Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 10, 2022

Chùa Bà Già

Ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, chùa Bà Già là một công trình kiến trúc Phật giáo, có niên đại hơn 1.000 năm.

Chùa nằm trong thôn Bà Già nên được gọi là chùa Bà Già. Tên gọi “Bà Già” có nghĩa là gì, huyền tích về “Bà Già” như thế nào thì có rất ít tài liệu giải thích, đề cập đến.

Năm 1985, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thông qua quyển “Bản xã thần ký” ghi chép về thần phả của làng Phú Gia nên đã giải mã một số thông tin về địa danh “thôn Bà Già”.

Theo các bậc cao niên, từ những năm 1980, một cố lão làng Phú Gia dịch cuốn “Bản xã thần ký”. Nội dung thần tích có nói thuở xa xưa, làng quê này có tên là Bà Già hương (hương Bà Già). Đến thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ (thế kỷ VIII), hương Bà Già được đổi là An Dưỡng phường.

Chùa Bà Già. Ảnh: St

Đại Từ Ân – ngôi chùa giữa khu đô thị sinh thái

Tọa lạc đắc địa tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng và nằm trên cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, chùa Đại Từ Ân như một điểm nhấn nổi bật trong Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden.


Không quá khó để tìm đến chùa Đại Từ Ân đối với những người đến lần đầu, bởi nơi đây có hệ thống kết nối giao thông vô cùng thuận tiện và tiếp giáp với những trục đường chính: đường 32, đường Tây Thăng Long, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, giáp đường vành đai 04 đều có thể đi tới chùa.


Chùa Đại Từ Ân được khởi công xây dựng vào ngày 9/5/2010, với diện tích 19.275 m² mang phong cách kiến trúc thiết kế Bắc bộ được quy hoạch trọng điểm và tượng Phật A Di Đà cao 25 m đặt giữa trung tâm tạo ra sự kết nối linh thiêng cho toàn khu đô thị.

Chùa được xây dựng 2 tầng với các hạng mục: Tam bảo, nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường, khu ký túc xá, khu phụ…sau khi các hạng mục hoàn thành, nơi đây hiện tại là Trung tâm đào tạo tăng tài của Thành hội Phật giáo Hà Nội (Trường TCPH Hà Nội).

Tên chùa Đại Từ Ân được đức Pháp chủ GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đặt năm 2008.

Những năm qua, chùa Đại Từ Ân đã tổ chức các khóa tu Tịnh độ hàng tháng của hàng phật tử tại gia cũng như tổ chức các Pháp hội lớn và các lễ trọng của Phật giáo: Phật đản, Vu Lan, Khánh đản Phật A Di Đà, Phật thành đạo….

Ngày 20/5/Ất Mùi (5/7/2015) hạ trường Đại Từ Ân đã tổ chức khóa An cư Kiết hạ lần đầu tiên, với 262 hành giả an cư, 34 vị Tỳ khiêu, 44 Tỳ khiêu ni, 55 vị Thức xoa, 49 vị Sa di, 60 vị Sa di ni, 6 Hình đồng, 14 Hình đồng ni. Được biết 100% tăng, ni sinh đều ở nội trú.


Toàn bộ chi phí xây dựng chùa do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây cũ, (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư DIA) công đức với số tiền khoảng 120 tỷ đồng.

Đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của cộng đồng dân cư sinh sống trong khu nhà vườn, đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi, thích hợp với giới trẻ. Đây cũng là dự án duy nhất trong các Khu đô thị có sự phục vụ tâm linh cho cư dân.


TT.Thích Tiến Đạt, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban TT Ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, trụ trì chùa cho biết thêm đây là Khu đô thị mới đầu tiên tại miền Bắc rộng 45 hecta có nét độc đáo vì nơi đây có chùa Đại Từ Ân đáp ứng đời sống tâm linh cho người dân sống trong khu dự án cũng như du khách thập phương.

Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden toạ lạc tại Thị trấn Phùng, Đan Phượng quy mô 45 hecta; bốn phía đều tiếp giáp với trục đường chính có hệ thống giao thông thuận tiện giáp đường Tây Thăng Long, Hoàng Quốc Việt kéo dài và giáp đường Vành đai 4, The Phoenix Garden chỉ cách Mỹ Đình 20 phút đi xe và di chuyển vào trung tâm Hà Nội.

The Phoenix Garden có “kiến trúc thiết kế độc đáo”, ẩn hiện dưới các đồi thông với diện tích phân lô lớn từ 400 – 600 – 800 m²/căn biệt thự, mật độ xây dựng thấp, cây xanh nhiều, hồ điều hòa trải dài, các tiểu cảnh nội khu hài hoà thoáng đãng, không gian trong lành.

Anh Minh

23 thg 10, 2022

Tổ đình Tế Xuyên, nơi phát xuất nhiều vị cao tăng Phật giáo

Tổ đình Tế Xuyên được xây dựng trên một khu đất cao, rộng gần 3 mẫu, mặt quay về hướng tây, nay thuộc thôn Tế Xuyên, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chùa Tế Xuyên gồm 3 tòa nhà xây kiểu chữ nhị, hậu chữ đinh cùng với hệ thống tường bao phía trước, hai dãy tăng phòng hai bên và nhà Tổ phía sau tạo thành kiểu nội công ngoại quốc hài hòa, kín đáo.

Di tích chùa Láng, Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội 5 km về phía Tây có một ngôi chùa cổ tên nôm gọi là chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là “Chiêu Thiền tự”, nhưng mọi người thường gọi theo tên nôm là chùa Láng theo danh xưng của làng Láng và vùng Láng nổi tiếng kinh thành xưa.

21 thg 10, 2022

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tọa lạc tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nơi đây ghi lại nấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh, một trong 7 đảng viên đầu tiên sáng lập ra Đảng Cộng sản, một cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Công đoàn Việt Nam.

Đến thăm khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh, du khách có cơ hội được biết thêm về mảnh đất quê hương Diêm Điền, nơi đã sinh ra người chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông không chỉ là cán bộ cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà lý luận với những tác phẩm báo chí đầy tính chiến đấu. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Nguyễn Đức Cảnh mãi mãi là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng để lại cho mỗi thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.

Khu lưu niệm được xây dựng trên chính mảnh đất hương hoả của 8 gia đình trong thân tộc cùng sinh sống, có diện tích rộng 1.600 m². Khung cảnh nếp nhà xưa của gia đình đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lúc sinh thời gồm: Ngôi nhà thờ Tổ (vốn là trường dạy học của ông thân sinh ra đồng chí Nguyễn Đức Cảnh), nhà ở, nhà bếp được dựng lại nguyên vẹn trên nền đất cũ. Không gian giản dị, khiêm nhường, gợi lại hình ảnh nền nếp, gia phong của một gia đình nho giáo thời xưa.

Khu tưởng niệm cũng được xây dựng trên đúng mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên.

19 thg 10, 2022

Nét văn hóa độc đáo chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương


Vùng đất Hải Dương đã từng nổi tiếng là một trong những trung tâm của Phật giáo thời đại Lý Trần, mà đây cũng là vùng đất duy nhất ở miền Bắc có nhiều ngôi chùa cổ được xây trên núi đá và trong các hang động, chùa Nhẫm Dương là một trong những chùa ấy với những huyền tích kỳ lạ và độc đáo nhất Hải Dương còn tồn tại khá nguyên vẹn cho đến ngày này.

Chùa Nhẫm Dương này là nơi khai sinh ra môn phái Tào Động trong Phật giáo Thiền tông Việt Nam, mà ngôi chùa Nhẫm Dương còn chứa trong mình rất nhiều nét văn hóa, tâm linh kỳ bí và là kỳ quan có một không hai ở Việt Nam.

15 thg 10, 2022

Nhà thờ Kẻ Bưởi, phong cách kiến trúc độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội

Nằm sâu trong con ngõ số 460 trên phố Thuỵ Khuê, Hà Nội, có một nhà thờ nhỏ, cổ kính mang tên Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn được biết đến với cái tên nhà thờ Kẻ Bưởi. Đây là một trong những nhà thờ có lối kiến trúc vô cùng đặc sắc, được giữ nguyên vẹn từ hơn 100 năm nay.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, hay còn có tên khác là nhà thờ An Thái, được xây dựng vào những năm 1893-1907 (theo lời người dân kể lại). Nằm sâu trong ngõ 460, phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục Hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh "Mater Dolorosa ora pro nobis", có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con".

12 thg 10, 2022

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (Hà Nội): Bài thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) được xây dựng cách đây gần 100 năm, với lối kiến trúc độc đáo, vừa mang nét đẹp của phương Tây, vừa gợi nét kiến trúc phương Đông cổ kính. Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ ví như bản thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng.

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ tọa lạc ở thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ Cẩm Cơ có 4 họ lẻ là Nội Thôn, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc và Tự Nhiên, với số giáo dân là gần 1.500 người.

Vẻ đẹp bên ngoài của nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ. Ảnh: Bình Minh

Chùa Hồng Phúc và pho tượng độc đáo

Qua những thực thể còn lưu lại, cảm nhận được dòng chảy lịch sử, hơi thở của di tích trong không gian văn hóa, tín ngưỡng vẫn trường tồn.

Bài viết “Chùa Hồng Phúc ở Hà Nội và pho tượng độc đáo lấy thân làm tòa” như một cơ hội tìm hiểu lịch sử một ngôi cổ tự bằng bằng phương pháp khảo cứu và tham khảo, nghiên cứu liên ngành, như sử học, thực tế, logic, phỏng vấn…

I. LỊCH SỬ CHÙA HỒNG PHÚC Ở HÀ NỘI

1.1. Khái quát chùa ở quận Ba Đình

Trước khi tìm hiểu về chùa Hồng Phúc, trong một hệ thống quần thể mang tính liên hệ thì phải lược qua về vị trí địa lý quận Ba Đình và những ngôi chùa lớn.

Nhìn về lịch sử, từ thời Lý – Trần – Lê, quận Ba Đình luôn nằm trong khu vực Hoàng Thành. Quận Ba Đình hiện nay là đất khu được thành lập 1961, trước đó thuộc đất khu Ba Đình và khu Trúc Bạch.

11 thg 10, 2022

Đường vào hàng xôi có trăm loại xôi, giá vạn đồng tiền

Dạo nọ tui đi Hà Nội chơi, hết tiền bèn tính tới chuyện ăn xôi cho đỡ tốn (lúc đó xôi bình dân ở Biên Hòa có 5 ngàn một gói, ăn tạm no, lỡ đói thì ăn 2 gói cũng chỉ 10 ngàn thôi).

Buổi sáng, thả bộ từ khách sạn ra kiếm chỗ bán xôi gần đó để ăn sáng, tui gặp Xôi Yến - đường Nguyễn Hữu Huân. Đã đọc đâu đó trên mạng rằng Xôi Yến ngon nổi tiếng Hà Nội, tui tấp vô ăn xôi. 

Hết hồn vì họ bán xôi không phải theo gói mà là bát - và bát xôi trung bình giá chỉ có 50 ngàn thôi hà! Tui rên rỉ thầm trong bụng: Ối giời ơi, 5 vạn tiền một bát xôi cơ đấy!

Bát xôi xéo

8 thg 10, 2022

Bảo tàng hơn 100 tuổi ở Hải Phòng

Bảo tàng Hải Phòng có kiến trúc đẹp, được xây dựng từ cuối năm 1918, hiện là trung tâm văn hóa, nơi trưng bày nhiều hiện vật quý và điểm check in của giới trẻ.

Bảo tàng Hải Phòng nằm ở số 65 đường Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng. Tòa nhà này được một tập đoàn kinh doanh của Hong Kong xây dựng năm 1918. Sau một thời gian do thua lỗ, chủ đầu tư đã bán công trình này cho một nhà tư bản người Pháp. Từ khoảng năm 1920, tòa nhà có tên là Ngân hàng Pháp - Hoa.

5 thg 10, 2022

Huyền thoại về chùa Cổ Lễ có 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận”

Nhắc đến thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), du khách sẽ nhớ đến ngay Chùa Cổ Lễ - nơi có những nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận” để giành lại độc lập cho dân tộc.

Chùa Cổ Lễ với lối kiến trúc độc đáo

Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15 km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là "Thần Quang Tự". Chùa thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.

Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa ghi lại, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không hương quán tại làng Điền Xá (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thủa nhỏ, ngài làm nghề chài lưới của cha ông; đến năm 29 tuổi ngài xuất gia.

Ngài cùng Thiên sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây Vực (Bắc Ấn Độ) tầm học phép "Tâm vô lậu" đắc "Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt".

20 thg 9, 2022

Bên trong ngôi làng chuyên làm đặc sản mùa thu Hà Nội

Làng nghề cốm Mễ Trì đã có từ lâu đời, tới ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được. Cốm Mễ Trì là một trong những món ẩm thực nổi tiếng của Hà Thành.

Vào những ngày Thủ đô Hà Nội chớm sang thu, khi thời tiết dần mát mẻ và len lỏi theo cơn gió nhẹ là mùi hương nồng nàn của hoa sữa, trên những con phố, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các chị gánh những gánh cốm xanh mơn mởn. 

18 thg 9, 2022

Linh thiêng lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đến với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là ước vọng của hàng chục triệu con dân nước Việt: “Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa thành”.

Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành nét văn hóa đẹp, giàu ý nghĩa thể hiện đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc Việt. Đến với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là ước vọng của hàng chục triệu con dân nước Việt: “Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa thành”.

9 thg 9, 2022

Bún thang hải sâm

Bún thang vốn là một món ăn cầu kỳ, tinh tế thể hiện phong cách thanh nhã của ẩm thực Hà thành. Bún thang hải sâm là một dấu ấn ẩm thực mới thể hiện sự kết hợp tài tình của người chế biến với rất nhiều nguyên liệu tạo nên tuyệt tác bún thang hải sâm nức lòng người thưởng thức.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Bếp trưởng của Khách sạn Movenpick Hà Nội là người đã tạo ra tuyệt tác bún thang Hải sâm, món ăn đã từng tạo nên dấu ấn ẩm thực tại bữa tiệc quốc tế do Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bún thang Hải sâm được làm từ hơn 20 nguyên liệu và gia vị như hải sâm, thịt gà, tôm khô, củ cải khô, giò lụa, trứng gà, trứng cút, bột gà, mắm tôm, rau răm, ớt sừng, chanh, dấm trắng, nấm hương khô, hành khô, đường trắng.

Món bún thang hải sâm được chan nước dùng và ăn khi còn nóng.

Món bún thang hải sâm.

Hải sâm là một loại thực phẩm tuyệt hảo đồng thời là vị thuốc cổ truyền có giá trị dinh dưỡng cao. Khi kết hợp cùng món Bún thang cùng với quy trình chế biến cầu kỳ tạo nên một món ăn ngon, bổ dưỡng. Quy trình chế biến món bún thang gồm 3 bước: Bước 1 quan trọng nhất ở khâu ninh nước dùng từ xương lợn và từ thịt gà đã lọc thịt cùng với tôm khô, hải sâm. Sơ chế: Tôm sú luộc chín bóc vỏ, giã dập, xào qua hành khô, gia vị.

Địa chỉ thưởng thức:
Khách sạn Movenpick Hà Nội 
83A Lý Thường Kiệt, Hà Nội. 
Tel: 024.38222800

Giò lụa thái chỉ, trứng gà tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc bóc vỏ bổ đôi. Các nguyên liệu khác như rau răm, hành hoa, ớt, chanh, củ cải khô… được sơ chế sạch. Bước 2: khi nước dùng thơm mùi nấm hương ngọt từ xương và tôm khô thì nêm nước mắm, gia vị vừa ăn. Đầu bếp cầu kỳ để nước dùng ngon nhất họ còn thêm 5 con sá sùng nướng cho vào nước ninh để tăng độ ngọt và đậm vị. Nước dùng xong là ra đồ và trang trí món ăn. Bún được trần vớt ra bát rồi bày các nguyên liệu đã chế biến lên trên gồm: gà xé, giò lụa thái chỉ, trứng tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc, nấm hương thái chỉ, tôm khô, hải sâm thái chỉ, củ cải khô trộn dấm muối đường, rau răm thái rối, ớt thái chỉ, hành hoa chẻ. Chan nước dùng ăn nóng lên Bún là đã hoàn thành món Bún thang Hải sâm. Món này ăn kèm mắm tôm, chanh, nếu có thêm cà cuống thì càng tuyệt.

Cách trang trí bầy biện món bún thang hải sâm đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật khiến ai nhìn cũng muốn được thưởng thức bởi sự thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn này được coi là “đặc sản tuyệt đỉnh” mà bất cứ du khách nào đến với Hà Nội cũng háo hức được thưởng thức.

Thực hiện: Trần Thanh Giang

7 thg 9, 2022

Chùa Sủi - độc đáo ngôi chùa nguyên phi Ỷ Lan từng nhiếp chính

Chùa Phú Thị có tên chữ là Đại Dương tự hay Đại Dương Sùng Phúc tự, dân gian gọi nôm là chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm, có thuyết nói chùa ra đời từ thế kỷ thứ 2 khi Phật giáo du nhập qua Luy Lâu, nhưng không rõ năm nào.


Theo dân gian truyền tụng lại, thì thời thời Lý - Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần.

4 thg 9, 2022

Bình minh trên 'biển vô cực’

Mặt biển Quang Lang phẳng lặng tạo hiệu ứng gương khổng lồ phản chiếu ánh bình minh tạo nên khung cảnh mãn nhãn.

Ray bình minh trên bãi "biển vô cực" Quang Lang (huyện Thái Thụy, Thái Bình). Bức ảnh nằm trong bộ ảnh của anh Nguyễn Minh Tiến (38 tuổi, Hà Nội), một người đam mê du lịch và nhiếp ảnh, thực hiện ngay trước kỳ nghỉ lễ 2/9.

3 thg 9, 2022

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Chùa Ngâu được xây dựng vào năm 1130 niên hiệu Thiên Thuận vào thời vua Lý Thần Tông do đức Lệ Thiên Hoàng Hậu xây dựng. Ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1995.

27 thg 8, 2022

Khám phá ngôi chùa là “điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua những nét nổi bật của ngôi chùa cổ nổi tiếng này.

Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ được cả nước biết đến

26 thg 8, 2022

Chùa Biện Sơn - di tích lịch sử cấp Quốc gia

Chùa Biện Sơn được coi là ngôi chùa đẹp nhất của huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996.

Những ngày gần đây, chùa Biện Sơn (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) nhận được sự chú ý lớn của dư luận sau ký sự của Báo Dân Việt. Ảnh: Báo Dân Việt.

Ngay khi nhận thông tin từ báo chí, ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh đã họp và giao nhiệm vụ cho các cơ quan về vụ việc. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng vào cuộc ngay. Hiện vụ việc đang trong quá trình tìm hiểu. Ảnh: Báo Dân Việt.

Chiều 18/7, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống xung quanh thông tin báo Dân Việt phản ánh vụ việc ở Chùa Biện Sơn (Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, ngay khi nắm được thông tin, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã giao cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc làm rõ và phải có báo cáo rồi xử lý nghiêm. Ảnh: Báo Dân Việt.

Nhắc đến chùa Biện Sơn, nhiều người nhận ra đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng ở Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn tọa lạc trên một gò đất cao rộng khoảng 14.939m2. Ngày trước có tên là Độc Nhĩ, người dân địa phương hay gọi là Núi Biện với dáng quy xà hợp hình rất kì lạ.

Chùa Biện Sơn gây ấn tượng bởi cổng vào được xây dựng bằng chất liệu thô mộc, tự nhiên nhưng đường nét sắc sảo, chi tiết. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Chùa Biện Sơn hiện đã được tu bổ, tôn tạo, xây dựng nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính của một ngôi chùa thuần Việt trên cơ sở nền chùa cũ theo kiến trúc kiểu chữ "Đinh" gồm tiền đường 5 gian 2 dĩ, thượng điện 3 gian, các bộ vì theo kiểu thức "chồng rường giá chiêng". Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Phả lục đền Nguyễn Gia Loan (đền thờ Nguyễn Sứ Quân) chép: "Trước doanh trại của ông (nay là gò chùa Biện Sơn) có một khu đồng. Ông thường tích nước thả cá. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng đầu xuân là ngày sinh nhật ông. ông mời bô lão trong xóm ấp, sai quân đánh cá, thiết tiệc mừng xuân. Đêm đến lại dâng bày hoa quả bánh trái, mừng vui tưởng niệm công đức cù lao của cha mẹ để lại. Ngày hôm sau lại mổ bò giết trâu, mời phường múa hát, cùng với nhân dân mở hội mừng xuân" . Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu. Tuy nhiên, theo thần tích làng Vĩnh Mỗ (tức thị trấn Yên Lạc ngày nay) thì Nguyễn Khoan được Đinh Bộ Lĩnh tha chết và ông đã xuống tóc đi tu tại ngôi chùa Biện Sơn do ông xây dựng trước đó. Vì thế mà chùa Biện Sơn ngoài thờ Phật còn thờ đại sư Nguyễn Khoan. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Đại bảo tháp chùa Biện Sơn tạo điểm nhấn cho toàn bộ cảnh quan di tích. Đại bảo tháp được đúc bằng đồng nguyên chất theo dáng tháp của Tây Tạng, bên trong có chứa nhiều viên xá lợi lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Đến chùa Biện Sơn, du khách có thể bắt gặp những góc nhỏ bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Tang giếng trong chùa được chạm trổ cầu kỳ, công phu. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Chùa Biện Sơn hiện là cơ sở Phật giáo lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Ngày nay, chùa Biện Sơn trở thành điểm dừng chân, tham quan, nghiên cứu của đông đảo du khách trên lộ trình tìm về với cội nguồn dân tộc. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội sông Loan – núi Biện đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách, phật tử gần xa về chiêm bái, thưởng ngoạn. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc