Hiển thị các bài đăng có nhãn suối. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn suối. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 7, 2016

Kỳ thú suối Lương

Nằm ở P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, suối Lương là điểm dừng chân của nhiều dân đi trên cung đường rong ruổi khám phá núi rừng phía tây bắc Đà Nẵng. 

Suối Lương nằm phía nam đèo Hải Vân, địa điểm du lịch dã ngoại lý tưởng - Ảnh: T.LY 

Sáng sớm trời còn se lạnh, sương bồng bềnh giăng mắc phủ mờ rừng núi, nhiều du khách đã tìm đến suối Lương. Từ bên đường dẫn lên đèo Hải Vân, rẽ trái chừng 3km là bạn đã có thể nghe trong gió bản hợp ca vang vọng của đá và dòng chảy con suối.

Đổi gió góc bình yên nơi suối Yến

Không phải mùa trẩy hội với xúng xính "đuôi gà cao", chúng tôi đã có một hành trình "đổi gió" với chuyến đò đêm và một góc nhỏ dân dã, khác biệt ở suối Yến - chùa Hương. 

Buổi sáng trong lành - Ảnh: Bằng Giang 

Cách trung tâm Hà Nội trên dưới 40km đường, nhưng chạy xe trên quốc lộ 21B hướng về chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) giờ tan tầm thật là một chặng đường không dễ dàng. Bởi thế, chúng tôi đã tới trễ so với lời hẹn cô chú Vĩnh - Hằng, chủ một trong những căn nhà hiếm hoi nằm ngay bên bờ cầu Hội, suối Yến đến cả giờ.

12 thg 6, 2016

Ngày hè về A Lưới tắm suối Pâr Le

Đến với khu du lịch sinh thái Pâr Le du khách được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn, thưởng thức đặc sản phong phú...

Suối nguồn Pâr Le thuộc xã Hồng Hạ, cách TP Huế khoảng 50km theo hướng quốc lộ 49, cách xã miền cao A Lưới 22km khi vừa đổ đèo A Co. Từ TP Huế, du khách chạy xe theo quốc lộ 49 và đổ đèo Tà Lương khoảng 5km là tới. Nếu đi từ A Lưới thì qua cầu Mỏ Quạ và đèo A Co là đến được địa điểm sinh thái. Khách đi nhóm nhỏ sẽ phải thuê sạp với giá 15.000 đồng một người. Nếu đi đông thì nên thuê cả sạp giá sẽ rẻ hơn. 

2 thg 5, 2016

Suối Cá ở Cam Lâm


Trên con đường đèo từ xã Suối Cát lên đỉnh Hòn Bà dài 38 km thì suối Cá nằm đúng ngay ở giữa: cây số 19. Xét về đoạn đường thì đã đi được nửa đường, nhưng xét về độ cao thì chỉ mới được 1/3 thôi: đỉnh Hòn Bà cao 1.578 met, còn nơi đây chỉ ở độ cao khoảng 500 met.

27 thg 4, 2016

Suối Đá Giăng ở Cam Lâm

Con đường từ ngã ba Suối Cát lên đến đỉnh Hòn Bà dài 38 km nhưng không nhàm chán. Cảnh quan bên đèo tuyệt vời. Đặc biệt là có những dòng suối thơ mộng chảy men theo sườn núi và dọc theo con đường. Từ dưới chân núi đi lên ta lần lượt qua suối Dầu (chỗ bác sĩ Yersin lập trại chăn nuôi và trồng cao su), suối Đá Giăng, suối Đá Hàn rồi suối Cá. Thật ra, từ trên cao 2 dòng suối Cá và suối Đá Hàn nhập lại ở độ cao khoảng 300 m thành suối Đá Giăng. Tên suối là Đá Giăng vì nơi đây có những tảng đá lớn giăng mắc giữa dòng suối. Dòng nước len qua những tảng đá tạo nên cảnh quan kỳ thú.

Tiếng là nằm dọc đường lên núi, nhưng suối Đá Giăng nằm ở đoạn gần chân núi, độ cao chỉ khoảng dưới 300 met và cách ngã ba Suối Cát chưa tới 15 km. Đường xe hơi đi được. Chính vì thế, nếu không muốn lên đến đỉnh Hòn Bà xa và cao, du khách có thể dừng tại đây để ngoạn cảnh, tắm suối trong một khung cảnh sơn thủy hữu tình.



25 thg 4, 2016

Suối Ngả Hai – điểm đến thú vị

Suối Ngả Hai ở thôn Mỹ Lâm, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, khi xưa thuộc vùng căn cứ cách mạng và giờ đây là điểm đến thú vị của nhiều người, nhất là vào dịp hè hay những ngày cuối tuần. Nước suối trong veo và mát lạnh, các hốc đá nhiều cá, tảng đá bằng phẳng, tán cây rừng tỏa rộng… tạo nên khoảng không gian yên ả, thi vị.

Qua những con suối nhỏ tuy có vất vả nhưng khá ấn tượng với những đàn cá tung tăng bơi lội

22 thg 3, 2016

Đi suối cá thần, mua đặc sản rừng

Đến Thanh Hóa, rất nhiều du khách thường ghé xã Cẩm Lương để ngắm suối cá thần. Dòng suối rất cạn, với độ sâu chừng nửa mét và chiều rộng chừng ba mét, nước chảy ra từ một khe đá ngầm và ở đó là cả ngàn con cá bơi lội tung tăng, có con dễ chừng nặng vài ký. Cá ở đây nhiều nhất là giống cá dốc, môi cá màu đỏ. Ngoài ra, suối cũng có các giống cá trôi, chép, chày, leo hoa… Tên gọi “suối cá thần” xuất phát từ niềm tin rất lâu của người địa phương cho rằng cá ở đây linh thiêng, và không ai dám bắt để ăn thịt.

Suối cá thần rất cạn, nước chảy ra từ khe đá, có cả ngàn con cá bơi lội tung tăng.

Suối cá thần nằm dưới chân núi Trường Sinh, thu hút nhiều du khách tới tham quan, vui chơi. Cũng vì thế nên tại đây hình thành một chợ đặc sản miền núi, mà nếu bạn không mua, quay về lại ngay cả ở Thanh Hóa cũng không thể nào tìm ra những thứ hàng độc đáo như ở ngôi chợ đặc biệt này.

31 thg 7, 2015

Khám phá hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà

Nếu có dịp ghé thăm Thái Nguyên, vùng đất gang thép giàu truyền thống lịch sử và nhiều danh thắng đẹp, bạn đừng bỏ qua hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, điểm đến thú vị trong cuộc hành trình. 

Trong lòng hang Phượng Hoàng - Ảnh: Hoàng Hân 

Đi dọc theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn), cách thành phố Thái Nguyên 45km, bạn sẽ đến với huyện Võ Nhai nơi có hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, một trong những danh thắng đẹp nổi tiếng nơi này.

Để leo lên được tới cửa hang Phượng Hoàng, phải trải qua một chặng đường rải đầy đá mèo với độ cao khoảng 500m, nhưng khi đến cửa hang bạn sẽ quên ngay chặng đường khó khăn đã vượt qua bởi khung cảnh hùng vĩ, trữ tình hiện ra trước mắt.

7 thg 7, 2015

Bắt cá suối vui 'quên trời đất' ở Mường Tè

Đầu hè, tiết trời Mộc Châu (Sơn La) vẫn mát mẻ, chứ không oi bức ngột ngạt. Mấy anh bạn ngồi uống trà bảo nhau mùa này chẳng có gì chơi, như ở biển còn được tắm, được ăn hải sản. Rồi một ý tưởng vụt lóe lên: không có biển ta ra suối. Thế là chúng tôi về xã Mường Tè, Vân Hồ bắt cá suối.

Bữa cơm với cá suối nướng cùng thịt lợn cắp nách, vịt xào măng chua, với rau vườn nhà, xôi tím và rượu. 

Vượt những con đường quanh co uốn lượn, có lúc đi dưới thung lũng, có lúc lại vọt lên đỉnh đèo, xe như đi trong sương mây trắng, gió mát rượi, thoang thoảng mùi hoa của những triền ngô đang trổ cờ. 

22 thg 6, 2015

Mùa mưa dạo suối Hồng

Nằm khuất sau đồi cát ở Mũi Né (Phan Thiết), suối Hồng là điểm tham quan thú vị cho những ai thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ. Đến đây vào mùa mưa, bạn có thể đi bộ dưới lòng suối và ngắm những vạt nhũ sa tuyệt đẹp. 


Đường dễ đến suối Hồng (suối Tiên) nhất là đi theo đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Mũi Né - Phan Thiết. Lối vào suối mà du khách thường dừng lại là chân cầu nằm ngay ven đường, nơi có những quán cà phê kiêm quán ăn của người dân địa phương, vừa đảm nhận luôn việc giữ xe, giữ đồ cho khách muốn lội suối. Nơi đây có những bậc thang đi xuống bằng bao cát, có tay vịn bằng tre để khách dễ dàng bước xuống. 

16 thg 11, 2014

Rẽ suối Yến lạc cõi thiên thai Hương Sơn

Không ồn ào, tấp nập du khách thập phương vãn cảnh chùa, xuôi dòng suối Yến những ngày cuối thu, bạn sẽ mãn nhãn với bức tranh phong cảnh non nước hữu tình nơi đất Phật thiêng liêng.

Quần thể văn hóa - tôn giáo chùa Hương thuộc xã Hương Đức, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội 65 km. Trước khi vào khu di tích Hương Sơn, bạn phải chèo đò xuôi theo dòng suối Yến hay còn gọi là suối Yến Vĩ. 

Chuyến hành trình xuôi dòng suối Yến bắt đầu khi bạn đặt chân đến bến Yến (bến đò Yên Vĩ). Ngồi thư thả trên chiếc đò nhỏ được chèo bằng tay, bạn sẽ ngây ngất bởi hương hoa sữa dọc theo bến đò, trải dài đến tận đền Trình. Từng từng chùm bông trĩu nặng, tỏa hương thơm nồng nàn. 

17 thg 10, 2014

Hoang sơ A Lin

A Lin là một con suối đẹp của huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế). Uốn lượn giữa đại ngàn Trường Sơn như mái tóc nàng sơn nữ, vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của nó đã cuốn hút biết bao lữ khách.

Đường vào suối được người dân trồng cải và bắp ngô xanh mướt 

Không dữ dội, ồn ào, suối A Lin dịu dàng nghiêng mình một cách duyên dáng trong những khe núi nhiều đá của xã Hồng Trung. Đứng trên cao nhìn xuống, những dòng nước trong veo len lỏi trong những tảng đá lớn nhỏ từ trên đỉnh núi róc rách chảy xuống giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như tranh vẽ.

18 thg 9, 2014

Giang Thơm long lanh đáy nước in trời

Bảy tầng thác Giang Thơm liên hoàn như một dải tóc của sơn nữ đang ngủ quên giữa bạt ngàn núi rừng.

Hố Giang Thơm dưới tán lá rừng 

Giang Thơm là một con suối thuộc thôn 9 (xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam), cách thành phố Tam Kỳ khoảng 30 km về phía tây nam.

Người dân địa phương quen gọi địa điểm này là “hố Giang Thơm”. Thoạt đầu nghe gọi là “hố”, trong đầu tôi hình dung Giang Thơm chỉ như một cái hồ tự nhiên nằm giữa núi rừng mà thôi. Nhưng nếu nghĩ đó chỉ là “cái hố” không thôi và bỏ qua nó trong “danh bạ” phượt của mình có nghĩa bạn là đã bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng một con suối với 7 tầng thác tự nhiên tuyệt đẹp.

17 thg 9, 2014

Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối...


Đây là ảnh của minh tinh Thẩm Thúy Hằng trên bìa lịch Xuân 1967 của báo Phụ nữ Ngày mai. Thẩm Thúy Hằng là người đẹp nổi tiếng ở miền Nam, và thời ấy bức ảnh này được xem là táo bạo (hic, lạc hậu quá so với bây giờ hả các bạn). Để tôn vinh vẻ đẹp của người đẹp, nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu đã cất công đi chọn một hậu cảnh thiên nhiên thơ mộng nhất. Và cái nền thiên nhiên mà ông đã chọn ấy là suối Lồ Ồ ở Dĩ An, Biên Hòa. (Xin lưu ý rằng thời đó Dĩ An thuộc Biên Hòa chứ không phải Bình Dương như bây giờ nhé).

Suối Lồ Ồ đã từng là một điểm du ngoạn nổi tiếng của vùng Biên Hòa - Sài Gòn. Trong Biên Hòa sử lược toàn biên viết cách đây trên bốn mươi năm, cụ Lương văn Lựu đã viết: Suối Lồ Ồ máy chục năm trước hãy còn hoang vu, là một mục tiêu du ngoạn của giới thanh niên nam nữ, dẫn nhau đến nghỉ trưa, tắm mát.

21 thg 8, 2014

Về với Bình Châu – Phước Bửu

Bà Rịa – Vũng Tàu đang sở hữu một thắng cảnh độc đáo có một không hai ở khu vực phía Nam, đó là Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu mà điểm nhấn là suối nước nóng Bình Châu.
Sự kết hợp tài tình của thiên nhiên, hòa quyện giữa rừng, núi nguyên sinh và suối khoáng tạo nên một danh thắng tuyệt vời.

Sự kỳ diệu của thiên nhiên

Có một truyền thuyết mà người dân địa phương ở đây truyền tai nhau rằng: Ngày xưa, nơi này là vùng rừng núi hoang vu, có đôi vợ chồng tiều phu không biết từ đâu đến sống bằng nghề săn bắn. Hằng ngày, người chồng đi tìm kiếm thú rừng, người vợ ở nhà nấu cơm dệt vải. Một hôm, chồng mải săn thú lạc vào rừng sâu trong khi trời ngày càng tối dần không biết đường về nên phải nghỉ lại trong rừng. Vợ ở nhà nấu sẵn một nồi nước sôi chờ chồng mang thú rừng về làm thức ăn, chờ mãi không thấy chồng về, người vợ hờn dỗi đổ nồi nước sôi xuống đất. Dòng nước loang tới đâu khói bốc hơi ngùn ngụt lên tới đó và biến thành một hồ nước sôi khổng lồ. Và hồ nước nóng đó bây giờ là suối nước nóng Bình Châu cứ tuôn trào vô tận mãi cho đến ngày hôm nay.

3 thg 8, 2014

Suối Đa Nhông - Dải lụa vắt ngang núi rừng Phước Bình

Với không gian tĩnh lặng, nước suối trong lành hòa quyện với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ của núi rừng, suối Đa Nhông luôn là điểm đến hấp dẫn du khách tham quan, nghĩ dưỡng mỗi dịp cuối tuần.

Suối Đa Nhông còn có tên gọi khác là Gia Nhông theo tiếng dân tộc Raglai, nằm cách TP. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 70km xuôi về hướng quốc lộ 27 đi Đà Lạt, đến ngã ba quốc lộ 27B rẽ phải theo hướng Tây Bắc. Suối Đa Nhông nằm trong hệ thống vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình - nơi lưu giữ sự đa dạng của nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Vườn thực vật Vườn Quốc Gia Phước Bình.

30 thg 7, 2014

Khám phá dòng suối ở Mũi Né

Suối Tiên, thực chất là một khe nước nhỏ, chảy róc rách qua nhà dân. Để đến với con suối này, bạn sẽ trải qua một hành trình thú vị.

Mũi Né là một trong những địa danh nổi tiểng về du lịch với ưu điểm là đường bờ biển dài và đẹp, với những dải cát trắng mịn màng tạo nên những bãi tắm đẹp thơ mộng, hay những cồn cát trắng xóa được bao bọc bởi những hồ sen…

6 thg 7, 2014

Sửng sốt trước “nhan sắc đỏ” của Suối Tiên, Mũi Né

Suối Tiên thuộc phường Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) lâu nay được du khách thập phương đặt cho danh hiệu “bồng lai tiên cảnh” với sắc đỏ cam cực kỳ lạ mắt, không giống bất cứ dòng suối nào ở Việt Nam.

Để tới Suối Tiên, bạn hỏi thăm tới đường Huỳnh Thúc Kháng (phường Mũi Né, Phan Thiết), người dân sẽ chỉ cho bạn lối rẽ đi vào suối. Bạn có thể gửi xe, gửi luôn cả giày dép ở những nhà dân ở cạnh suối, để thoải mái lội chân trần khám phá danh thắng này

19 thg 6, 2014

Mùa hè Nước Moọc

Mùa hè nóng bức được ngâm mình trong dòng suối trong vắt mát đến lịm người, xung quanh là rừng già xanh rì đầy tiếng chim kêu vượn hót, rồi cơm trưa với tôm cá tươi rói bắt dưới suối... 

Tắm và bơi lội thỏa thích trong dòng suối Nước Moọc - Ảnh: Lam Giang

Đó là cảm giác tuyệt vời sau một ngày ở khu du lịch sinh thái Nước Moọc, thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, nằm bên đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) trong một thung lũng rộng 30ha bốn bề núi đá vôi cao vút.

27 thg 3, 2014

Nét hoang sơ quyến rũ của dòng suối Lạnh

Nước suối trong xanh, hàng cọ bên đường xòe ô che nắng, tiếng chim rừng líu lo là những khung cảnh đặc sắc mà suối Lạnh ở Ninh Thuận mang đến vào mùa xuân.

Có hai con đường dẫn du khách đến với suối Lạnh. Một là theo con đường quốc lộ 27B thuộc xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, chạy vào khoảng 25 km. Con đường thứ hai bắt đầu từ ngã ba Ninh Bình, huyện Ninh Sơn chạy vào khoảng 20 km theo hướng bắc, du khách sẽ đến được suối Lạnh, thuộc địa phận xã Phước Thành, huyện Bác Ái. 

Cảnh đẹp như tranh vẽ dọc con đường đến suối Lạnh.