21 thg 4, 2016

Nguồn gốc lịch sử chùa Viên Thánh, Quảng Nam

Chùa Viên Thánh tọa lạc trên một quả đồi hướng Đông Nam, tại thôn Ma Phan (Phú Ninh, Quảng Nam). Chùa xưa có tên là chùa Văn Thánh thuộc làng Tây Lộc (Phước Long, Tiên Phước) do cư sĩ Huỳnh Cúc (cố Thượng tọa Thích Trí Chơn) thành lập vào năm 1958. 

Năm 1968 bị chiến tranh tàn phá, chùa chỉ còn nền móng hư hoại, kể từ giai đoạn này chùa bị lãng quên. Đến cuối năm 2007, có một số phật tử thuần thành một lòng hướng theo Phật phát tâm tu học, trong lúc tại địa phương không có chùa nên mượn nhà của phật tử Nguyễn Tấn An, và duyên lành thỉnh được tượng đức Phật Bổn Sư ở chùa Lam Điền (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) về an vị, tạm thời sinh hoạt, tụng kinh, lễ bái.

Chùa Phi Lai và những ký ức kinh hoàng

Hướng dẫn chúng tôi tham quan chùa Phi Lai ( tọa lạc tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang) ông Võ Văn Hồng 72 tuổi hiện là thủ tự chùa trên 30 năm kể với giọng thật buồn “…đã 37 năm qua mà cuộc thảm sát dã man như mới hôm qua, họ giết người như thời trung cổ không còn một chút tính người…”. 

Chùa Phi Lai được các tín đồ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, một tôn giáo có nguồn gốc tại An Giang xây dựng năm 1877 nằm cạnh Núi Tượng rất uy nghiêm. 

20 thg 4, 2016

Đùa nghịch với tên tỉnh

1. Chữ gì được đặt đầu tên tình nhiều nhất Việt Nam?

Có thể thấy ngay đó là chữ Quảng. Ở Việt Nam có 5 Quảng sau đây (tính từ Bắc xuống Nam): Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Đếm đi đếm lại thì đúng là 5 Quảng thiệt, nhưng mà ai nói Ngũ Quảng chính là 5 tỉnh này thì lại... trật lất!

Người xưa gọi Ngũ Quảng là 5 tình miền Trung, bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi (ừ, Ngũ Quảng hổng có miền Bắc nghen!), trong đó Quảng Đức chính là khu vực Thừa Thiên - Huế ngày nay. (Ngoài ra còn có anh Quảng Tín là một tỉnh được tách ra từ Quảng Nam năm 1962 nhưng sau đó đã được nhập lại, anh này không được kể là Ngũ Quảng vì đã được kể trong Quảng Nam rồi).

Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam

Hoa gạo đỏ Đồ Sơn hớp hồn du khách

Hàng triệu bông hoa gạo sau khi nở, nhẹ nhàng trút xuống gốc tạo thành tấm thảm lớn rực rỡ, hớp hồn du khách.

Đồ Sơn có gần chục cây gạo cổ thụ từ 100 năm đến hơn 200 năm, tập trung chủ yếu tại khu vực bến Thốc, phường Vạn Hương, gắn liền với ngôi đền cổ Vạn Chài. 

Chuyện kể chùa Già Lam, Hậu Giang

Theo lời kể mang tính giai thoại của nhiều người dân sinh sống xung quanh chùa Già Lam (còn gọi là chùa Con Ngựa) tọa lạc tại ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, TX Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi đến để tìm hiểu thực, hư của câu chuyện lạ lùng này. 

Tuy chùa có diện tích không rộng nhưng lại có rất nhiều cảnh đẹp bố trí khá hài hòa tạo không khí rất uy thiêng. Trước tiên là mấy câu thơ để nói về một bức tượng ngựa Xích Thố đã tồn tại 50 năm tại chùa với câu chuyện ly kỳ đính kèm bài thơ: 

"Xích Thố tiếng rền rạng cõi Đông
Nêu danh tuấn mã sức toàn hồng
Trường đồ ngàn dặm hơi chưa sút
Chiến địa trăm phen sức tựa không". 

Nghề điêu khắc gỗ Bình Dương

Nghề điêu khắc gỗ là một nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm qua trên vùng đất Bình Dương và hiện vẫn được các thế hệ nghệ nhân nơi đây truyền lại cho con cháu. 

Theo các tư liệu địa chí, nghề làm gỗ là một nhóm nghề chính phổ biến trong nhóm cư dân đầu tiên sinh sống trên vùng đất Đông Nam Bộ xưa. Thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) được coi là cái nôi của nghề mộc gia dụng đất Nam Bộ bởi nơi đây có nhiều gỗ quý. Từ thế kỷ 16-17, lớp thợ làm gỗ đầu tiên đã hình thành khi họ bắt đầu biết chặt cây, xẻ gỗ để khẩn hoang; sau đó biết cách biến gỗ thành nhà, xây dựng các công trình dân dụng đầu tiên, tạo dấu ấn nghề nghiệp trong nếp sinh hoạt hàng ngày.

Với rất nhiều loại gỗ quý như: sao, gõ, huỳnh đàn, giáng hương, trai, dầu…, người thợ đã tìm cách sử dụng, trang trí, tạo dáng nghệ thuật để cung cấp sản phẩm gỗ không chỉ cho địa phương mà còn cho các vùng trong cả nước. Nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ đã xuất hiện với các hình thức đóng thuyền, đẽo cột, làm hòm xiểng, bàn ghế, vật dụng… và dần hình thành nên các làng nghề điêu khắc nổi tiếng của Bình Dương. Trong đó, có những xóm thuộc vùng An Thạnh, Phú Thọ, Lái Thiêu chuyên điêu khắc trang trí trong các công trình kiến trúc đình, chùa, nhà cổ, các sản phẩm mỹ thuật như tủ thờ, tranh tượng… Chính ở các vùng đất này đã sản sinh ra những nghệ nhân, thợ chạm khắc gỗ tài hoa, tạo nên nhiều sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao.

Điêu khắc gỗ - nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm qua trên vùng đất Bình Dương. Ảnh: Thông Hải

Chùa Quỳnh Lâm sống mãi với thời gian

Việc khởi công xây dựng chùa Quỳnh Lâm là rất cần thiết, đây là công trình Phật giáo trọng điển của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2016.

Chùa Quỳnh Lâm tọa lạc tại xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (xưa kia là xã Hà Lôi, huyện Đông Triều, Phủ Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương). Được xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải gọi là núi Tiên Du nằm trong hệ thống triền đồi chạy từ núi Yên Tử, Ngọa Vân xuống đồng bằng. 

Chùa được xây dựng ở thế đất “Đầu gối sơn, chân đạp thủy” mà dân gian vẫn gọi là thế đất “Rồng chầu, Hổ phục”. Bốn góc chùa có bốn gò đất cao được coi là “Bốn mắt Rồng” tứ trấn xuyên thấu tâm sinh.

Theo truyền thuyết dân gian thì Quỳnh Lâm được xây dựng vào thời Lý Thần Tông do nhà sư Nguyễn Minh Không khởi dựng. Khi dựng chùa ông đã cho đúc một pho tượng phật Di Lặc bằng đồng cao sáu trượng, pho tượng này được coi là một trong “Thiên Nam tứ đại khí”, pho tượng được đặt trong tòa điện cao bảy trượng. Tương truyền, người đi đường đứng ở bến An Lâm (Bến phà Triều ngày nay) vẫn nhìn thấy nóc điện.

Uy thiêng chùa Bửu Hưng ở Đồng Tháp

Đường vào chùa Bửu Hưng tọa lạc tại ấp Hòa Ninh, xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xanh rì bóng cây, tạo thêm vẻ uy thiêng huyền bí từ ngôi chùa gần 240 xây dựng, tồn tại, phát triển và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Đồng Tháp. Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. 

Theo tư liệu của chùa thì năm 1777, thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước. Sau đó chùa được trùng tu rất nhiều lần, lần gần nhất vào năm 1977. 

Về kiến trúc xây dựng, Chùa Bửu Hưng hiện tọa lạc trên diện tích khoảng 4.000 mét vuông, thiết kế theo kiểu chữ tam" (三) có chiều ngang 15 mét, dài 50 mét bao gồm: Tiền đường, Chánh điện và nhà Hậu Tổ. Tiền đường và Chánh điện nối liền nhau. Chánh điện gồm ba gian hai chái rộng lớn kiểu tứ trụ, có bao lam, Thần vọng chạm trổ tứ linh rất tinh xảo và công đình nhà Nguyễn gửi vào cúng dường năm 1821. 

19 thg 4, 2016

Con đường đẹp nhất Biên Hòa

Nhiều người nói, kể cả trên mặt báo, rằng con đường đẹp nhất Biên Hòa là con đường Nguyễn Ái Quốc, tức quốc lộ 1K đoạn đi qua TP Biên Hòa. Tui sống ở một chung cư cao tầng trên đường này nên thường xuyên có dịp ngắm con đường từ trên cao. Công nhận rằng đẹp thì có đẹp thiệt, nhưng đó là cái đẹp của sự hoành tráng, sang trọng chớ không phải cái đẹp lãng mạn, nên thơ. Ừ, nếu muốn cho con đường Nguyễn Ái Quốc cái nhất thì có cái nhất đo được đây: đây là con đường dài nhất Biên Hòa (8.533 met) và cũng là con đường rộng nhất (rộng 44 met, lộ giới 55 met).

Đẹp lãng mạn, nên thơ nhất ở Biên Hòa, theo tui phải kể đến đường Nguyễn văn Trị - con đường dọc theo công viên bờ sông. Thế nhưng đẹp là một nhận định cảm tính, không đo bằng con số, thay đổi theo từng người, do vậy chắc hẳn nhiều người có những ý kiến khác.

Vậy mà có một con đường ở Biên Hòa ngày xưa (trước 1975) được hầu như tất cả mọi người thời đó công nhận là con đường đẹp nhất. Đường nào vậy? Bây giờ còn không?

7 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Ninh

Cách TP HCM chưa đầy 100 km và có thể đi về trong ngày, du lịch Tây Ninh là điểm đến thú vị cuối tuần cho các gia đình cũng như các bạn trẻ ưa khám phá.

7 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Ninh

Căn cứ Trung ương cục Miền Nam

Di tích lịch sử – văn hóa này nằm ở Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách thành phố Tây Ninh khoảng 60 km, là một điểm đến lý tưởng cho hành trình về nguồn.

Đến đây, bạn sẽ được nghe thuyết minh về quá trình xây dựng và phát triển khu căn cứ cũng như phong trào cách mạng miền Nam qua các thời kỳ; ngắm nhìn nhà lá đơn sơ cùng những hiện vật bình dị như bàn làm việc mộc mạc của đồng chí Nguyễn Văn Linh, những cuốn sổ ghi công tác với nét chữ nắn nót, chiếc bình toong; chiếc bật lửa được làm bằng vỏ quả lựu đạn, chiếc lược được làm từ mảnh xác máy bay Mỹ… Ngoài ra, khu căn cứ còn có những hàng cây thẳng tắp, hay phía ngoài có hàng trúc, bãi lau trắng… tô điểm thêm nét thanh bình của nơi đây.

Khu căn cứ ẩn mình dưới những tán cây um tùm. Ảnh: ST