7 thg 7, 2019

Hương đồng gió nội bay đi

Vậy là Long Khánh đã chính thức lên thành phố từ ngày 1/6/2019.

Thành phố Long Khánh 2019. Ảnh: Báo Đồng Nai

Nhớ ngày xưa, khi tôi sinh ra và lớn lên nơi đây thì đây là một tỉnh: Tỉnh Long Khánh. Nơi tôi ở là quận Xuân Lộc, tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh

Đến Nam Du câu cá nướng ăn tại chỗ và nghe kể chuyện về đất đảo

Quần đảo Nam Du níu chân du khách bởi nét đẹp hoang sơ và sự thật thà, chất phác của những “hướng dẫn bất đắc dĩ” là người dân địa phương. 

Du khách đến từ Hà Nội trải nghiệm du lịch tại bãi cây Mến, xã An Sơn, H.Kiên Hải, Kiên Giang. BÁCH HỶ 

Trải nghiệm thú vị 

Sau gần 2 giờ di chuyển bằng tàu cao tốc tại bến tàu Rạch Giá (Kiên Giang), chúng tôi đến quần đảo Nam Du thuộc xã An Sơn, H.Kiên Hải (Kiên Giang). Đã hẹn trước, chúng tôi đến nhà ông Trần Văn Hoàng (42 tuổi) - “thổ địa” xã An Sơn để nghỉ ngơi và nhờ ông làm hướng dẫn viên cho những ngày trên đảo. 

Làng phong Quy Hòa đẹp như cổ tích

Quy Hòa, bằng cách kỳ diệu nào đó, vẫn lưu giữ được hầu hết những vẻ đẹp từ quá khứ cho đến hôm nay như một câu chuyện cổ tích thật đẹp. 

Toàn cảnh làng phong Quy Hòa nhìn từ trên cao. NGUYỄN DŨNG 

Lần đầu tiên chúng tôi đến Quy Hòa (P.Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) là vào khoảng 20 năm về trước. Trong ngần ấy thời gian, tôi không thể nhớ chính xác là mình đã đến đây bao nhiêu lần. Chỉ biết rằng nơi này, bằng cách kỳ diệu nào đó, vẫn lưu giữ được hầu hết những vẻ đẹp từ quá khứ như một câu chuyện cổ tích thật đẹp để bất cứ ai đến đây vẫn có thể nghe và kể được câu chuyện của chính mình. 

Lễ Tơ Mon của người Bana

Người Ba Na có dân số lớn thứ ba trong số các dân tộc sinh sống trên Tây Nguyên, sau Gia Rai và Ê Đê. Đồng bào dân tộc Ba Na có rất nhiều lễ hội như lễ cầu an, lễ mừng lúa mới, lễ trả ơn, lễ Tơ Mon. Trong đó lễ Tơ Mon (lễ kết nghĩa) là một nghi lễ mang đậm tính nhân văn, phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ những niềm vui cũng như khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. 

Vào ngày làm lễ, trước khi ra cổng làng chào đón người được nhận đến với buôn làng, gia đình người nhận sẽ phải làm nghi thức cúng tổ tiên tại cây nêu mới dựng ngoài sân. Đây là thủ tục gia chủ làm lễ, mời tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho mọi người. Sau đó họ sẽ mang theo một bầu nước ra tận cổng làng để chào đón, rước mời người được kết nghĩa và cùng nhau di chuyển về nhà Rông, không gian sinh hoạt cộng đồng chung của buôn.

Tại nhà Rông, thầy cúng và già làng sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn mọi người thực hiện các nghi thức. Gia chủ và người được kết nghĩa sẽ được mời ngồi xuống bên cạnh cây nêu và nghi thức đầu tiên họ phải thực hiện là cùng hơ tay dưới một ngọn nến. Sau đó thầy cúng sẽ thực hiện các nghi thức tâm linh khác như rót rượu, tưới tiết lên cây nêu, và cuối cùng là đọc lời khấn. Lời khấn của thầy cúng có đoạn: "Ơ Yang… ơi, Yang trời, Yang đất, Yang núi, Yang sông, Yang bên Đông, Yang bên Tây hãy về đây chứng giám cho lễ kết nghĩa. Sau một thời gian quen biết nhau, hai bên đã thật sự tốt cái bụng với nhau và muốn kết nghĩa để trở thành những người trong một gia đình, cùng yêu thương, có trách nhiệm với nhau. Hôm nay làm lễ bẩm báo với các Yang, với ông bà tổ tiên, với mọi người, kể từ nay cho đến hết cuộc đời, đến hơi thở cuối cùng, mãi mãi là những người trong một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau…ơ Yang…”.

Thày cúng chuẩn bị cây nêu bên trong nhà rông để chuẩn bị cho Lễ Tơ Mon. Ảnh: Việt Cường

Phở cuốn Ngũ Xã

Phở là món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Bằng sự biến tấu trong nguyên liệu ăn kèm để trở thành món ăn dân dã trong những ngày hè nắng nóng, người dân phố Ngũ Xã, Hà Nội đã sáng tạo ra món phở cuốn và trở thành đặc trưng cho ẩm thực đất Hà Thành.

Dừng chân ở quán phở cuốn Hương Mai phố Ngũ Xã, Hà Nội với không gian sạch sẽ, khang trang cùng với phong cách phục vụ hiếu khách mỗi khi đến thưởng thức món phở cuốn đã gần 20 năm nay.

Chị Nguyễn Diệu Hương- Quản lý chuỗi cửa hàng phở cuốn Hương Mai cho biết, ban đầu gia đình chị mở quán bán phở nước. Nhưng lúc đó trời nóng và ít người ăn nên nhà chị chuyển sang bán phở cuốn. Với hương vị riêng về nước mắm và nguyên liệu tươi ngon được làm thành những miếng phở cuốn qua chính bàn tay đầu bếp là mẹ chị, món phở cuốn của Phương Mai bắt đầu được nhiều người biết đến và nhà hàng Hương Mai ở 25 Ngũ Xã trở thành địa điểm được nhiều người lựa chọn đến thưởng thức món ăn này. Đến nay, Hương Mai cũng đã mở thêm 6 địa điểm khác để thuận tiện cho khách hàng ở từng khu vực khác nhau đến ăn.

Món ăn phở cuốn phố Ngũ Xã, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long 

Sơn Chà - hòn ngọc quý của xứ Huế mộng mơ

Với vẻ đẹp hoang sơ và đầy chất thơ, Sơn Chà được mệnh danh là hòn đảo ngọc của xứ Huế mộng mơ. 

Sơn Chà nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa phận Lăng Cô, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhìn xa, hòn đảo tựa một chiếc chảo úp ngược nên hòn đảo này còn được người dân xưa kia gọi là hòn Chảo. 

6 thg 7, 2019

Dạ lý hương

Dạ lý hương là một loài hoa mà nghe cái tên thôi đã thấy lãng đãng phiêu bồng. Hoa dạ lý hương không rực rỡ thắm tươi, chỉ là những chùm hoa trắng nhỏ li ti nhưng nhìn xa từng chùm hoa như vậy rất thanh khiết, đáng yêu. Thế nhưng đặc sắc nhất chính là hương hoa, mùi hương chỉ tỏa về đêm, đúng như cái tên dạ lý hương cuả nó. Người yêu hoa đã viết về hương hoa dạ lý như sau:

Hương thơm của dạ lý hương đặc biệt quyến rũ mê hoặc lòng người. Đó là một mùi hương kì lạ, vừa thực vừa ảo, có lúc xa nhưng đôi khi lại gần kề. Hương thơm của dạ lý hương về đem sẽ len lỏi trong gió, dịu dàng, khi thoảng thoảng quấn quýt, lúc lại ào ạt mạnh mẽ.




Bò né me Cai Lậy

Cai Lậy (Tiền Giang) hẻo tiếng trong bản đồ du lịch, ẩm thực, dù gần đây cũng có món như bánh canh vịt mới lên đời… Bữa tháng năm rồi ghé dự đám giỗ ba vợ người bạn, tôi may mắn chạm ngõ với món mới khá hay, lạ: bò né me. 

Vị me, tùy theo khẩu vị, với tôi thì thấy nó thanh và thơm hơn mẻ. Không nồng như giấm bỗng. Chua nhẹ dịu hơn giấm, chanh. Nên lúc nghe giới thiệu sẽ có món bò né me, hay còn gọi là bò nhúng me, tôi rất hóng. Lúc mâm dĩa bày lên thì thấy hơi rắc rối với cái tên. Khác bò nhúng giấm phải có cái nồi để nhúng, ở đây nước me chỉ láng xâm xấp trên dĩa kim loại.

Lại không có né, tránh như món bò né bình thường do có dầu, mỡ nên khi bỏ thịt vào sẽ bắn tung tóe, ở đây chỉ là lớp sốt me, chẳng có gì để văng lên. Không nhúng, không né, vậy gọi gì giờ? Bèn tuân theo luật số đông gọi là món bó né me vậy. Nhưng đó là chỉ mới giới thiệu sơ về cách ăn, đi vào chi tiết thì chẹp, chẹp… xin mời! 


Lúc mới đem lên, món bò né me chưa hấp dẫn lắm về hình thức, nhứt là khi chưa có những dĩa rau, nhưng đừng để hình thức đánh lừa nội dung! 

Khám phá con đường xuyên núi độc nhất ở Tây Bắc

Con đường xuyên núi độc nhất vô nhị Tây Bắc với chiều dài 500 m, nằm giữa lưng chừng núi đá cao chót vót khu vực bản Thẳm (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Hang xuyên núi không chỉ là nơi lưu dấu những chứng tích lịch sử mà còn là địa điển khám phá hấp dẫn của nhiều du khách. 

Hang bản Thẳm hay gọi là hang Thẳm Luông, vốn là sản phẩm tạo hóa của thiên nhiên, nhìn từ xa hang đá trông như một cái hầm chui nằm giữa lưng chừng núi. Năm 1964, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hang được bộ đội Việt Nam cải tạo, phá đá mở đường dẫn lên, từ đó hang trở thành nơi cất giấu vũ khí bí mật của quân đội ta. Năm 1966, hang đá được đục thông thành con đường mòn nhỏ xuyên qua núi, có chiều dài 500 m. Ngày nay, nơi đây đã trở thành con đường qua lại của hàng chục hộ dân. 

Hang Thẳm Luông nằm gần Quốc lộ 6, thuộc bản Thẳm, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, án ngữ trên vách núi đá dựng đứng. 

Người Tày - Nùng xứ Lạng chơi Lảy cỏ trong ngày hội

Trò chơi dân gian Lảy cỏ vẫn được lưu giữ và được đông đảo bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ yêu thích và nhiệt tình hưởng ứng.

Đồng bào dân tộc thiểu số Tày - Nùng sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung khá đông ở Lạng Sơn. Nhờ sinh sống tập trung nên người dân Tày - Nùng vẫn còn giữ được khá nhiều tập quán, nét văn hóa đặc trưng như hát Then, đàn Tính, hát Sli… cùng nhiều truyện kể và trò chơi dân gian gắn liền với các nghi lễ.. 

Những cuộc thi Lảy cỏ luôn thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.