20 thg 4, 2016

Uy thiêng chùa Bửu Hưng ở Đồng Tháp

Đường vào chùa Bửu Hưng tọa lạc tại ấp Hòa Ninh, xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xanh rì bóng cây, tạo thêm vẻ uy thiêng huyền bí từ ngôi chùa gần 240 xây dựng, tồn tại, phát triển và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Đồng Tháp. Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. 

Theo tư liệu của chùa thì năm 1777, thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước. Sau đó chùa được trùng tu rất nhiều lần, lần gần nhất vào năm 1977. 

Về kiến trúc xây dựng, Chùa Bửu Hưng hiện tọa lạc trên diện tích khoảng 4.000 mét vuông, thiết kế theo kiểu chữ tam" (三) có chiều ngang 15 mét, dài 50 mét bao gồm: Tiền đường, Chánh điện và nhà Hậu Tổ. Tiền đường và Chánh điện nối liền nhau. Chánh điện gồm ba gian hai chái rộng lớn kiểu tứ trụ, có bao lam, Thần vọng chạm trổ tứ linh rất tinh xảo và công đình nhà Nguyễn gửi vào cúng dường năm 1821. 

19 thg 4, 2016

Con đường đẹp nhất Biên Hòa

Nhiều người nói, kể cả trên mặt báo, rằng con đường đẹp nhất Biên Hòa là con đường Nguyễn Ái Quốc, tức quốc lộ 1K đoạn đi qua TP Biên Hòa. Tui sống ở một chung cư cao tầng trên đường này nên thường xuyên có dịp ngắm con đường từ trên cao. Công nhận rằng đẹp thì có đẹp thiệt, nhưng đó là cái đẹp của sự hoành tráng, sang trọng chớ không phải cái đẹp lãng mạn, nên thơ. Ừ, nếu muốn cho con đường Nguyễn Ái Quốc cái nhất thì có cái nhất đo được đây: đây là con đường dài nhất Biên Hòa (8.533 met) và cũng là con đường rộng nhất (rộng 44 met, lộ giới 55 met).

Đẹp lãng mạn, nên thơ nhất ở Biên Hòa, theo tui phải kể đến đường Nguyễn văn Trị - con đường dọc theo công viên bờ sông. Thế nhưng đẹp là một nhận định cảm tính, không đo bằng con số, thay đổi theo từng người, do vậy chắc hẳn nhiều người có những ý kiến khác.

Vậy mà có một con đường ở Biên Hòa ngày xưa (trước 1975) được hầu như tất cả mọi người thời đó công nhận là con đường đẹp nhất. Đường nào vậy? Bây giờ còn không?

7 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Ninh

Cách TP HCM chưa đầy 100 km và có thể đi về trong ngày, du lịch Tây Ninh là điểm đến thú vị cuối tuần cho các gia đình cũng như các bạn trẻ ưa khám phá.

7 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Ninh

Căn cứ Trung ương cục Miền Nam

Di tích lịch sử – văn hóa này nằm ở Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách thành phố Tây Ninh khoảng 60 km, là một điểm đến lý tưởng cho hành trình về nguồn.

Đến đây, bạn sẽ được nghe thuyết minh về quá trình xây dựng và phát triển khu căn cứ cũng như phong trào cách mạng miền Nam qua các thời kỳ; ngắm nhìn nhà lá đơn sơ cùng những hiện vật bình dị như bàn làm việc mộc mạc của đồng chí Nguyễn Văn Linh, những cuốn sổ ghi công tác với nét chữ nắn nót, chiếc bình toong; chiếc bật lửa được làm bằng vỏ quả lựu đạn, chiếc lược được làm từ mảnh xác máy bay Mỹ… Ngoài ra, khu căn cứ còn có những hàng cây thẳng tắp, hay phía ngoài có hàng trúc, bãi lau trắng… tô điểm thêm nét thanh bình của nơi đây.

Khu căn cứ ẩn mình dưới những tán cây um tùm. Ảnh: ST

Miền Tây, mùa ô môi chín

Rong ruổi về miền Tây Nam bộ, ghé thăm một vùng quê An Giang, thấy đứa bé ăn gì đó mà miệng lấm lem, đen xì. Hỏi thì bé trả lời: “Dạ ô môi”. Mới sực nhớ, tháng tư là mùa ô môi chín. 

Mùa ô môi chín - Ảnh: N.T.Đăng 

Dù không ai trồng nhưng cây ô môi lại có mặt khắp nơi ở miền Tây Nam bộ. Chẳng ai để ý đến, cũng không dễ nhận ra chúng nếu không phải mùa cây nở hoa và mùa trái chín. Có lẽ bởi ô môi là loài cây có hoa đẹp và trái có hình dáng là lạ. 

Khám phá rừng Bưng Thị hoang sơ ở Bình Thuận

Chạy xe trên con đường cát trắng, băng qua những trảng cỏ khô, lách mình giữa tán cây bụi đầy gai nhọn hoắt là những trải nghiệm đáng nhớ khi khám phá rừng Bưng Thị.


Nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 30 km, sâu trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Bưng Thị là khu vực giáp ranh 3 xã Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành của huyện Hàm Thuận Nam, có cảnh quan thiên nhiên và hệ thực vật nhiệt đới đặc trưng.

Kiến trúc Công giáo trong hồn đô thị

Xây dựng đô thị cần có nhiều bản sắc khác nhau, trong đó bản sắc quy hoạch kiến trúc của từng cộng đồng hợp lại sẽ tạo nên sự gắn kết tạo thành bản sắc đô thị.

Điểm nhấn của toàn khu vực

Nhìn vào kiến trúc tôn giáo ở Việt Nam, bên cạnh nhà thờ thì có chùa nhưng bố cục và ý nghĩa của chùa Phật giáo khác nhà thờ Công giáo. Cuộc sống sinh hoạt của người dân trong cộng đồng Công giáo hướng ngoại nhiều hơn, vì vậy nhà thờ với kiến trúc cao trở thành điểm nhấn của toàn khu vực và thường gắn kết với không gian trường học, chợ, nhà ở của người dân bao quanh. Chùa không như vậy mà thường tách ra với đời, tránh xa sự náo nhiệt, gần hơn với thiên nhiên và cảnh quan, tạo ra không gian thư giãn.

Trong không gian đô thị, nhà thờ là một kiến trúc rất cao do nhu cầu cần một không gian lớn thật thông thoáng để chứa một số lượng người khá lớn cùng lúc. Sau này khi đô thị ngày càng phát triển, xu hướng cao tầng hóa bùng nổ, nhà thờ không còn là công trình cao nhất. Một số nhà thờ bị lọt thỏm trong nhà cao tầng xung quanh khiến tỉ lệ nhà thờ nhỏ đi, mất đi ảnh hưởng không gian kiến trúc, như không gian xung quanh nhà thờ Đức Bà, nhà thờ khá lâu đời không những của Sài Gòn mà của cả nước. Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ không chỉ giá trị di sản của các nhà thờ cổ mà còn cả bản sắc của khu vực xung quanh, trong đó chiều cao của các công trình sẽ xây dựng gần đó phải được khống chế phù hợp để giữ gìn giá trị không gian kiến trúc cảnh quan. 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang bị các công trình xung quanh lấn át chiều cao, làm mất sự hài hòa tổng thể kiến trúc. Ảnh: NINH DOÃN HIẾU