17 thg 6, 2015

Bánh ống, món quà quê của người Khmer

Chiếc bánh hình ống màu xanh, thơm ngọt vị dừa quyện trong mùi lá dứa đã trở thành món quà quê hấp dẫn ở miệt vườn Sóc Trăng.

Bánh ống từ lâu đã trở thành món quà quê không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Sóc Trăng. Bánh có thể được dùng làm bữa sáng hay món ăn vặt mỗi buổi chiều về. 

Dụng cụ để làm bánh gồm những hình ống bằng inox dài chừng 10 cm. Người làm sẽ phải hấp cách thủy khoảng 2 phút cho bánh chín. Ảnh: Tiêu Phong 

Nhà bách khoa tài hoa

Theo GS Trần Đình Sử, công trình của nhà bách khoa Phan Ngọc thể hiện sự uyên bác, lịch lãm và tài hoa của người nghiên cứu.

Ảnh: gia đình cung cấp

Phan Ngọc là nhà bách khoa cuối cùng của thế hệ trí thức Việt Nam được đào tạo dưới thời Pháp thuộc. Nhìn vào thành quả lao động học thuật của ông trên chặng đường nghiên cứu, nhiều người phải kính nể. Biên độ các vấn đề nghiên cứu của ông rất rộng. Ở bất cứ lĩnh vực nào, Phan Ngọc cũng đánh những dấu mốc quan trọng. Đọc sách của ông và qua tiếp xúc trực tiếp với ông, người ta nhìn thấy ông đa diện trong một tòa tháp học thuật: dịch giả, nhà Hán học, nhà nghiên cứu văn học, nhà triết học, nhà mỹ học, nhà dân tộc học, nhà văn hóa học...

Người đặt nền móng cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Ngày 27.10.1924, Toàn quyền M.Merlin ký quyết định thành lập Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Giám đốc là họa sĩ Victor Tardieu. Họa sĩ Nam Sơn là người giúp việc đắc lực cho Tardieu trong quá trình hình thành của trường này.

Tranh ‘Chợ gạo bên sông Hồng’ - Ảnh: tư liệu

Vẽ minh họa cho Quốc văn giáo khoa thư

Trong báo cáo của Tổng nha Học chính Đông Dương năm 1937 về ba trường mỹ thuật Đông Dương: Hà Nội, Nông Pênh, Biên Hòa có đoạn viết: “Việc dạy vẽ hình họa và trang trí do một giáo sư chuyên ngành bậc hai, ông Nam Sơn, là một trong hai người sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông Nam Sơn đã đạt được những thành quả đáng khen ngợi trong việc đào tạo giáo dục và đóng góp một phần quan trọng trong việc phục hưng nền mỹ thuật truyền thống An Nam đồng thời đó cũng là chủ thuyết và hiến chương của nhà trường”.

16 thg 6, 2015

Nghề cá trên bãi biển Mỹ Khê

Được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, Mỹ Khê, Đà Nẵng không chỉ thu hút bởi biển xanh cát trắng mà còn cả hình ảnh bình dị của những ngư dân làm nghề chài lưới.

Bãi biển Mỹ Khê cách trung tâm thành phố Đà Nẵng hơn 3 km về hướng đông, qua cầu sông Hàn. Dài khoảng một km, nơi đây nổi tiếng với cát trắng, mịn và sóng biển ôn hòa. Trong đó, nơi tập trung nhiều tàu cá nhất là đoạn biển gần bán đảo Sơn Trà. 

Bánh canh chả cá và ốc hút Nha Trang

Nha Trang không chỉ hấp dẫn bởi bãi biển xanh cát trắng mà còn ở ẩm thực phong phú với nhiều món ăn đường phố như bánh mì chả cá, nem nướng.

Sau khi khám phá thành phố biển mộng mơ, bạn có thể lang thang và tìm ăn những món vặt Nha Trang chỉ với giá từ 5.000 đến 30.000 đồng.

Nem nướng chợ Đầm

Món nem nướng gồm thịt băm lụi, bánh tráng chiên giòn cùng các loại rau ăn kèm như diếp cá, hẹ, húng quế, xà lách, dưa chuột, chuối chát, khế hoặc xoài non. 

Thưởng thức một gói cuốn nem nướng đúng điệu ở Nha Trang khiến bạn không thể quên được. Ảnh: vntour 

Gỏi tỏi và hàu son trên đảo Lý Sơn

Hàu son, gỏi tỏi, cua dẹt hay cá tà ma là những đặc sản bạn nên thử sau khi khám phá vẻ đẹp của huyện đảo Lý Sơn.

Với người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi), họ luôn xem những món dưới đây là đặc sản quê hương dùng để mời khách đến đảo.

Hàu son

Những con hàu son (hay vẹm) ruột màu đỏ hồng có ở nhiều ở gành đá trên đảo Lý Sơn. Chúng sống trong lớp cát san hô, hình bầu dục và lớn hơn ngón tay cái.

Hàu son có thể chế biến thành nhiều món như hấp, xào, nướng bơ tỏi... Nhưng với người dân Lý Sơn, hàu son xào đu đủ đã trở thành món ăn truyền thống có mặt trong hầu hết bữa ăn ngày cưới, giỗ chạp... 

Ngoài xào cùng với đu đủ, hàu son nướng mỡ hành cũng rất ngon và thơm. Ảnh: megafun 

Giáo sư Penicillin

Những cơn mất ngủ vì lo lắng cuối cùng lại tình cờ mách cho GS Đặng Văn Ngữ cách gây lại chủng nấm penicillin…

GS Đặng Văn Ngữ (trái) và con trai - đạo diễn Đặng Nhật Minh - Ảnh chụp lại từ sách

Cách đây hơn 60 năm, vị khách kỳ cục Đặng Văn Ngữ khiến một cán bộ sinh nghi khi làm khách ở Thông tấn xã VN tại Bangkok (Thái Lan) chờ ngày về nước theo kháng chiến. “Ông khách từ khi vào phòng, đóng cửa lục đục suốt buổi. Mời đi ăn trưa cũng không mở cửa, nói vọng ra là không ăn... Gõ cửa rất lâu cửa mới mở. Cả gian phòng toàn chai lọ, dụng cụ bày lung tung. Đồng chí nhận định thế nào, là ta hay là địch” - cán bộ ấy ngay lập tức báo cáo với đại diện Chính phủ ta tại Bangkok.

Chúa sông Bắc kỳ

Gần 100 năm trôi qua, lần giở những dấu ấn thời gian, để thấy từ rất lâu rồi, người Việt, điển hình như Bạch Thái Bưởi đã giong buồm ra biển lớn với dáng vóc tự tin, đàng hoàng và những bài học về đối nhân xử thế, phép kinh thương…

Tàu Phi Long

Gốm Vân Sơn

Mươi năm trước, nhiều lần tôi đã về Vân Sơn (thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), chụp lấy chụp để những hình ảnh của làng. Từ đống đất, bàn xoay đến cách trồng lò. Tôi e, cái nghề này rồi thì khó mà bước qua thế kỷ XXI. Và nếu nó có... mệnh hệ nào, thì ít ra mình cũng còn giữ được một ít hình ảnh tư liệu. Thế nhưng, trái với suy nghĩ ấy, nghề làm đồ đất nung ở Vân Sơn vẫn cứ túc tắc, túc tắc đi cùng đời sống đến giờ.

Mấy năm gần đây, ngoài thị trường cũ như Đà Nẵng, Huế, đồ đất Vân Sơn còn vào đến Kiên Giang, Rạch Giá ở phía Nam, Quảng Ninh ở phía Bắc... Thợ gốm kể: Mấy người đếm hàng của mình nói dẫy, đơn giản lắm - Lò tốt. Dậy thâu....

Đứng trên nóc lò nung, ngay trong tầm mắt tôi thấp thoáng bóng những ngôi tháp Chăm. Dường như đã có mối liên quan nào đó giữa việc chế tác gạch xây dựng những ngôi tháp Chăm với nghề gốm truyền thống ở Vân Sơn. Vân Sơn là tên bây giờ chứ thửa xa xưa làng ở sâu vào bên trong gần mỏ đất sét cũ và tên làng là Nhạn Tháp. Gốm Vân Sơn xốp, nhẹ và sắc đỏ cũng hệt như những viên gạch trên thân tháp và lặng lẽ góp mặt như thế đó.

15 thg 6, 2015

Về Hải Dương thăm cây vải tổ gần 150 tuổi

'Vương quốc vải thiều' Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đang vào chính vụ, sắc đỏ thắm ngập tràn trên vườn vải mênh mông và cả những chuyến xe ngược xuôi trên đường.

Cây vải tổ gần 150 tuổi sau đền thờ ông tổ vải thiều Hoàng Văn Cơm 

Người trồng vải ở huyện Thanh Hà đang bước vào đợt thu hoạch rộ. Dọc triền sông Thái Bình là những vườn vải thiều trĩu quả chín mọng chờ tay người hái. Trên khắp các con đường, ngõ ngách, những chiếc xe chở vải tấp nập, không khí nhộn nhịp, hối hả.

Năm nay vải được mùa và bán được giá nên người nông dân nơi đây phấn khởi. Không chỉ có những chiếc xe tải của thương lái, nhiều xe chở khách du lịch cũng đổ dồn về “vương quốc vải thiều” này để tham quan, chụp ảnh và chiêm ngưỡng cây vải tổ gần 150 tuổi ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn.