Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 6, 2023

Nơi đàn chim về giữa đầm Thị Nại

Hàng nghìn chim, cò chọn rừng đước, bần ngập mặn ở Cồn Chim làm nơi cư trú, tạo nên cảnh yên bình, thu hút nhiều du khách.


Cồn Chim ở xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước (cách TP Quy Nhơn 15 km) là tên gọi chung của hệ sinh thái rừng ngập mặn với 3 cồn nổi là Cồn Chim, Cồn Trạng và Cồn Giá, với tổng diện tích 480 ha, chiếm gần 1/10 diện tích đầm Thị Nại - đầm nước mặn lớn nhất miền Trung.

Rừng có thảm cỏ biển lớn, tạo nơi cư trú, kiếm ăn, bãi sinh sản và vườn ươm ấu trùng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị. Ở đây có 25 loài cây ngập mặn, trong đó 18 loài cây chủ yếu tạo rừng và 5 loài cỏ biển.

Với hệ sinh thái, khí hậu đặc biệt, cồn là nơi hàng nghìn con chim, cò trú ngụ, sinh sống hài hòa với con người.

17 thg 2, 2023

Tré - đặc sản Bình Định

Được làm từ nguyên liệu như thịt lợn, bì, riềng, vừng,… nhưng qua bàn tay khéo léo của người địa phương, món ăn này lại mang hương vị đặc trưng, với điểm nhấn bên ngoài là lớp rơm khô cuộn chặt đẹp mắt.

Nhắc đến ẩm thực Bình Định, người ta thường nhớ ngay đến các đặc sản như chả cá Quy Nhơn, gỏi cá chình, mắm nhum Mỹ An, gié bò Tây Sơn, bánh ít lá gai,… Tuy nhiên, nơi đây còn có một món ăn tuy dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, hút khách thưởng thức. Đó chính là tré.

13 thg 2, 2023

Hình ảnh bảo vật quốc gia Champa tại Bảo tàng Bình Định

6 di vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Bình Định, thu hút nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu lịch sử nghệ thuật trong nước và thế giới.

Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini là bảo vật quốc gia năm 2015.

19 thg 1, 2023

Bình Định: Khánh thành Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng

Trong không khí hân hoan, phấn khởi chào đón xuân Quý Mão 2023, chào mừng Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/02/1930 - 3/02/2023), sáng 16/1 tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng.

Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.

10 thg 9, 2022

Đến Linh Phong tự, chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi khổng lồ

Tượng Phật ngồi tại chùa Ông Núi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có chiều cao 69 m, đường kính chân tượng 52 m, được coi là một trong số những tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á.

Tượng Phật được thiết kế trên một tòa sen. Bên dưới là một ngôi điện lớn có tên là Điện Vạn Phật. Hình ảnh Đức Phật ngồi xếp bằng, gương mặt bình tâm mang đến cảm giác dễ chịu, xóa tan những bộn bề lo toan. Các chi tiết nhỏ như nếp gấp quần áo cũng đều được trau chuốt mang đến cảm giác sống động, nhẹ nhàng. Bức tượng Phật màu trắng hiện lên vô cùng nổi bật giữa không gian rộng lớn.

5 thg 9, 2022

Đến Đề Gi, đừng chỉ 'săn' cá voi

Được biết đến nhiều hơn từ khi cá voi xuất hiện, nhưng điều khiến du khách dừng chân ở Đề Gi còn vì sự nguyên bản của vùng biển này.

Đề Gi, thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định là một vùng vịnh kín. Được mệnh danh là "công chúa ngủ quên" của Quy Nhơn, Đề Gi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với bãi biển xanh, đồi cát trắng, có cửa biển, làng chài và sinh vật biển phong phú.

Biển Đề Gi còn khá hoang sơ. Ảnh: Tommy Toàn

24 thg 8, 2022

Bún tôm, rạm nức tiếng Phù Mỹ có gì đặc biệt mà ăn lúc 2-3 tô vẫn thòm thèm

Bún tôm, bún rạm nức tiếng Phù Mỹ rất đơn giản nhưng nó hội tụ tinh hoa đất trời, sông nước của miền quê ở Bình Định, khiến thực khách một lần thưởng thức đều nhớ mãi.

Bình Định đang là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách gần xa. Đến với vùng đất võ trời văn Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vùng biển, núi rừng và được cảm nhận cái gió cái nắng của vùng đất dọc dải miền Trung.

Đặc biệt, xứ Nẫu Bình Định còn hấp dẫn du khách với các món đặc sản độc đáo, trong đó phải kể đến bún tôm, bún rạm Phù Mỹ ngon nức tiếng. 

Thơm ngon bún tôm, bún rạm Phù Mỹ.

7 thg 7, 2022

Dạo một vòng khu chợ rẻ bậc nhất Việt Nam tại Bình Định, thưởng thức đủ mọi loại đặc sản chỉ với 50 nghìn

Chỉ cần cầm trên tay 50k thôi, bạn đã có thể ăn ti tỉ món, từ món ăn nhẹ, ăn no đến tráng miệng ở chợ Ngọc Sơn - khu chợ rẻ bậc nhất Việt Nam tại Bình Định. Nghe thì hơi khó tin nhưng lại có thật đấy.

Chợ Ngọc Sơn - khu chợ rẻ bậc nhất Việt Nam tại Bình Định

Chợ Ngọc Sơn nằm tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, không chỉ là nơi hội tụ nhiều món ngon, mà khu chợ này còn bán với mức giá siêu rẻ, chỉ cần 50 nghìn là đủ để ăn hết các món, từ ăn nhẹ, ăn no đến tráng miệng. Thậm chí là uống thêm được vài ly nước. Chính vì vậy, dù dọn hàng rất sớm, từ 5h30 sáng nhưng chợ chỉ bán trong 2 - 3 tiếng là hết sạch.

Khi nghe đến đặc sản của Bình Định, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến bánh xèo tôm nhảy. Thế nhưng, ngoài món này ra thì nơi đây còn có thêm bánh xèo vỏ ăn lạ miệng và ngon không kém. Đây cũng là món ăn nhẹ rất đỗi quen thuộc với người dân địa phương, nhưng khách du lịch thì lại ít ai biết đến.

6 thg 7, 2022

Trên sóng nước Thị Nại

Chúng tôi có một ngày đi thuyền trên đầm Thị Nại. Cảnh sắc non thanh thủy tú từ đầm nước lưu giữ một phần văn hóa, lịch sử Bình Định khiến mọi người không ngớt trầm trồ ngạc nhiên trước thiên nhiên tuyệt diệu: ngay thành phố mình cư ngụ vẫn còn có những vẻ đẹp đến giờ mới ngỡ ngàng khám phá!

Tự nhiên, với quy luật và năng lượng phi phàm của mình, có những biến cải, tạo tác vô song, con người chỉ có thể trầm trồ chiêm bái. Như cuộc “hàn biển” thần sầu cuối thế kỷ 18 tạo nên vùng núi cát dài đến 8 km bây giờ, lấp cửa Cách Thử, biến núi Triều Châu thành bán đảo Phương Mai. Thương cảng Cách Thử tấp nập một thời của xứ Đàng Trong đã tuyệt mù dấu tích, mở ra thành phố cảng biển Quy Nhơn thịnh đạt hôm nay.

Rừng ngập mặn Cồn Chim nằm giữa đầm Thị Nại. Ảnh: DŨNG NHÂN

26 thg 6, 2022

Ba đặc sản của xứ dừa Bình Định

Bánh tráng, bánh hồng, bánh trụng... của người dân Hoài Nhơn đều có nguyên liệu là nước cốt dừa, hoặc cơm dừa.

Từ sân nhà ra đến ven đê, những trảng dừa mướt mắt tạo thành tấm lá chắn tự nhiên cho đất Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn) khỏi nắng gió, bão bùng... Dừa trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Tam Quan, có lẽ vì thế người dân nơi này lưu giữ hương dừa trong mọi món ăn. Từ bánh tráng dừa, bánh hồng, bánh ít đến bánh trụng..., ít nhiều đều có nguyên liệu là nước cốt dừa, hoặc cơm dừa, để bánh luôn thoảng vị quê hương.

Những rặng dừa bao quanh đầm sen ở Hoài Nhơn. Ảnh: Quin Quin

18 thg 6, 2022

Từ làng chài nghèo "say ngủ" đến thiên đường biển đảo

Làng chài Nhơn Lý trước kia ví như vùng đất "khỉ ho gà gáy". Thế nhưng giờ đây, như một giấc mơ có thật, làng chài ở phố biển Quy Nhơn đã "lột xác" trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Nhiều ngư dân chuyển nghề làm du lịch

Ít ai nghĩ rằng từ một làng chài nghèo nằm trên bán đảo Phương Mai thuộc phía đông bắc TP Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đang cất cánh trở thành "thiên đường biển đảo", thu hút nhiều du khách, đời sống người dân từ đó được nâng cao.

Du khách các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên đổ xô về xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, Bình Định) du lịch dịp hè này.

12 thg 6, 2022

Bún tôm - món ăn sáng yêu thích của người Bình Định

Người Bình Định thích sự đơn giản trong nguyên liệu và vị đậm đà của món bún tôm.

Người Bình Định thường chọn các món ăn thanh đạm như cháo lươn, bún rạm, bún tôm cho bữa sáng, trong đó, bún tôm là món được lòng nhiều người, từ bé đến lớn. Tại Bình Định, món ăn là đặc sản của huyện Phù Mỹ, nay nhiều nơi ở TP Quy Nhơn cũng bán món này.

Thông thường, hàng ăn ở Quy Nhơn bày bán từ khoảng 6h sáng. Thực khách có thể thưởng thức tô bún tôm trên đường Trần An Tư, Hoàng Văn Thụ, Ngô Gia Tự hay Chương Dương. Nếu từng thử qua bún quậy Phú Quốc thì bạn nên ăn bún tôm, bởi đây được xem là khởi nguồn của món ăn nổi tiếng đảo ngọc.

Thịt tôm đất giã nhuyễn cạnh các gia vị nêm nếm cho món bún. Ảnh: Huỳnh Nhi

7 thg 6, 2022

Nơi Hàn Mặc Tử sống lúc cuối đời

Làng phong Quy Hòa như tách biệt với bên ngoài, yên bình với tiếng sóng vỗ và bóng mát của những rặng phi lao cổ thụ.


Làng phong Quy Hòa thuộc phường Ghềnh Ráng, cách TP Quy Nhơn khoảng 7 km về phía Nam. Được xây dựng từ năm 1929, nay ngôi làng là bệnh viện điều trị bệnh phong - da liễu Quy Hòa. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã điều trị bệnh phong và qua đời tại làng năm 1940.

Bún rạm - đặc sản nên thử khi đến Bình Định

Tô bún với thịt rạm ngọt béo, nước dùng thanh, không topping cầu kỳ, gây ấn tượng với thực khách lần đầu thưởng thức.

Đến TP Quy Nhơn, ngoài các đặc sản như bún nem chả nướng, bánh xèo tôm nhảy, tré trộn, bún tôm... du khách còn được người địa phương giới thiệu món bún rạm. Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đây là bún riêu, nhưng hương vị hoàn toàn khác, ít gia vị hơn. Độ thơm ngon của món ăn phụ thuộc vào chất lượng thịt rạm.

Tô bún đầy thịt rạm béo, ăn kèm rau sống và bánh tráng nướng. Ảnh: Huỳnh Nhi

2 thg 6, 2022

Phố ăn đêm ở Quy Nhơn

Đến phố ăn uống giữa TP Quy Nhơn, du khách sẽ thưởng thức đủ món đặc sản như các loại hải sản, nem nướng, bánh xèo tôm nhảy, bánh tai vạc, tré trộn...

Phố ẩm thực Quy Nhơn nằm trên đường Ngô Văn Sở, giữa hai đường lớn là Xuân Diệu và Nguyễn Huệ. Nơi này nằm gần Quảng trường Quy Nhơn, thu hút đông khách vào chiều và tối.

1 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Thiên đường biển đảo Nhơn Lý

Từ một làng chài nghèo ở vùng bán đảo TP.Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành thiên đường biển đảo, một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, kéo theo đời sống của người dân được nâng cao.

Ngư dân làm du lịch

Nhắc đến sự “thay da đổi thịt” của Nhơn Lý, ông Trần Xuân Nhạt (72 tuổi, ở thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý) cho rằng đó là kỳ tích. Bởi cách đây tầm 10 năm, không ai dám nghĩ làng chài Nhơn Lý nằm trên bán đảo Phương Mai thành trung tâm du lịch biển đảo, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm như bây giờ.

Theo ông Nhạt, chỉ cách trung tâm TP.Quy Nhơn chừng 22 km đường bộ nhưng khi chưa có cầu bắc qua đầm Thị Nại, Nhơn Lý gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Thời đó, đàn ông ở Nhơn Lý chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ, đàn bà ở nhà lo việc nội trợ, chăm con. Nhà cửa lụp xụp nằm san sát nhau trên sườn đồi, cơm không đủ ăn, cuộc sống luôn thiếu thốn. Hình ảnh những người mẹ, người vợ, người chị gánh cá, tôm đi bộ hàng chục cây số để bán, kiếm tiền đổi gạo, đổi khoai, sắn đã in đậm trong tâm trí nhiều thế hệ ở Nhơn Lý.

Làng chài Nhơn Lý. DŨNG NHÂN

1 thg 3, 2022

Vườn Kơ Nia hơn trăm năm tuổi độc nhất ở đồng bằng


Hẳn nhiều người nghĩ cây kơ nia chỉ xuất hiện ở núi rừng Tây Nguyên, song ngay giữa đồng bằng nơi miền đất võ Bình Định đang hiện hữu vườn kơ nia cổ thụ được xem là báu vật của người dân nơi đây.

Về Bình Định thưởng thức món cá "lạ", chỉ vượt thác để sinh sản

Cá niên không xa lạ với người dân miền Trung, nhưng điểm đặc biệt cá niên ở Bình Định thường ăn cùng với rau dớn rừng ngon, giòn mang hương vị rất đặc trưng của núi rừng.

Ở Bình Định chỉ 2 huyện miền núi An Lão và Vĩnh Thạnh là có sự xuất hiện của cá niên. Bởi loài cá này thường sống ở vùng sông, đặc biệt là dưới chân thác. Cũng bởi thế, bất cứ ai về 2 huyện miền núi nói trên đều được bạn bè nhắn nhủ đừng quên thưởng thức món "cá niên, rau dớn". 

Nếu có dịp về Bình Định, du khách đừng bỏ lỡ thưởng thức đặc sản "cá niên, rau dớn".

Cá lóc đồng cuộn nướng- kho kiểu Phù Mỹ: Ăn cả tháng không chán

Món cá lóc đồng nướng - kho kiểu Phù Mỹ (Bình Định) ăn mùa nào cũng ngon, nhưng ngon nhất là vào những ngày mưa lạnh cuối năm; đặc biệt món cá lóc đồng thường xuất hiện trong mâm cúng, cỗ tiệc.

Sau Tết, tôi có dịp được dùng bữa cơm đầu xuân của một gia đình đồng nghiệp ở TP Quy Nhơn, vốn quê gốc ở huyện Phù Mỹ - địa phương "khai sinh" ra món cá lóc đồng nướng - kho đặc biệt này. 

Món cá lóc đồng nướng - kho rất đặc biệt của người dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

2 thg 2, 2022

Mùng 1 Tết đi chợ Gò mua bó rau muống cầu gì được nấy

Ông bà xưa truyền rằng, sáng mùng 1 Tết Nguyên đán, người dân huyện Tuy Phước (Bình Định) đi chợ Gò mua trầu cau, muối hạt, gạo, rau muống, đậu khuôn… cầu mong gia đình sung túc, con cháu hòa thuận.

Đã thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân miền đất võ Bình Định, đúng mùng 1 Tết Nguyên đán, người dân ở khắp nơi lại nô nức đi chợ Gò - Trường Úc (khu phố Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước). 

Mùng 1 Tết Nguyên đán, người dân ở khắp nơi lại nô nức đi chợ Gò - Trường Úc (khu phố Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước) đi chợ mua lộc.