25 thg 2, 2021

Nguyễn Cao Thương - Chân dung họa sĩ tài ba

Nguyễn Cao (Kao) Thương (22-3-1918 – 28-3-2003) là một người độc đáo trong làng mỹ thuật Việt Nam. Ông là người đầu tiên ở Việt Nam và toàn Đông Dương bắn rơi máy bay của giặc Pháp. Ông cũng là người đặt tên cho Trường Trung học Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, tiền thân của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai ngày nay và làm hiệu trưởng cho đến ngày nghỉ hưu. Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Chân dung tự họa, sơn dầu của Nguyễn Cao Thương.

Người triển lãm tranh lập thể đầu tiên tại Sài Gòn là ai?

Giới họa sĩ và người yêu hội họa trong nước sẽ trả lời ngay là Tạ Tỵ - họa sĩ mở cuộc triển lãm tranh theo trường phái lập thể (Cubism) đầu tiên của mình tại Sở Thông tin Sài Gòn vào năm 1956.

Chân dung tự họa - sơn dầu của Nguyễn Cao Thương

Nhưng thật bất ngờ, năm 1943 Sài Gòn đã có hội họa lập thể.

24 thg 2, 2021

Hương vị Việt trên những dặm đường lang thang

Ẩm thực không chỉ là ẩm thực. Hương vị của những món ăn Việt đôi khi lại là sợi dây kết nối với quê hương, với nguồn cội, hay đơn giản là nơi lưu giữ ký ức tươi đẹp của gia đình.

Ảnh: GIA TIẾN

Ẩm thực Việt với người xa quê hương đôi khi là một tấm căn cước để gợi nhớ về ký ức và văn hóa. Còn với những người Việt trong nước, đó là một thiên đường thực sự của những món ăn ngon được kết tinh qua bao năm tháng của từng vùng miền khác nhau. Và trong một năm đặc biệt vừa qua, ẩm thực đôi khi còn là sợi dây để kết nối, mang mọi người xích lại gần hơn, như chưa từng đi xa.

Ông tổ châm cứu Việt Nam

Nhiều thế kỷ nay, những di sản về cách trị bệnh không dùng thuốc mà danh y Nguyễn Đại Năng để lại cho đời vẫn được các thế hệ lương y trong cả nước gìn giữ và phát huy trong chữa bệnh cứu người, góp phần nâng tầm vị thế nền y học nước nhà.

Cuốn sách "Châm cứu tiệp hiệu diễn ca" là di sản quý về phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Độc đáo 5 di tích thờ các nhân vật thời Hai Bà Trưng

Trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, có không ít tướng lĩnh cả nam và nữ người Hải Dương đã tham gia.

Năm Giáp Ngọ (34), Thái thú Tô Định đến Giao Chỉ thay Tích Quang. Đây là một tên quan nổi tiếng gian tham và tàn bạo. Chính sách áp bức bóc lột của nhà Đông Hán đối với người dân Giao Chỉ ngày một tàn tệ. Người dân không những bị cướp ruộng đất mà còn phải nộp các loại thuế muối, thuế sắt, thuế sản vật… dưới hình thức nộp cống. Các quan lại cấp huyện dòng dõi các Lạc hầu, Lạc tướng bị thu hẹp về quyền lực chính trị và kinh tế, bị thúc ép, đè nén nên rất bất bình. Bất chấp sự khác biệt trong phong tục, tập quán và truyền thống của người Việt, Tô Định đã sử dụng luật nhà Hán làm công cụ trấn áp, khủng bố sự phản kháng của các quan lại địa phương và người dân Giao Chỉ.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Xử ca (Bàn thờ) của người dân tộc Mông là tờ giấy bản được người phụ nữ trong nhà làm thủ công. Người Mông ở miền tây Thanh Hóa thay xử ca vào ngày cuối cùng của năm cũ. Với người Mông, họ quan niệm, loại giấy do chính bàn tay mình làm ra để dùng vào các dịp lễ, Tết sẽ mang lại may mắn cho gia đình, dòng tộc.

Những ngày đầu tháng Chạp rét mướt, chúng tôi có dịp về với đồng bào dân tộc Mông ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát, Quan hóa… tỉnh Thanh Hóa, nghe họ kể lại nhiều phong tục tập quán đặc sắc, độc đáo vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Một trong những nét văn hóa ấy là phong tục làm giấy bản chuẩn bị đón năm mới.