12 thg 8, 2016

Nức danh bánh mướt chợ Gám

Bánh mướt chợ Gám - xã Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) từ bao đời nay đã được khắp nơi biết đến với vị thơm ngon, đậm đà không lẫn vào đâu.

Ai từng một lần thưởng thức bánh mướt Xuân Thành sẽ không quên được mùi vị ngọt thơm, đậm đà được làm nên bởi bàn tay những người phụ nữ chịu thương, chịu khó nơi đây. 

Cửa Lò: Nhộn nhịp bến cá lúc bình minh

Đang là những ngày nhộn nhịp nhất của mùa du lịch biển Cửa Lò. Du khách muôn nơi háo hức tìm về chốn cát mịn, nước trong xanh chốn duyên hải trữ tình xứ Nghệ. Đi để cảm nhận và hoà mình vào vẻ đẹp trời nước đan xen, điệp trùng huyền sử. Lúc về, đã trĩu nặng những món quà biển tươi ngon: tôm cua, cá mực… mà dường như ở Cửa Lò mới mặn mòi, thanh khiết đến vậy.

Khi bình minh lên, là lúc thuyền đánh cá lại trĩu nặng trở về bến. Mang theo biết bao sản vật tươi ngon của biển. 

Lạ kỳ tục làm lễ 'đầy tháng' cho trâu, bò ở Nghệ An

Người dân ở một số vùng quê thuộc huyện Nam Đàn (Nghệ An) vẫn lưu giữ tục làm "đầy tháng" cho trâu, bò. Trâu, bò sau khi sinh con, người dân mở tiệc mời bà con lối xóm tới chung vui, chúc mừng trâu, bò của gia đình đó đã sinh “em bé”. Phong tục này đã có từ lâu đời và người dân xem đó là cơ hội để gắn kết tình cảm xóm giềng, cộng đồng.

Ông Phạm Thọ Thành, xóm 11, xã Nam Xuân (Nam Đàn) bên con bê mới sinh được ít ngày. 

11 thg 8, 2016

Về Nghệ An thăm đền Quả Sơn gần 1.000 năm tuổi

Theo thần phả tại đền Quả Sơn, đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Đây là ngôi đền thiêng thứ hai trong bốn ngôi đền thiêng ở tỉnh Nghệ An: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. 

Đền Quả Sơn nằm tại chân núi Quả, bên bờ sông Lam, thuộc địa phận làng Miếu Đường, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, cách TP Vinh hơn 70 km về phía tây bắc. 

Đền Quả Sơn được xếp thứ hai trong bốn ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ . Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Đền Quả Sơn được liệt vào hàng “quốc tế, quốc tạo”, đã được trùng tu nhiều lần vào thời Hậu Lê, Nguyễn.

Đến đầu thế kỷ 20, đền trở thành một quần thể có quy mô lớn, gồm bảy tòa, là một trong “tứ đại thắng tích” của xứ Nghệ. Trải qua chiến tranh, hầu hết các công trình kiến trúc gốc của đền đều bị phá hủy.

Trượt cát ở Mũi Né: Trải nghiệm khó quên trong đời

Đồi cát Mũi Né được mệnh danh là đồi cát “kỳ bí nhất Việt Nam” trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đặt chân tới Phan Thiết. 

Nằm ở khu phố 5, phường Mũi Né, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 20 km, đồi cát Mũi Né trải dài trên diện tích rộng gần 50ha. Đây là chốn vui chơi lý tưởng cho những ai muốn một lần thử cảm giác trượt cát trong đời. 


Ngoài tên gọi phổ biến là đồi cát Mũi Né, nơi này còn có tên gọi khác là "đồi cát bay" bởi sau mỗi đợt gió lớn thì diện mạo đồi cát thay đổi khác hẳn so với trước đó. 

Phảng phất hồn xưa nơi dinh thự vua Mèo

Dinh thự bề thế gần trăm năm tuổi nằm giữa vùng thung lũng rộng thoáng cực kỳ đắc địa có trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với kiến trúc vô cùng độc đáo. 

Khu dinh thự Vương Chí Sình – thủ lĩnh người Mèo nằm ở thung lũng Sà Phìn trên cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang vẫn quen được quen gọi tắt với cái tên Nhà Vương. Ảnh: Khoahoc.tv 

Coco, lãng mạn hồn quê…

Phú Ân là một làng quê hẻo lánh với vườn ruộng xanh mát thuộc xã Trung Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thế nhưng ở nơi vắng vẻ này lại có khu nghỉ dưỡng vừa như một điểm du lịch sinh thái, vừa như một khách sạng hạng sang. Đó là Coco Riverside Lodge.

Đẹp ánh bình minh trên sông.

Với chuyến đi chơi nơi đây trong vòng hai ngày một đêm, du khách như được đắm mình trong khung cảnh thôn quê êm ả và thư thả trong gian phòng nghỉ đậm chất Nam bộ. Đó là một sản phẩm du lịch kết hợp giữa giao lưu văn hóa bản địa và lưu trú qua đêm.

5 địa chỉ ăn vặt Đà Nẵng gắn với tên các 'bà'

Bánh xèo bà Dưỡng, bánh tráng đập bà Tứ, ốc bà Mỹ… là những thương hiệu ẩm thực bình dân nổi tiếng ở đất này.

Dành trọn một ngày khám phá ẩm thực đường phố với những món ăn giản dị dưới đây, bạn sẽ thêm yêu mảnh đất xinh đẹp này.

Bánh xèo bà Dưỡng

Tên quán được đặt theo tên chồng bà chủ, tạo thành một thương hiệu hơn 30 năm trong ngõ nhỏ. Bánh ngon ở phần bột gạo Quảng Nam, tôm sông ngọt, thịt bò mềm, giá đỗ tươi, lớp vỏ viền trứng hấp dẫn, nhưng đặc sắc nhất là nước chấm pha chế có hương vị rất nổi bật.

Nhân bánh đầy đặn, khi ăn cuốn với bánh tráng và rau sống. Ảnh: Instagram transouris 

Cốc chè đắt ngang bát phở hút khách suốt 40 năm

“Đắt xắt ra miếng” là cảm nhận của nhiều khách hàng khi ăn cốc chè có giá 40.000 đồng ở quán lâu đời trong trung tâm Hà Nội.

Biển hiệu ghi rõ “Chè thập cẩm Cũ 1976” đã nói lên tuổi đời của quán chè nằm sâu trong ngõ trên phố Trần Hưng Đạo. Bốn thập kỷ trôi qua, điều người ta nhớ đến quán không chỉ là bí quyết nấu chè ngon mà còn là mức giá “chát” bậc nhất Hà Nội.

Cốc chè thập cẩm có thêm sầu riêng có giá 70.000 đồng. Ảnh: vietnamnet.vn 

10 thg 8, 2016

Về đất Tổ thưởng thức món ngon khó cưỡng

Phú Thọ không có nhiều danh lam thắng cảnh nhưng mảnh đất nơi đây lại thu hút khách du lịch bởi những món ngon ăn một lần là bâng khuâng nhớ mãi. 

Bánh tai

Bánh tai Phú Thọ được làm từ bột gạo tẻ, nhân là thịt băm nhuyễn trộn cùng với chút gia vị, sau đó đem hấp chín. Điểm độc đáo của món bánh này là bánh được nặn theo hình con trai trông khá ngộ nghĩnh, nên xưa kia bánh có tên là bánh trai. Sau đó người ta chuyển sang gọi là bánh tai vì có hình dáng giống đôi tai. 



Bánh tai muốn trọn vị thì phải thưởng thức với chút nước mắm ngon của Phú Thọ. Nhấm nháp miếng bánh tai mềm thơm quyện vị nước chấm sẽ khiến ai thưởng thức một lần rồi nhớ mãi không quên.