á, về chi phí rất lớn do ông Trầm Bê đã bỏ ra xây chùa....

Cổng chùa Vàm Ray

19 thg 3, 2014

Chùa Cò

Hầu như tất cả các chùa Khmer ở miền Tây Nam bộ đều có một rừng cây bao quanh. Có rừng ắt có chim, cò làm tổ, nhiều hay ít mà thôi. Chùa Kompong Chrây, cách thành phố Trà Vinh khoảng 5 km, là một ngôi chùa có rất nhiều cò trong vườn như thế. Thế nhưng ngôi chùa này không được người dân gọi là chùa Cò, vì họ đã đặt cho nó một cái tên khác: chùa Hang (do cổng chùa giống như cái hang). Ngôi chùa ở Trà Vinh được người dân gọi tên là chùa Cò ở xa hơn nhiều, cách TP Trà Vinh đến 40 km, thuộc huyện Trà Cú.

Chùa Cò còn được gọi là chùa Giồng Lớn, chùa Phnôđôl, tọa lạc tại ấp Cây Da, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía Nam. Đó là những tên thông dụng và dễ nhớ do người dân gọi, còn tên đầy đủ của chùa là thế này: chùa Bhagraja Duonkev Phnô Đưng (nhớ được... chết liền!).

Chùa Cò là một ngôi chùa Khmer cổ nổi tiếng, được xây dựng năm 1677. Các công trình ở chùa đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống đặc sắc của một ngôi chùa Khmer.

19 thg 2, 2014

Lễ hội Lăng Ông Dung Ngọc Hầu

"Nhớ về thăm lại Trà Ôn, tháng Giêng mùng 4 giỗ Ông Ngọc Hầu!” là lời nhắn nhủ mọi người dân khu vực nầy nhớ đến tham dự lễ hội Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn tại thị trấn Trà Ôn tỉnh Trà Vinh. Đây là lễ hội đầu năm duy nhất diễn ra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ao sen trước sân lăng Ông. 

Lễ hội diễn ra liên tục trong ba ngày ba đêm, bắt đầu từ sáng mồng 2 tết Nguyên đán hằng năm. Phần lễ trang trọng với nghi thức cổ truyền. Phần hội rôm rả với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân gian, nổi bật nhất là cuộc thi gói bánh tét - đặc sản đặc sắc của đồng bào lưu vực sông Cửu Long. Ngày tết Nguyên đán, dù thiếu vật thực nào cũng được người dân nơi đây bỏ qua, nhưng nhất thiết phải có những đòn bánh tét cúng rước ông bà đón xuân mới. Ngày hội gói bánh tét có sự tham gia của đông đảo bà con địa phương, đều là những người giỏi tay nghề, biễu diễn nghệ thuật ẩm thực cổ truyền của gia đình mình trước sự dự khán của khán giả mộ điệu.

21 thg 1, 2014

Bánh tét cốm dẹp

Ăn hoài mà không biết ngán, đối với bà con người Khmer ở Cầu Kè (Trà Vinh), ngoài việc lễ cúng, đãi khách bánh tét cốm dẹp còn là thức ăn trang trí để tăng thêm phần long trọng ngày tết.

Ngon lành bánh tét cốm dẹp - Ảnh: Hưng Phú

Huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có nhiều đặc sản hấp dẫn đã quyến rũ du khách các nơi như dừa sáp, chuối quá tạ, trái quách… Riêng về ẩm thực thì món bún nước lèo, xá pấu vốn làm nên danh phận xứ Cầu kè. Nhưng có một món ăn dân dã mà ngon ít người biết đến là bánh tét cốm dẹp đặc biệt của người Khmer làm trong những ngày lễ, tết.

21 thg 11, 2013

Rau càng cua ruộng


Miền Tây Nam Bộ là xứ sở của biết bao loài rau đồng. Riêng Trà Vinh quê tôi, có một loài rau rất ngon, rất dễ ăn có tên “rau càng cua ruộng”.

Khác với rau càng cua mọc trên bờ, càng cua ruộng mọc lẫn trong ruộng lúa hay những chỗ nước đọng. Thân rau dài, mình nước thường cao cỡ hai tấc đến bốn tấc nếu chỗ nước sâu và có phân bón cho lúa tốt.

Nhớ lúc còn nhỏ, vừa dọn nhà ở quê ra, mỗi khi thấy rau càng cua ruộng được bán ở chợ thì má tôi không thể bỏ qua. Má thường kho mắm, kho tép hoặc một mớ cá hủn hỉn để chấm rau càng cua. Mùi vị của rau dễ ăn. Ngay cả đám con nít chúng tôi cũng rất thích.


7 thg 11, 2013

Cổ kính chùa Âng

Trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer trên đất Trà Vinh, chùa Âng (tiếng Khmer là Angkorajaborey), được xem là ngôi chùa cổ kính nhất, độc đáo nhất và có lẽ đẹp nhất, với những giá trị nghệ thuật, văn hóa, điêu khắc và tôn giáo còn lại ở đây. Vì thế, đến với đất Trà Vinh thì không thể không đến với chùa Âng một lần.

Nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7km, chỉ một cuốc xe ôm hoặc một chuyến taxi ngắn là tới chùa Âng, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 4ha với không gian êm đềm, cổ kính và thơ mộng. 


31 thg 10, 2013

Phước Minh Cung ở Trà Vinh

Phước Minh Cung tọa lạc tại số 44 đường Điện Biên Phủ (thuộc phường 2, thành phố Trà Vinh), con đường chính lúc nào cũng nườm nượp xe cộ qua lại, nhưng chỉ cần bước vào bên trong chánh điện, du khách sẽ cảm nhận một không gian trầm lắng, u nhàn.

Bia di tích lịch sử cấp quốc gia

Phước Minh Cung là tên chữ còn tên dân gian thường gọi chùa Ông Quan Thánh vì thờ Quan Công.

Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự Quan Vân Trường, thường được gọi là Quan Thánh Đế Quân, Quan Đế, Hán Vũ Đế, Xích Đế. Quan Công sinh năm 162 ở tỉnh Sơn Tây, Trung Hoa. Ông mất năm 219. Quan Công đã cùng với Lưu Bị và Trương Phi kết nghĩa anh em tại vườn đào. Quan Công là người hội đủ các đức tính trung dũng, nghĩa tình độ lượng và công minh chính trực, là nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc hậu Hán. Chính vì vậy mà khi ông qua đời người ta đã tôn thờ ông như một vị thánh.

4 thg 9, 2013

Từ Tà Cú đến Trà Cú

Ở Bình Thuận, cách tỉnh lỵ khoảng 30 km về hướng Nam, có một ngọn núi tên là núi Tà Cú, cao khoảng 649 met. Trên đỉnh núi, ở độ cao 563 met, có một ngôi chùa tên Linh Sơn Trường Thọ, và có một tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn dài 49 met, cao 7 met. Tượng Phật khổng lồ nằm hùng vĩ thâm nghiêm trên đỉnh núi cao, giữa bốn bề là núi non trùng điệp, xa xa là biển cả bát ngát mênh mông.

Tượng Phật núi Tà Cú. Ảnh: Wikipedia

Công trình tượng Phật nằm trên núi Tà Cú do điêu khắc gia Trương Đình Ý thiết kế và chỉ đạo thi công. Điêu khắc gia Trương Đình Ý tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1935. Ông làm giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định một thời gian rồi bỗng từ bỏ phố thị, xuống tóc, khoác áo già lam lên núi Tà Cú để làm công quả xây tượng Phật.

1 thg 9, 2013

Ao Bà Om

Những năm 1950, nói tới Trà Vinh là cư dân ở đây ai cũng “hát” bốn câu ca: Biển Ba Động nước xanh cát trắng, Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây; Xin mời du khách về đây, Viếng qua thì biết chốn nầy thần tiên.

Một góc ao Bà Om xanh mát. Ảnh: PĐQ 

Câu hát ấy người địa phương ai cũng thuộc làu vì nó đã được viết chữ to tướng trên các tấm bảng lớn đặt tại các cửa ngõ vào thị xã Trà Vinh lúc bấy giờ. Chính vì vậy mà cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí đến Sài Gòn và một số nơi khác ở miền Đông, miền Trung cũng có người biết đến. Họ biết đến ao Bà Om cũng là nhờ một cuốn tiểu thuyết bán chạy lúc bấy giờ có nhắc đến địa danh nầy khi cho một cặp tình nhân đến đây tâm sự.


27 thg 8, 2013

Tản mạn Trà Cú

Trà Cú là một huyện nghèo thuộc tỉnh Trà Vinh (mà Trà Vinh thì không phải là tỉnh giàu!), cách thành phố Trà Vinh khoảng 35 km.

Trà Cú là huyện có tỷ lệ người Khmer cao nhất tỉnh Trà Vinh (mà Trà Vinh là tỉnh có tỷ lệ người Khmer cao nhất nước). Theo thống kê thì hơn 30% dân số Trà Vinh là người Khmer, và số người Khmer ở Trà Vinh chiếm tới 27,6% người Khmer cả nước. Còn tại Trà Cú tỷ lệ người Khmer trên dân số là... 60%, nghĩa là tại Trà Cú người Khmer đông hơn người Việt!


18 thg 8, 2013

Uống nước dừa mà... nóng!

Người ta vẫn thường nói: mát như nước dừa, vậy mà có một số loại dừa uống vô lại nóng. Tui biết có 2 loại dừa như vậy, xin kể ra đây cho bà con kiểm chứng.

Thứ nhất là dừa dứa.

Dừa dứa có màu xanh, giống dừa Xiêm, nhưng nhỏ hơn. Trái dừa dứa như thế này đây:



Dừa dứa Bến Tre - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Mình không phải dân xứ dừa nên chịu, không phân biệt được trái dừa dứa với những loại dừa khác. Cây dừa dứa thì cũng giống như bao nhiêu cây dừa khác. Cũng thua luôn, không biết khác chỗ nào.

9 thg 8, 2013

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát ở Trà Ôn

Tiền quân Thống chế Điều bát tên thật là Thạch Duồng, quê ở làng Nguyệt Lãng, xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Do có công với triều Nguyễn nên ông được ban quốc tính - họ Nguyễn và lấy tên là Nguyễn Văn Tồn. Ông được nhân dân Trà Ôn tôn kính như một bậc tiền hiền có công khai hoang mở cõi vùng đất Trà Ôn.

Phần mộ của Tiền quân Thống chế Điều bát (bên phải) và phu nhân. 

Tiền quân có tướng mạo khôi ngô, võ nghệ cao cường, tính tình cương trực, ông được Nguyễn vương phong chức cho trấn thủ ở Oai Viễn đồn (Trà Ôn) và đạo Trấn Giang (Cần Thơ) kiêm quản xuất hai phủ Trà Vinh và Mân Thít. Binh đoàn của ông chiến đấu dũng mãnh, xuất sắc. Khi xứ Cao Miên có nội chiến (1810), quân Xiêm xâm lấn bờ cõi, ông phụng mệnh triều đình theo đại quân Thoại Ngọc Hầu sang chiến đấu với quân Xiêm ở thành Lavek.