3 thg 11, 2017

Độc đáo Lễ cúng bến nước của đồng bào Tây Nguyên

Lễ cúng bến nước là lễ phổ biến của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Theo phong tục, hàng năm, cứ sau khi thu hoạch mùa màng, chủ bến nước chuẩn bị các đồ lễ như rượu cần, heo, gà... làm lễ để tạ ơn thần nước đã cho gia đình, buôn làng nguồn nước sạch để phục vụ đời sống và tạ ơn thần linh đã phù hộ cho dân làng được khỏe mạnh. Đồng thời cầu mong thần nước tiếp tục phù hộ cho mưa thuận gió hòa, dân làng mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn. Thầy cúng (thường là già làng) sẽ là người chủ trì Lễ cúng, đọc lời khấn và thực hiện các nghi lễ truyền thống. 

Thầy cúng soạn lễ vật 

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Mạ

Lễ mừng lúa mới là nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mạ nhằm cầu mong hồn lúa, thần linh che chở và phù hộ cho lúa tốt, được mùa, dân làng ấm no, hạnh phúc. Lễ mừng lúa mới thường được tổ chức sau khi người dân thu hoạch xong lúa trên nương rẫy và đã cất vào kho.

Già làng K'Ngul, ở bon Ting Wel Đơm, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) thực hiện Lễ mừng lúa mới của người Mạ 

Lễ hội Sen Dolta của đồng bào Khơme Bình Phước

Theo phong tục truyền thống, hằng năm cứ vào 2 ngày cuối tháng 8 và mồng 1-9 âm lịch, đồng bào Khơme tại Bình Phước lại nô nức tổ chức lễ hội Sen Dolta hay còn gọi là lễ cúng ông bà. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng...

Đông đồng bào Khơme Bình Phước đến chùa tham dự lễ hội Sen Dolta

Về Dền Sáng thăm làng nghề chạm bạc truyền thống

Ðến Dền Sáng (Bát Xát), du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sơ, mà còn được tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao qua nghề chạm bạc truyền thống.

Nằm yên bình bên dòng suối Tình, giờ đây, làng nghề chạm bạc truyền thống Nậm Dạng, xã Dền Sáng được du khách biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn.

Du khách thích thú với nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Dền Sáng. 

2 thg 11, 2017

Ngôi nhà cổ kiến trúc Huế có hơn trăm cột ở miền Tây

Ngôi nhà hơn trăm tuổi ở Long An ngoài nét cổ kính theo kiểu nhà rường Huế còn độc đáo khi có 120 cột nhà bằng gỗ quý.

Ở bờ sông Vàm Cỏ Đông (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, Long An) có di tích Nhà Trăm Cột, là ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1901. Chủ nhân kiến tạo ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa, là hương sư của làng Long Hựu, tỉnh Gia Định, sau đó làm hội viên Hội đồng quản hạt Chợ Lớn. Vì thế mà tên gọi thủa ban đầu của nó là Nhà ông hội đồng, Nhà ông cả 

1 thg 11, 2017

Phố cổ Đồng Văn - mê đắm miền biên viễn

Lên Cao nguyên đá Đồng Văn, ngoài thả hồn theo những sườn đồi bát bát nương ngô của người Mông, ngắm hàng trăm vách núi tai bèo giữa đất trời Lũng Cú; đứng trên đỉnh núi Ma Lé nhìn xuống dòng Nho quế đến rợn người, không thể không đắm mình đi giữa phố cổ Đồng Văn. Bởi đây không chỉ là điểm du lịch độc đáo nơi miền biên viễn, mà còn là cái nôi văn hóa đặc biệt cổ xưa nhất của người Mông ở địa đầu Tổ quốc.

1. Thị trấn Đồng văn nằm trên cao nguyên đá ở độ cao trung bình từ 1.000- 1.600m so với mặt nước biển, cách TP.Hà Giang 160km. Ở đây có một khu phố và chợ cổ có lối kiến trúc độc đáo hàng trăm năm tuổi mà vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm của nó luôn tạo nên sự khác biệt. Những mái nhà trầm mặc ép dưới ngọn núi trập trùng, rảo bước trên con phố lặng lẽ uốn lượn quanh đường bình độ trên triền dốc cao dưới cái nắng chiều vàng ấm áp, chúng tôi như trút hết mệt mỏi sau khi vượt những cung đường hiểm trở từ Mèo Vạc đến thị trấn đặc biệt này

Một góc phố cổ Đồng Văn