Hiển thị các bài đăng có nhãn Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 3, 2017

Nghề đan bem của người Cống ở Táng Ngá

Trong thời kỳ hội nhập, nhiều phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc có dấu hiệu mai một nhưng với người Cống ở bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), nghề đan bem truyền thống (một loại hòm đựng đồ dùng trong gia đình) vẫn được bảo tồn, phát triển. 

Anh Lò Văn Hiền kiểm tra bem trước khi giao cho khách hàng. 

15 thg 3, 2017

Vẻ kỳ vĩ ở nơi sông Đà chảy vào đất Việt

Tìm đến Ka Lăng - Thu Lũm ở Mường Tè, Lai Châu mùa nước đổ, du khách được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang lấp lánh nước, thử thách mình trên các cung đường.

Huyện Mường Tè nằm ở khu vực xa nhất ở Lai Châu, được ví von là nơi cuối trời Tây Bắc mang một vẻ đẹp kỳ vĩ và thiêng liêng. Nơi đây còn là vị trí trọng yếu đối với an ninh quốc phòng biên giới Việt – Trung. 

11 thg 2, 2017

Đẹp ngỡ ngàng cọn nước Lai Châu

Không chỉ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cọn nước ở các bản làng tại Lai Châu còn là điểm khám phá của nhiều du khách đầu xuân.

Cọn nước ở các bản làng tại Lai Châu là điểm khám phá của nhiều du khách đầu xuân và là sản phẩm du lịch mới trong chuỗi sản phẩm du lịch cộng đồng Tây Bắc năm 2017.

4 thg 1, 2017

Những "dòng sông mây" kỳ ảo nơi ải Bắc Lai Châu

Vẻ đẹp hoang sơ núi rừng trong mây, cùng với những cảnh quan kỳ vĩ nơi ải Bắc Lai Châu đang là điểm đến của hàng nghìn du khách.

Khi ánh bình minh hé sáng trên đỉnh núi, bắt đầu cho một ngày mới của vạn vật, muôn loài cũng là lúc những dòng sông mây hình thành dưới những thung lũng. 

8 thg 3, 2016

Khám phá Tết cổ truyền của người La Hủ ở Lai Châu

Tết cổ truyền luôn có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc La Hủ ở Lai Châu. Đó là những ngày vui tươi, phấn khởi khi đồng bào vừa kết thúc một vụ mùa bội thu.

Tết cổ truyền có ý nghĩa quan trọng với người La Hủ. Ảnh: dantocmiennui

Với khoảng 9.800 người, dân tộc La Hủ sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Tuy đời sống còn nhiều khó khăn song bà con La Hủ vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống từ trang phục, ẩm thực, các điệu dân ca, dân vũ. Nhất là việc đón tết cổ truyền (Khô Chà) được bà con duy trì được nhiều nét văn hóa độc đáo.

1 thg 3, 2016

Cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam

Đặt tại cao độ gần 3.000 m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San (Lai Châu), cột mốc số 79 được coi là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam.

Biên giới Việt - Trung trải dài qua nhiều tỉnh thành phía Bắc với địa hình phức tạp và những dãy núi cao như tường thành. Có thể nói huyện Phong Thổ, Lai Châu như vùng hiểm trở nhất của Tây Bắc vì các dãy núi cao như tường thành án ngữ, trấn ải nơi biên cương Tổ quốc. Để tới đây bạn phải liên hệ giấy phép tại Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Lai Châu và trình báo với đồn biên phòng cơ sở. 

5 thg 2, 2016

Lễ cúng cây đu của dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu

Lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình và bản làng ấm no, là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Hà Nhì, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Thầy cúng lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu. Ảnh vinaculto.vn

Tết mùa mưa của người Hà Nhì được tổ chức định kỳ vào tháng 6 Âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho Tết mùa mưa, người ta phải dựng 2 cây đu là đu lăng, đu quay và 2 cái bập bênh là bập bênh lên xuống, bập bênh quay. Theo quan niệm của người Hà Nhì, cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum xuê thể hiện khát vọng của con người về một sự phát triển tốt đẹp. Còn cái đu quay trông như cái guồng nước to tròn phản ánh mong muốn về sự no đủ.

21 thg 1, 2016

Sin Súi Hồ - Bản du lịch cộng đồng ẩn mình trong núi rừng Tây Bắc

Chỉ cần đến Sin Súi Hồ một lần, bạn sẽ muốn quay trở lại cùng những con người chất phác, hồn hậu nơi đây...

Bản du lịch cộng đồng Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là một điểm du lịch mới, hấp dẫn bởi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, những nếp nhà giấu mình trong vách núi chứa đựng các giá trị văn hóa độc đáo. Chỉ cần đến một lần, bạn sẽ muốn quay trở lại cùng những con người chất phác, hồn hậu và cách làm du lịch chuyên nghiệp của đồng bào Mông nơi đây. 


Cách trung tâm thành phố Lai Châu 35km, chênh vênh trên độ cao 1.400 mét, xã Sin Súi Hồ- huyện Phong Thổ, nói theo tiếng địa phương là “Suối có vàng”, là một một bản đồng bào Mông sinh sống lâu đời.

2 thg 10, 2015

​Góc ẩn mình Khau Cọ

Gió ràn rạt thổi. Nắng lấp loáng trong lòng thung lũng. Chúng tôi đứng đây, một góc Khau Cọ dữ dội và bí ẩn, lặng lẽ và ẩn mình, thêm một lần in vào ký ức những chuyến đi... 

Góc ẩn mình Khau Cọ - Ảnh: Thủy Trần 

Không được dân đi mê mẩn như những cung đèo huyền thoại Mã Pì Lèng, Pha Đin, Ô Quý Hồ hay Khau Phạ, Khau Cọ lặng lẽ và ẩn mình trên dãy Hoàng Liên Sơn, phía rừng quốc gia Hoàng Liên - Văn Bàn (Lào Cai), nơi quốc lộ 279 nối vào Than Uyên (Lai Châu).

11 thg 3, 2015

Nộm hoa ban của người Thái ở Lai Châu

Khi hoa ban nở trắng trời Tây Bắc là lúc người phụ nữ Thái tranh thủ đi nương hái về hái đầy giỏ để chế biến thành các món ngon cho gia đình. 

Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, chỉ khoe sắc khi hoa mận, hoa đào đã phai dần. Hoa nở rộ khắp các bản làng vùng cao là lúc đồng bào dân tộc Thái thường đi hái về đem bán ở các chợ như một thứ rau sạch, làm phong phú thêm cho bữa ăn hàng ngày như xào, nấu canh, đồ với xôi, làm nộm... 

Hoa ban được hái là những bông hoa đã nở rộ, tránh hái nụ để mùa sau hoa còn nở nhiều. Ảnh: Lương Ngọc

3 thg 2, 2015

Thác Tác Tình đẹp nên thơ giữa núi rừng Tây Bắc

Thác Tác Tình là một địa điểm du lịch hấp dẫn thuộc thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Thác Tác Tình hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình thơ mộng giữa núi rừng Tây Bắc.

Thác Tác Tình cách thành phố Lai Châu khoảng 30km về phía đông nam. Từ quốc lộ 4D tới đầu thị trấn Tam Đường bạn rẽ trái, đi khoảng 3km qua đoạn đường gập ghềnh khúc khuỷu sẽ đến chân thác 

14 thg 11, 2014

Chợ Sừng trên 12 tầng dốc

Đến được chợ phiên của huyện Phong Thổ, Lai Châu, du khách phải ngửa mặt vượt qua 12 tầng dốc đứng. Thế nên chợ được gọi là Sì Lờ Lầu theo tiếng người dân bản địa có nghĩa là 12 tầng dốc.

Chợ nằm ở xã chót cùng trong vòng cung 8 xã biên giới của huyện Phong Thổ (Lai Châu) chỉ cách biên giới một km. Gọi là chợ Sừng bởi chợ họp vào ngày hai con vật có sừng trong 12 con giáp là con dê (ngày Mùi) và con trâu (ngày Sửu). Vậy là cứ sáu ngày chợ họp một lần. Nếu tính theo tuần, thì chợ họp lùi ngày, thí dụ tuần trước họp chủ nhật, thì tuần sau họp vào thứ bảy, rồi lại thứ sáu tuần sau nữa cứ lùi vòng quanh như thế. 

17 thg 10, 2014

Gặp lại Sìn Hồ

Ấn tượng về con đường tỉnh lộ 128 quanh co trong hẻm núi từ Lai Châu lên Sìn Hồ suốt mấy chục năm vẫn không hề thay đổi. 

Chợ Sìn Hồ - Ảnh: Đ.P 

​Dốc cao gấp khúc mở ra những khoảng trời đột ngột xanh bên triền đá xám.

Mùa mưa lũ, cây mọc lòa xòa ra giữa lối đi. Rãnh suối ven đường trong vắt thầm thì chảy. Những con ve rừng cuối mùa buông từng tiếng ngắn rời rạc trong lùm cây xanh thẫm rất gần. Và sương buông nhòe bóng những người dân tộc thiểu số cõng gùi lâng lâng chậm rãi thả bước ven đường.

5 thg 10, 2014

Tục nhuộm trứng đỏ của người La Hủ ở Lai Châu

Trong các dịp lễ tết, đặc biệt là lễ cúng bản, người La Hủ ở Lai Châu thường nhuộm trứng thành màu đỏ sẫm làm quà tặng nhau với mục đích chúc phúc, cầu may.

Người La Hủ (còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy) sống tập trung ở các xã Pa ủ, Pa Vệ Sủ, Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nhuộm trứng đỏ (Gá u nhi) là một trong những tập tục lâu đời của đồng bào dân tộc nơi đây, mang nét đẹp độc đáo, thú vị.

Lễ cúng bản (Gạ Ma Te) là một trong những ngày lễ truyền thống, thường diễn ra vào ngày Dần trong tháng 3 âm lịch hằng năm để cầu bình an đến với dân làng. Vào ngày này, các gia đình trong bản sửa soạn đồ tế lễ gồm cơm vàng, trứng đỏ và các lễ vật như ngô, khoai, bạc trắng, rượu… để cùng nhau cúng bến thuyền (Ca tà hứ), bến nước (Ló khọ sò hứ), Thổ địa (Thủ tý hứ) và cổng bản (Cá tu hứ). Chủ trì Lễ cúng là Mí Cù, người coi sóc rừng thiêng của bản. Lễ cúng được diễn ra 2 lần, lần thứ nhất cúng đồ sống, lần thứ 2 cúng bằng đồ chín. 

Công việc này do người phụ nữ đảm nhiệm, họ sẽ làm cho mỗi người trong nhà một quả trứng nhuộm đỏ. Ảnh: Langvietonline. 

26 thg 5, 2014

Vũ điệu của núi rừng Tây Bắc

Cách đây 10 thế kỷ, xòe vốn chỉ là một vũ điệu dân dã được tổ chức trong các dịp lập bản, dựng mường hay trong các dịp lễ hội của người Thái. Ngày nay, xòe đã phát triển thành 36 điệu và trở thành vũ điệu mang tính biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc.

Mường So - quê hương xòe Thái

Huyền sử của người Thái vùng Tây Bắc kể rằng, vào khoảng thế kỷ X, vị tù trưởng ở vùng Mường Lò (thuộc địa phận tỉnh Yên Bái ngày nay) là Lạc Trượng dẫn dân đến vùng Mường So (thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu ngày nay) để khai hoang, lập bản. Tương truyền, chính vùng đất mới này là nơi khởi thủy của những điệu xòe nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc.

Nguyên thủy, xòe chỉ là điệu múa của trai bản và gái mường nắm tay nhau kết thành vòng tròn rồi nhảy theo nhịp. Nhạc cụ đệm cho xòe là đàn tính tẩu kết hợp với trống, nhị, chiêng và thanh la.

31 thg 3, 2014

Độc đáo văn hóa người Lự

Trong hành trình Khảo sát tiềm năng du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng từ ngày 27.10 - 3.11 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức, chúng tôi đặt chân đến xã Bản Hon (H.Tam Đường, tỉnh Lai Châu) khi những tia nắng cuối ngày tắt dần, để rồi khám phá ra nhiều điều thú vị.

Mỗi nhà sàn chỉ được làm 1 cầu thang

Các cô gái Bản Hon thong dong tắm suối - Ảnh: Hoàng Việt 

Hình ảnh lãng mạn đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là “bức tranh” các cô gái người Lự tắm suối, thong dong chải tóc không bận tâm các chàng trai cô gái miền xuôi đang nhìn ngắm, “chớp” ảnh. Nằm cách thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu) chỉ 13 km, nhưng xã Bản Hon vẫn giữ được vẻ hoang sơ, mộc mạc. Bản Hon nghĩa là "Mào rồng", mảnh đất được ôm trọn bởi hai dòng suối Nậm Mu và Nậm Hon, hai dòng suối này được coi như 2 con rồng nhỏ. Xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 và Bản Hon 2 với hơn 160 hộ dân, gần 700 nhân khẩu, 100% là dân tộc Lự. Dân tộc Lự có 3 họ chính, là họ Tao, họ Lò và họ Vàng, theo chế độ phụ hệ.

26 thg 3, 2014

Mốc 79: Nóc nhà biên cương

Chúng tôi chạm tay vào mốc giới 79 cao nhất trên toàn tuyến biên giới Việt Nam vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc. Gió rít cuồn cuộn chào đón những người con từ miền Nam xa xôi mơ ước được một lần đứng ở nơi đây... 


Sau một quãng đường dài, chúng tôi đến được điểm dừng chân đầu tiên là lán trại của người Mông để thu hoạch thảo quả. Do đợt rét hại và băng tuyết của tháng trước nên toàn bộ hàng chục hecta thảo quả đều úa vàng khiến rất nhiều bà con người Mông lâm vào cảnh khốn đốn.

Không còn gì để thu hoạch, căn lán bỏ trống, hoang vắng giữa rừng. Trời lúc này vẫn mù mịt, chúng tôi tính nghỉ chân nhưng Thiếu tá Hoàng Đăng Mạnh hối cả đoàn lên đường và nói: "Cẩn thận đấy, bắt đầu từ đây là rất khó đi!". Lại tiếp tục những con dốc, chúng tôi băng qua những khu rừng vô cùng ẩm ướt cùng những con dốc cao.

23 thg 3, 2014

Nói chuyện với "Vọng Âm Sơn"

Lai Châu, một tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam, với núi non trùng điệp vẫn là vùng đất biên viễn đầy bí ẩn và quyến rũ thôi thúc những bước chân khám phá. Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, là nơi hàng vạn núi cao, vực sâu sừng sững bao đời như bức tường thành chở che cho nước Việt. Trên dãy núi này, cột mốc 79 nằm ở độ cao hơn 2.800 mét trở thành điểm cao nhất trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Những lý do này thôi thúc chúng tôi thực hiện hành trình chinh phục điểm cao nhiều ý nghĩa này dù mùa này Lai Châu đang chìm trong giá lạnh...


Người lữ khách đắm chìm trong những tầng mây ngũ sắc ở đỉnh Vân Hồ, bần thần trước những cung đường đèo nắng vàng uốn lượn, dạo chơi ở những thung lũng hoa mận trắng mênh mông và nghe tiếng mình vọng trong tiếng núi của ngàn xưa dội về.

16 thg 12, 2013

Ô Quy Hồ hùng vĩ

Trong dịp chào mừng 110 năm du lịch Sapa vừa qua, đèo Ô Quy Hồ đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao chứng nhận kỷ lục là đèo dài nhất Việt Nam. Ô Quy Hồ còn được mệnh danh là “vua đèo Tây Bắc”. 

Đèo Ô Quy Hồ nằm trên quốc lộ 4D, uốn lượn quanh co trên lưng chừng những ngọn núi trùng điệp của dải Hoàng Liên Sơn. Với chiều dài gần 50km (dài hơn đèo Khâu Phạ thuộc tỉnh Yên Bái khoảng 10km), đỉnh Ô Quy Hồ nằm ở độ cao 2.025 mét so với mặt nước biển.

Từ Sapa, du khách đi khoảng 15 km là đến đỉnh đèo. Tuy nhiên đoạn đường hơn 5km nữa mới thật sự đẹp mê hồn với những vách núi dựng đứng quanh năm mây phủ, phía dưới là thung lũng ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. 

Đường lên Ô Quy Hồ trập trùng đồi núi 

Trang sức độc đáo của người Hà Nhì

Ngoài bộ trang phục màu xanh hay đen nhuộm chàm, người phụ nữ Hà Nhì còn điểm tô thêm bằng mái tóc được tết rất độc đáo.

Nếu lên Lào Cai hay Lai Châu, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều ngôi nhà trình tường nhỏ xinh của người dân tộc Hà Nhì sống dưới chân núi, gần các con sông, con suối. Bạn không chỉ được ngắm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc, mà còn cảm nhận được những nét văn hóa dân tộc qua các trang phục của họ.

Từ xưa tới nay, người Hà Nhì nổi tiếng chịu thương chịu khó. Ngoài việc trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang, họ còn tự tay trồng bông, dệt vải và tự làm ra trang phục của mình, mang những nét đặc trưng riêng. Những bộ trang phục của nam và nữ đều được may từ vải chàm do người dân tộc tự dệt với màu xanh hay màu đen đặc trưng, nổi bật với những đường viền lượn cong.