17 thg 6, 2020

Miếu Kim Hoàn - Tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Hoa ở Sóc Trăng

Miếu Kim Hoàn (Tinh Bảo miếu) tọa lạc số 61 đường Lê Lợi, Phường 8 (TP. Sóc Trăng). Lễ giỗ tổ tại miếu Kim Hoàn Sóc Trăng diễn ra từ 14 giờ - 15 giờ ngày 11-2 (âm lịch), vật phẩm cúng tế được đặt trang trọng trước sân lễ, được gọi là lễ chấp minh hay tiên thường để ra mắt ban tế lễ và thỉnh tổ về dự lễ. Đến trưa ngày 12-2 là ngày giỗ chính (chánh tế); lễ tế tiên hiền, hậu hiền cũng tiến hành trong cùng ngày. Có đông đảo nghệ nhân, thợ kim hoàn, chủ tiệm vàng khắp nơi trong tỉnh tề tựu về dự.

Khoảng cuối thế kỷ 19, Sóc Trăng xuất hiện rất nhiều thợ gia công vàng người Hoa, họ đến lập nghiệp và sống rải rác tại Vĩnh Châu, Phú Lộc, Mỹ Xuyên… nhưng tập trung đông tại TP. Sóc Trăng. Phạm vi sinh hoạt, quan hệ đối tác làm ăn, truyền thụ nghề của họ chỉ gói gọn trong cộng đồng người Hoa. Ngày tháng dần trôi, những người thợ kim hoàn đã kết thành một tổ chức hội, họ cùng nhau lập bàn thờ tổ sư chung và làm giỗ tổ ngay trên khu đất gia đình của một người trong hội.

Thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong

Nếu có dịp ghé thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều bất ngờ với nét độc đáo về lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa. Ngôi chùa còn như một bảo tàng Khmer thu nhỏ, giúp du khách cảm nhận, khám phá những nét đặc sắc, thú vị.

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được mọi người quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại Khóm 2, Phường 5 (TP. Sóc Trăng). Chùa Som Rong đã có từ lâu, đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, xung quanh có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa. Sau đó, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần với tổng thể kiến trúc gồm có chánh điện, sala, tịnh xá, thư viện, các tháp để tro cốt của người mất…

Đầu tiên, cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra. 

Chùa Som Rong với nét kiến trúc độc đáo. Ảnh: KGT 

Ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Bình Định

Thập Tháp Di Đà là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm và cổ kính.


Chùa Thập Tháp Di Đà nằm phía Bắc thành cổ Đồ Bàn, kinh đô của nước Chiêm Thành xưa kia, gần Quốc lộ 1 và cách TP Quy Nhơn khoảng 30 km. Ngày xưa, trên gò đất cao có đến mười ngôi tháp Chàm cổ kính nằm án ngữ mặt Bắc Đồ Bàn cho nên mới gọi là gò Thập Tháp. Ngày nay, các tháp Chàm này bị chiến tranh tàn phá, hư hỏng nhiều nên chỉ còn lại vài tháp.

16 thg 6, 2020

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Do vị trí lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu.

Phần mộ là công trình được xây dựng đầu tiên gồm hai ngôi mộ song táng: tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn (bên trái). Hai ngôi mộ gọi là mộ "quy" (vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm) - Ảnh: T.T.D.

Sông nước hữu tình ở đầm Lập An

Cảnh sắc đầm Lập An (Lăng Cô, huyện phú Lộc) được nhiều du khách khen nên thơ, đẹp như bức tranh thủy mặc.


Bộ ảnh cảnh sắc đầm Lập An của Thanh Duy - chàng trai gốc Huế đang học tập tại Đà Nẵng - được nhiều người khen bắt góc tốt, lột tả vẻ lãng mạn, bình yên của thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thanh Duy cho biết mỗi lần về thăm nhà ở huyện Phú Lộc, cậu sẽ dừng lại đầm Lập An để ghi khoảnh khắc đẹp nhất. Ngoài ra, Duy còn giới thiệu bạn bè tham quan tổ hợp Lăng Cô - Lập An - Bạch Mã. 

Khám phá vẻ đẹp hồ Núi Một

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 40 km, hồ Núi Một sở hữu nét đẹp hoang sơ với mặt nước phẳng lặng, yên bình trong bóng hoàng hôn. 

Hồ Núi Một là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất của tỉnh Bình Định với mặt hồ rộng hơn 1.200 ha, ở xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn cách thành phố Quy Nhơn khoảng 40 km về phía Tây Bắc. 

Những trải nghiệm nên thử ở Côn Đảo

Không chỉ có nhiều di tích lịch sử, Côn Đảo còn hút khách du lịch bởi sự yên bình và những bãi biển đẹp.

Cách trung tâm thị trấn khoảng 6 km, bãi Nhát mang vẻ hoang sơ, hòa quyện với màu xanh của trời và biển cả rộng lớn. Mây trời, sóng biển, sỏi đá quyện vào nhau, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động. Mặt biển phẳng lặng, thi thoảng có đợt sóng nhẹ dạt vào bờ làm óng lên những hàng sỏi xếp chồng. Ảnh: Tappasan Phurisamrit/Shutterstock. 

14 thg 6, 2020

Rừng già Tà Xùa cuốn hút đến quên lối về

Rừng núi miền Tây Bắc của Tổ quốc như một kho tàng các phong cảnh hoang sơ, bí hiểm và quyến rũ mê hoặc lòng người. Những đỉnh núi cao chót vót, mây mù bao phủ trở thành điểm đến cuốn hút nhiều du khách hay người đam mê trekking.

Cảnh sắc khu rừng nhuốm màu cổ tích - Ảnh: NGUYỄN VĂN DUY 

Vừa qua, chúng tôi bị dẫn dụ đến khu rừng già Tà Xùa (Trạm Tấu, Yên Bái) với vẻ đẹp đầy ma mị, cuốn hút đến quên lối về.

Nhớ thương nón lá chợ Đình

Chợ Đình, xã Tịnh Bình (Sơn Tịnh) nổi tiếng từ xa xưa với mặt hàng nón lá. Theo dòng chảy của thời gian, nghề làm nón lá dần mai một, để lại sự tiếc nuối trong lòng những ai từng yêu quý chiếc nón lá chợ Đình.

Một thời tấp nập


Bên chiếc khung làm nón lá, bà Bùi Thị Xí (73 tuổi) ở xóm Khánh Tượng, thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình như quay trở lại thời gian khi bà ở tuổi đôi mươi. Ngày đó, nhà nào cũng có khung làm nón, nhiều nhất là các thôn Bình Nam, Bình Bắc. 

Bà Bùi Thị Xí (ở giữa) thường đem khung làm nón ra ngắm nghĩa và kể chuyện cho các cháu nghe về nghề truyền thống của cha ông. 

Đậm đà bánh bột lọc xứ Quảng

Ở mỗi vùng miền, bánh bột lọc có cách làm khác nhau. Riêng bánh bột lọc xứ Quảng có hương vị đậm đà của nhân tôm, đậu xanh, bánh mềm dai, tạo nên một nét rất riêng.

Bánh bột lọc, cái tên nghe bình dị và dân dã, gợi nhớ về những mùa đông tuổi thơ ngập tràn hạnh phúc bên bếp lửa hồng, cả nhà quây quần bên nhau, vừa chuyện trò, vừa làm bánh bột lọc. Dáng bà nghiêng nghiêng ngồi nhào bột, chụm lửa cho nồi bánh chín và thương biết bao đĩa bánh có những chiếc bánh không nhân mẹ dành riêng phần mình trong những ngày gian khó. 

Bánh bột lọc nhân tôm, đậu xanh.