28 thg 10, 2019

Hoang sơ rẻo cao Hồng Ngài

Nếu có dịp đặt chân đến Hồng Ngài - bản Mông hẻo lánh, địa danh đã trở nên quen thuộc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nhiều du khách sẽ được trải nghiệm với điểm đến thú vị trong hành trình lên miền Tây Bắc.

Rẻo cao Hồng Ngài hiện ra trong nắng vàng - Ảnh: H.DƯƠNG

Nằm ẩn mình giữa khung cảnh rừng núi hoang vu, Hồng Ngài hôm nay hiện ra khác hẳn tưởng tượng của chúng tôi.

Thay cho khung cảnh nghèo đói trước đó là hình ảnh những cửa hàng tạp hóa, điểm thương mại dịch vụ mọc lên san sát, sầm uất ngay ở đỉnh con dốc. Trường học, trạm y tế, trụ sở UBND, nhà văn hóa... đều được xây dựng kiên cố, khang trang, đẹp đẽ.

26 thg 10, 2019

Khám phá hang động dài hàng cây số ở miền Tây xứ Nghệ

Hang Thăm Binh (bản Cắm, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong) được xem là một trong những hang núi kỳ vĩ ở miền Tây Nghệ An. Ngoài cảnh sắc thì hang động này còn có dòng nước trong xanh xuyên suốt hàng cây số. 

Khác với nhiều hang động ở miền Tây Nghệ An, hang động Thăm Binh nằm ngay trên tuyến đường từ bản Cắm đi bản Huồi Máy. Nơi đây xe ô tô có thể ra vào dễ dàng, thuận lợi cho du khách gần xa đến để thưởng ngoạn, ngắm cảnh. Ảnh: Hồ Phương 

Kỳ bí chiếc thẻ tre 'nối' thế giới tâm linh của thầy mo người Thái Nghệ An

Hầu như thầy mo nào cũng có một đôi thẻ tre. Đây là một trong những công cụ thực hành tâm linh của họ. Người ta tin rằng với những chiếc thẻ tre được vót, chuốt khá cẩn thận, thầy mo có thể liên lạc với thế giới tâm linh. 

“Liên lạc” với đấng siêu nhiên
Cũng như nhiều thầy mo khác, thầy mo Cụt Thanh Hải trú ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn luôn mang theo một đôi thẻ tre khi làm lễ. Đôi thẻ tre ấy có thể được ông mang từ nhà đi, hoặc cũng có khi đến nơi hành lễ mới chặt tre, nứa để làm bởi nó cực kỳ đơn giản. 

Thầy mo Cụt Thanh Hải làm lễ cúng rẫy. Ảnh: Hữu Vi 

Những 'nấc thang lên trời' ở Hoàng Su Phì

Mùa lúa chín tại ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam ẩn hiện trong làn mây được du khách ví như thiên đường nơi hạ giới. 


Ruộng bậc thang được công nhận Di tích quốc gia ở Hoàng Su Phì trải dài ở 11 xã gồm Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa (ảnh). Trong đó, Bản Luốc và Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

Những thửa ruộng bậc thang ở đây ước tính có tuổi đời khoảng 300 năm. 

23 thg 10, 2019

Bí ẩn của Cát Bà


Những tập quán sinh hoạt đáng trân trọng của đồng bào dân tộc M’nông

Vấn đề về tập tục, về văn hóa, tín ngưỡng… của người M’nông là những đề tài khá rộng nên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập vài nét nhỏ về tập quán, đời sống sinh hoạt và tính cách con người M’nông xưa, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 trở về trước.

Đồng bào M'nông hát Tâm Pớt trong Hội xuân Mậu Tuất 2018. Ảnh: Mỹ Hằng 

Trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam tháng 4/1975, người M’nông vùng Quảng Đức (Đắk Nông) còn lạc hậu, chậm phát triển. Nhưng họ lại là tộc người có tính cộng đồng cao, với cuộc sống hết sức đơn giản, thật thà, thương người và có lòng sẻ chia. Một tính cách vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng mà người viết đã từng gần gũi, tiếp xúc trong những năm của thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ trước.

Chùa Một Cột hơn trăm tuổi ở Biên Hòa

Xây dựng từ thế kỷ 18, chánh điện chùa Bửu Sơn chỉ có một cột chịu lực ở chính giữa. 

Chùa Bửu Sơn (phường Hòa Bình, TP Biên Hòa) ban đầu chỉ dựng bằng vách tre, cột gỗ. Chánh điện chùa diện tích khoảng 100, nóc hình bát giác. Theo nhà chùa, bát giác tượng trưng cho tám con đường giải thoát khỏi khổ đau trong giáo lý Nhà Phật. 

Dinh Cậu hơn 300 năm tuổi ở Phú Quốc

Điểm đến linh thiêng bậc nhất đảo ngọc gắn liền với nhiều truyền thuyết được ngư dân lưu truyền. 

Dinh Cậu là điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất ở đảo Phú Quốc. Dinh nằm trên ghềnh đá hướng mặt ra biển, cách thị trấn Dương Đông khoảng 200 mét về phía tây. Theo ghi chép, dinh hiện nay được xây dựng vào năm 1937 và trùng tu vào năm 1997. Để lên dinh, du khách phải bước qua 29 bậc đá. 

Tiệm bánh mì dân tổ đầu tiên ở Sài Gòn

Những ổ bánh giòn rụm được đơm thêm nhân từ 8 loại nguyên liệu khác nhau có giá 28.000 đồng.
Trên bếp lửa liu riu, chị Ngọc Hà lần lượt cho nguyên liệu vào chảo rồi trộn đều tay. Mùi thơm lan toả khắp một góc phòng. Các loại nguyên liệu sau khoảng 20 phút bắt đầu quện thành hỗn hợp nhân của ổ bánh mì dân tổ vừa "làm mưa làm gió" ở Sài Gòn trong thời gian qua.

"Thơm và béo quá", Bảo Vi (sống ở quận 1) thốt lên sau khi cắn miếng bánh đầu tiên. Theo cô, hương vị của bánh mì dân tổ hoàn toàn khác với bánh mì có nhân ở Sài Gòn. "Nhân được trộn lại với nhau hài hoà đã là một khác biệt", Vi nói và cho biết, giá cả có phần cao so với mặt bằng chung nhưng chất lượng vẫn có thể chấp nhận được.

Nhân bánh mì được đảo trên bếp. Ảnh: Di Vỹ. 

Săn mây mùa thu Đà Lạt

Với những ai mê Đà Lạt, mùa để ngắm cả thành phố chìm đắm trong mây chẳng phải chỉ có tháng 4 hay tháng 6 mà ngay giữa mùa thu này.


“Hay là về Đà Lạt với anh em nhé. Anh sẽ kể cho em nghe trong những đêm lạnh giá. Giữa bao la đại ngàn, một chiếc lều nhỏ thắp lên đống lửa. Mình thì thầm với nhau những câu chuyện chưa kể. Trên đầu là bầu trời đày sao. Cứ thế chúng ta bị bao vây bởi những áng mây kỳ bí và ánh sáng diệu kỳ…" là lời mời gọi khiến bất kì ai cũng xiêu lòng về một mùa mây Đà Lạt.