30 thg 7, 2018

“Vũ nữ chân dài”: Đặc sản trứ danh ở miền Tây

Khô nhái hay còn được gọi là món “vũ nữ chân dài” là món ăn dân dã nổi tiếng của người miền Tây…

Khô nhái có vị ngọt dịu, cay cay, mặn mặn, béo giòn rất đặc trưng, khi thưởng thức, người ta thường ăn kèm món ăn này với tương ớt, rau sống. Nhờ hương vị thơm ngon khó lẫn, món ăn này trở thành đặc sản “nức tiếng”, được nhiều người ưa chuộng đặc biệt là đối với du khách có dịp ghé qua miền Tây. 

Khô nhái đạt chất lượng cao phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối và vài gia vị khác cho thấm đều trước khi phơi. 

Thác ngàn Liliang bỏ hoang giữa núi rừng

Tìm về thác Liliang là tìm về một chốn chỉ có tiếng chim hót, tiếng suối chảy giữa mênh mông rừng xanh thẳm.

Còn có tên là thác Cầu 4 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), thác Liliang mang trong mình vẻ hoang dại và mãnh liệt của núi ngàn với dòng chảy mạnh mẽ cùng thiên nhiên hoang sơ.

Về quê thấy cơm nguội

1.
Về Long Khánh, đến nhà dì, thấy gần  nhà có bụi cây chi chít trái, màu trắng nõn, tròn tròn như viên bi nhỏ.


Mênh mang nước, bao la trời

Có một nơi rất gần thành phố, nhưng yên tĩnh giữa nước và trời. Nếu bạn cần một khoảng lặng, thoát khỏi cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, hối hả để nghỉ dưỡng, để thả hồn với cỏ cây và mây trời, hãy một lần ghé Đảo Ó – Đồng Trường.


Sau một thời gian khá dài, tôi được dịp quay lại Đảo Ó – Đồng Trường, thật sự thấy cảnh vật đã đổi thịt thay da. Từ nơi hoang sơ, rậm rạp, với bàn tay, khối óc và sức người, khiến nơi đây toát lên luồng sinh khí mới, nhưng vẫn giữ trọn vẻ mộc mạc, thơ mộng và tươi mát.

Từ bờ xe nước đến công trình Thạch Nham

Theo quy luật, khi cái mới ra đời thì cái cũ sẽ mất đi. Vì vậy, khi công trình thủy lợi Thạch Nham hình thành, cung cấp nước tưới cho những cánh đồng rộng lớn khắp các huyện đồng bằng của tỉnh thì cũng là lúc những bờ xe nước – một công trình thủy lợi đầy sáng tạo của người dân Quảng Ngãi đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, ven tả ngạn sông Trà đoạn qua huyện Sơn Tịnh, những bờ xe nước cần mẫn đưa nước lên đồng dần dần vắng bóng. Công trình thủy lợi Thạch Nham hoàn thành đưa nguồn nước từ đầu nguồn sông Trà về thì làng quê dần xanh tốt, nông dân trong tỉnh từng bước đổi đời. Công trình vĩ đại ấy đã làm nên một cuộc cách mạng không chỉ trong nông nghiệp mà giờ đây còn phục vụ công nghiệp của tỉnh nhà sau 1/4 thế kỷ từ ngày tái lập tỉnh.

Rì rào bờ xe nước

Tính đến mùa hè này, bờ xe nước trên sông Trà đã nói lời chia tay với dòng sông gần 30 năm. Ngần ấy thời gian cũng đủ để quên đi nhiều thứ nhưng có lẽ, những ai là người Quảng Ngãi, từng chiêm bái trước vẻ đẹp kỳ vĩ và độc đáo của bờ xe nước sông Trà thì thứ âm thanh mê đắm phát ra từ guồng quay của những bánh xe cần mẫn, vẫn cứ đeo bám lấy họ như một mối tình đầy duyên nợ...

Xe “lăn” trên nước


Sông Trà dài 130km, nhưng chỉ đến khi chảy qua các xã đầu nguồn hai huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa thì bờ xe nước mới xuất hiện trên sông. Có lẽ do đặc thù của dòng sông ở phía thượng lưu với nhiều ghềnh thác và lòng sông hẹp, cộng với ruộng đồng manh mún nên không có chỗ cho bờ xe nước tồn tại.

Bờ xe nước sông Trà. Ảnh: Nguyễn Ngọc Trinh