30 thg 5, 2018

Núi Thị Vải - điểm phượt cuối tuần lý tưởng ở Vũng Tàu

Đến với Bà Rịa Vũng Tàu du khách có thể thử sức mình khi leo hàng nghìn bậc thang ở núi Thị Vải, thăm ba ngôi chùa Hạ, Trung, Thượng. 

Vũng Tàu nổi tiếng với những bờ biển đẹp, nhưng ít ai biết nơi đây còn có một ngọn núi đẹp, nơi mọi người có thể tránh xa được phố thị xô bồ, gần gũi với thiên nhiên. Đó chính là núi Thị Vải ở huyện Tân Thành. 
Bậc thang bằng đá hoa cương dẫn lên núi với hai bên đường là những hàng cây rợp mát. 

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Dinh Thượng Thơ do người Pháp xây vào năm 1860 là một công trình kiến trúc cổ, hiện nằm ở số 59-61, đường Lý Tự Trọng, quận 1. 

Toà nhà có kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp được xây dựng vào năm 1860. Trước đây, nơi này là Nha giám đốc Nội vụ có vai trò điều hành trực tiếp về các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Người dân còn gọi nơi này là Dinh Thượng Thơ. Về mặt chính quyền lúc bấy giờ, toà nhà có vai trò quan trọng chỉ sau Dinh Norodom (phiên bản trước của Dinh Thống Nhất ngày nay). 
Ảnh này được chụp những năm 20 của thế kỷ trước, tại góc đường Tự Do - Gia Long, nay là Đồng Khởi - Lý Tự Trọng. 

'Mây pha lê' trên đồi mâm xôi Mù Cang Chải

Trời mưa nhưng nhiều du khách vẫn tới Mù Cang Chải để chiêm ngưỡng những đám mây được kết từ 58.000 viên pha lê. 

Cuối tháng 4, nhiều người lên tiếng phản đối việc tổ chức triển lãm "Mây pha lê" tại đồi mâm xôi, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, vì cho rằng những thửa ruộng bậc thang cần giữ nét đẹp riêng, tự nhiên. 

Hơn 700 con bồ câu bay lượn trước nhà thờ Đức Bà

Hơn 700 con bồ câu đồng loạt sà xuống mổ thóc, bay lượn trước nhà thờ Đức Bà trong sự thích thú của du khách.


Hơn 10 năm nay, hình ảnh những cánh chim bồ câu bay trước nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP HCM) trở nên quen thuộc, được xem như biểu tượng của thành phố.

Ít ai biết, đàn chim này tồn tại là nhờ những người dân cưu mang. "Vào năm 2005, sau dịch cúm H5N1, đàn bồ câu khoảng 15 đến 20 con xuất hiện trước nhà thờ Đức Bà. Thương đàn chim, tôi và một số người dân ở đây mang thóc đãi cho chim ăn hàng ngày. Lâu ngày, đàn chim dạn dĩ với người hơn, chúng sinh sôi nảy nở lên đến hơn 700 con như hiện nay", chị Nguyễn Ngọc Quang Thanh (40 tuổi), bán nước giải khát cạnh nhà thờ, kể. 

Mưu sinh với nghề hái me trên vỉa hè Sài Gòn

Chỉ với cây gậy tự chế dài khoảng 15 m, mỗi ngày ông Tiếp đi đến những con đường có trồng me để hái trái bán lấy tiền nuôi cả gia đình.

Hàng ngày, ông Phan Hòa Tiếp (40 tuổi, quê Trà Vinh) đi đến những con đường trong TP HCM, tìm những nơi có trồng nhiều cây me để hái quả. 

Lội nước nhổ bồn bồn ở ngoại thành Sài Gòn

Mỗi ngày, người dân xã Phong Phú (Bình Chánh) lại lội nước nhổ bồn bồn lấy lõi non bán kiếm vài trăm nghìn đồng.


Ở Xóm Gò (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP HCM) có hàng chục hộ dân sống chủ yếu bằng việc trồng cây bồn bồn (hay cây cỏ nến). Là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước, bồn bồn phát triển trong ao hồ hoặc mé sông, nơi có dòng chảy chậm. Được xem là cây dại mọc hoang nhưng hiện cây này trở thành đặc sản của miền Tây, đặc biệt là ở Cà Mau.

"Trước kia ở Sài Gòn cũng nhiều nơi trồng bồn bồn nhưng giờ chỉ còn ở xóm Gò này. Gần chục năm nay, tận dụng những ao nước tù, người dân trong xóm trồng cây này làm nghề chính", bà Trần Thị Hôn (59 tuổi) cho biết.