4 thg 1, 2015

Khám phá đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo

Theo những người dân trong vùng, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn có từ đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp khám phá và biến Tam Đảo trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng.

Đền thờ nằm cao chót vót như lơ lửng trên không trung 

Đoạn đường đèo dốc từ thị trấn lên đền thờ quả là quãng đường tuyệt vời mà chúng tôi không ngớt trầm trồ, kinh ngạc... Trong sương mù bảng lảng của buổi sớm mai, những con đường dốc quanh co dẫn chúng tôi đi, rồi những bậc thang lót đá cao chót vót nhưng uốn lượn rất đỗi dịu dàng khiến không có cảm giác mệt mỏi khi leo.

Đón bình minh trên đảo Ó

Không có nhiều thời gian thỏa đam mê “phượt” (du lịch bụi) trên các cung đường đèo tuyệt đẹp ở Tây Bắc, nhóm bạn trẻ chúng tôi đã chọn lựa những cung đường ngắn ở các tỉnh miền Ðông trong hai ngày cuối tuần.

Đảo Ó 

Dù không có cảnh núi non trùng điệp, đèo cao cheo leo, hiểm trở như những cung đường núi rừng các tỉnh phía Bắc, nhưng cung đường miền Ðông vẫn có vẻ đẹp quyến rũ riêng đối với những người trẻ.

Patê ốc, món ăn dân dã mà sang

Cũng chỉ là món ốc dân dã với gia vị toàn cây nhà lá vườn, nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân miền Tây, món patê ốc đã trở thành món ngon hấp dẫn đến bất ngờ.

Patê ốc đã hấp chín - Ảnh: Hoài Vũ 

Ốc bươu, ốc lát tuy là món ăn dân dã, nhưng qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, thịt ốc có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn không thua gì sơn hào hải vị, chẳng hạn như ốc luộc mẻ, ốc nấu tiêu, ốc hấp lá cách, ốc xào dừa, ốc bún riêu.

Gần đây người dân đồng bằng sông Cửu Long còn biến tấu thịt ốc thành món patê ốc vừa ngon, vừa lạ miệng.

Cá bống sao ngon nhất xứ Cù lao Dung

Dân sành điệu về ẩm thực coi cá bống sao là đặc sản của cù lao Dung. Tuy là cá của người nghèo nhưng là món ngon "tuyệt chiêu" mà ai đến đây một lần cũng muốn tận hưởng. 

Cá bống sao kho sả ớt - Ảnh: Hoài Vũ 

Bàn về ăn uống, người miền Tây sông nước từ lâu đã cất giữ cả một kho tàng về ẩm thực dân gian. Chỉ riêng món cá kho cũng có tới hàng mấy chục món đậm chất hương đồng cỏ nội như cá kèo kho tiêu, cá linh kho mía, cá lòng tong kho mỡ hành… nổi tiếng nhất là món cá bống kho tiêu.

3 thg 1, 2015

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Đối với cộng đồng dân tộc Êđê, Ghế K’pan không những là tài sản của gia chủ mà, là một vật thiêng thể hiện sự sung túc giàu có của mỗi gia đình… còn là niềm tự hào chung của cả Buôn làng.

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Ghế K’pan biểu tượng sung túc

K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối dài khoảng 15m, rộng từ 65 đến 85cm, với độ dày 7-8cm kê cao 45-50cm, hơi cong ở hai đầu tạo nên dáng vẻ vững chắc, mạnh mẽ.

Không phải nhà nào cũng được làm K’pan, thường trong buôn chỉ có 1 đến 2 gia đình, còn buôn nào có nhiều người giàu thì cũng chỉ có thêm 3 đến 4 nhà mà thôi. Gia đình nào muốn được cộng đồng ủng hộ cho tổ chức lễ hội làm K’pan thì gia đình đó phải có kinh tế khá giả, có tấm lòng hào hiệp, hay giúp đỡ những người xung quanh.

Quan niệm về hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai

Người Mạ ở Đồng Nai có nhiều nét văn hóa độc đáo về phong tục, tập quán từ xa xưa. Trong đó, thú vị nhất chính là quan niệm của họ về hôn nhân.


Hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai theo chế độ phụ hệ, một vợ một chồng và tuyệt nhiên không có quan niệm trọng nam khinh nữ. Đặc biệt, khi con cái trong nhà đến tuổi trưởng thành, khoảng 15-17 tuổi được thoải mái tự do tìm hiểu. Ngoại trừ những trường hợp bố mẹ có hôn ước cho con từ thuở nhỏ, đứa trẻ lớn lên sẽ phải tuân theo và không được tự do lựa chọn bạn đời.