Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 11, 2018

Nghệ thuật làm đẹp của phụ nữ Thái Tây Bắc

Nghệ thuật làm đẹp, giữ gìn sắc đẹp của phụ nữ các dân tộc vô cùng phong phú. Phụ nữ Thái có nét độc đáo rất riêng để họ phát huy thế mạnh phái đẹp ở vùng Tây Bắc mộng mơ.

Vẻ đẹp trời cho ở xứ sở hoa ban
Một trong những yếu tố làm nên sự nổi trội của vẻ đẹp người con gái Thái đó là do sinh cảnh sinh sống, không gian cư trú, biết cách làm đẹp, biết cách giữ bền lâu vẻ đẹp trời cho của họ. Từ giữa thế kỷ trước vùng này đã lưu truyền những câu thơ nổi tiếng về vẻ đẹp phụ nữ Thái: “Má thơm mùi quả lê cao gạc/ Miệng nêu khiếu khi hát/ Chân nêu công khi xòe/ Biết làm nương đi xúc, dệt thêu/ Tung nắm tấm hóa ra đàn gà/ Khua cái chày hóa ra gạo trắng/ Đụng vào cơ là cơ chết nắng/ Vuốt bụi lúa bụi lúa trổ bông/ Êm ái ru con ngủ đêm khuya/ Thủ thỉ làm hiềm khi chồng đang giận…”

Phụ nữ Thái làm duyên bên chiếc khăn piêu. 

3 thg 9, 2018

Không có “tháng cô hồn” trong quan niệm của người Thái

Nhiều người e ngại khi cưới hỏi, làm nhà, kinh doanh vào tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên theo quan niệm cổ xưa của người Thái thì thời đểm này trùng với tháng Giêng “bươn chiêng”, tháng đầu năm. Theo những chuyên gia về văn hóa thì trong quan niệm của cộng đồng người Thái xưa nay vốn không có “tháng cô hồn”. 

Trong suy nghĩ của nhiều người, tháng 7 âm lịch không tốt lành. Nó còn được gán cho là “tháng cô hồn” và rằng đó là thời điểm Diêm Vương mở cửa âm phủ cho những vong hồn lên dương thế. Nhiều người có những kiêng kỵ như không kinh doanh, không mua vàng trong tháng này vì cho rằng nó không mang lại may mắn. 

Bộ lịch cổ xem ngày lành tháng tốt vẫn được người Thái ở Nghệ An dùng. Ảnh: Hữu Vi 

Người Thái ở Nghệ An ăn Tết vào ngày rằm tháng 7

Đến hẹn lại lên, đúng vào ngày Rằm tháng 7, dân tộc Thái khăng ở Nghệ An lại tổ chức đón Tết truyền thống của đồng bào mình với nhiều nét văn hóa đặc sắc.

Người Thái Tày Khăng ở Kỳ Sơn hiện có gần 2.000 hộ dân, sống tập trung ở 15 bản làng thuộc các xã Hữu Lập, Phà Đánh, Mỹ Lý, Na Loi, Mỹ Lý và xã Nậm Cắn. Cứ đúng vào ngày Rằm tháng 7 hàng năm, dân tộc này lại tổ chức đón Tết truyền thống của mình. Ảnh: Lữ Phú 

4 thg 7, 2018

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng không chỉ là để thực hiện xong các nghi thức của một đám cưới, mà nó còn là một sự kiện quan trọng đối với mỗi người con gái khi đi lấy chồng. Bởi không có lễ Pốt Đẳm thì không thể coi là đã cưới xong chồng. Khi chết đi tổ tiên bên nhà chồng sẽ không coi là con cháu trong gia đình.

Lễ Pốt Đẳm có nghĩa là rời Đẳm bên bố mẹ đẻ cô gái để đi nhập vào Đẳm của nhà chồng, để cho tổ tiên bên nhà chồng biết đó là con cháu trong nhà mà phù hộ. Lý do nữa để người Thái Trắng làm lễ Pốt Đẳm đó là khi lấy nhau thành một gia đình rồi thì không thể sống lơ lửng giữa hai Đẳm của hai họ nội - ngoại và cùng một lúc thờ hai Đẳm là không tốt.

Quan niệm về lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng

Người Thái luôn cho rằng sống thì phải có Đẳm để xác định thân phận, phân biệt dòng tộc, vì người Thái rất coi trọng gia phả dòng tộc của mình. Đây là căn cứ để người Thái phân biệt dòng họ tông tộc trong xã hội Thái. Con gái Thái đã đi lấy chồng thì phải theo chồng, ngay cả “Đẳm” của mình cũng phải theo chồng. Sống làm người bên nhà chồng, chết làm ma bên nhà chồng, đó là luật tục đã được tổ tông người Thái để lại. Người Thái Trắng luôn quan niệm rằng, Pốt Đẳm tuy là một cái lễ sau cùng nhưng lại là phần quan trọng nhất, mang ý nghĩa thiêng liêng nhất trong đám cưới cổ truyền của họ. 

Đồng bào Thái chuẩn bị lễ vật dâng cúng. 

24 thg 5, 2018

Những vật dụng kỳ bí của thầy mo người Thái ở Nghệ An

Một thầy mo người Thái có khá nhiều những vật dụng vừa kỳ bí, vừa mang tính quyền uy. 

Thầy mo Vi Văn Quỳnh trong trang phục và binh khí khi làm lễ. Ảnh: XuânThủy 

Thầy mo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Thái ở Nghệ An. Thầy mo được xem như là "cầu nối" giữa đấng siêu nhiên và con người.

10 thg 5, 2018

Lạc vào hội Xăng Khan miền Tây xứ Nghệ dịp nghỉ lễ 30/4

Đúng dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/05 năm nay cũng là ngày đẹp của tháng 3 âm lịch, lễ hội Xăng Khan đã được tổ chức ở miền núi xứ Nghệ. 

Có đến hàng trăm người đi xem hội Xăng Khan tại nhà ông Lữ Thái Phúc, bản Đình Yên, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An) vào sáng 30/04. Ảnh: Hữu Vi 

Xăng Khan là lễ hội của những thầy mo tổ chức nhằm cầu mong cho bản mường yên ấm. Các thầy mo khi đã hành nghề lâu năm thường có các “con nuôi” của mình. Họ đôi khi cũng là thầy mo. Trong lễ hội này có một mo chủ lễ đồng thời cũng là chủ nhà, là người đứng ra tổ chức lễ hội. Tham gia ngoài các con nuôi và các thầy mo trong vùng còn có người dân trên địa bàn và những làng bản lân cận.

Sặc sỡ cây Xăng Khan của người Thái Nghệ An

Cây Xăng Khan gồm có 9 tầng thể hiện quan niệm về thế giới tâm linh của người Thái. Không chỉ vậy nó còn có tính thẩm mỹ cao và rất nhiều màu sắc. 

Cây Xăng Khan là trung tâm của lễ hội Xăng Khan - một sinh hoạt tâm linh của người Thái Nghệ An. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân do các thầy mo tự tổ chức và có sự tham gia của cộng đồng làng bản. Ảnh : Hữu Vi 

3 thg 5, 2018

Nghi lễ tạ ơn thầy mo bị mai một của người Thái

Xăng Khan là lễ hội để trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình, là dịp các đôi trai gái gặp gỡ, kết duyên vợ chồng.

Lễ hội Xăng Khan còn được gọi là Kin chiêng boọc mạy, tổ chức 3 năm một lần vào tháng 2-3 hoặc tháng 10-11 (theo cách tính lịch của người Thái). Đây là dịp để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình, cũng là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ, kết duyên vợ chồng. 
Gia đình thầy mo sẽ khua chiêng trống để mời người dân trong bản đến dự lễ thay cho lời mời. 

20 thg 3, 2018

“Viên ngọc ẩn” của du lịch Nghệ An

Thác nước ở Quế Phong. 

Đến với bản Mường Đán ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, du khách không chỉ được khám phá nét đẹp văn hóa với những phong tục, tập quán vô cùng độc đáo của đồng bào dân tộc Thái, mà còn được đắm mình trong cảnh sắc núi non hùng vĩ thiên nhiên ưu ái ban tặng. 

Hai bản Na Xai và Hủa Mương được gọi chung là Mường Đán, nằm sát biên giới Việt - Lào, là bản làng người Thái cổ nhất ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. 

15 thg 3, 2018

Những món ăn dân tộc độc đáo của người Thái ở Sơn La

Các món ăn dân tộc người Thái trắng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, từ lâu đã được rất nhiều du khách thập phương gần xa biết đến là món ẩm thực truyền thống đắc sắc, với hương vị thơm ngon của các nguyên liệu từ núi rừng.

Thường vào các ngày hội, lễ Tết, người Thái trắng Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La xuống lại tất bật chuẩn bị các nguyên liệu lấy từ núi rừng, sông nước về chế biến các món ăn dân tộc dân dã như: pa pỉnh tộp (cá gập nướng), măng tre, cơm lam và đun nấu rượu nếp đựng vào các ống tre được gọt đẽo bắt mắt bày trên mâm cỗ, để đón tiếp khách quý đến thăm nhà. 

18 thg 2, 2018

Da trâu muối chua - Đặc sản của người Thái Sơn La

Đồng bào Thái Sơn La thường dùng da trâu, bò để làm mặt trống, làm nẹp đập lúa. Cũng từ da trâu bò, qua bàn tay khéo léo của bà con đã trở thành một món ăn ngon, đó là món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết.

Nguyên liệu để làm món da trâu muối (hoặc da bò muối, thường bà con dùng da trâu để làm món này) bà con chuẩn bị da trâu miếng dày mịn, giềng giã nhỏ, gạo rang thơm giã nhỏ thành thính, một lượng tỏi bóc, ớt thái nhỏ vừa đủ, cùng các gia vị khác như đường, muối, mì chính.

Món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết. 

9 thg 1, 2018

'Dị' màn dội nước lạnh nhà trai ngày đón dâu ở Nghệ An

Ngay từ khi vừa bước chân vào cổng nhà gái, đoàn rước dâu họ nhà trai đã phải hứng chịu những gáo nước lạnh tới tấp.

Màn té nước được chuẩn bị sẵn trước khi nhà trai đến. Ảnh : Hữu Vi

Điều này xảy ra đúng nghĩa đen, nhưng gáo nước lạnh từ màn té nước đón tiếp họ nhà trai trong phong tục cưới người Thái ở Nghệ An thì hoàn toàn là chuyện vui.

Té nước vào đoàn nhà trai đi đón dâu đã thành lệ thường trong tục cưới người Thái. Tục lệ này dễ gặp trong đám cưới của các cộng đồng Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An).

26 thg 12, 2017

Độc đáo đám cưới nhỏ, đám cưới lớn của người Thái Nghệ An

Người Thái khăng ở Nghệ An không chỉ được biết đến là cộng đồng còn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm độc đáo mà trong phong tục cưới hỏi cũng có nhiều nét kỳ lạ.

Một ngày đầu đông, men theo quốc lộ 16 từ thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) chúng tôi vào bản Kèo Lực 1 (xã Phà Đánh). Đây là nơi cư trú của 40 hộ người Thái khăng và cũng là nơi còn giữ được nghề truyền thống nuôi tằm dệt thổ cẩm nổi tiếng của huyện vùng biên Kỳ Sơn.

Vào nhà ông Vi Văn Bân khi ông đang tất bật chuẩn bị ủ mấy vò rượu cần thơm nức. Tưởng ông chuẩn bị rượu cần cho cái Tết nhưng ông cho hay, gia đình sắp có đám cưới cho con gái. Nhìn quanh chẳng thấy cô dâu đâu, chúng tôi ngạc nhiên hỏi thì ông chỉ cô gái đứng bên đang ẵm đứa trẻ chừng 1 tuổi bảo: “Nó đang ẵm con đấy. Năm ngoái cưới nhỏ rồi bây giờ mới cưới lớn”.


Ông Vi Văn Bân chuẩn bị ủ rượu cần làm đám cưới cho con gái. Ảnh: Đào Thọ 

27 thg 11, 2017

Trí Nang, bản người Thái xinh đẹp của xứ Thanh

Rời thị trấn Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đi theo tỉnh lộ 530 rồi rẽ vào con đường đá lổn nhổn để đến với bản Năng Cát nằm dưới chân núi Chí Linh. 

Sau hơn chục cây số dằn xóc, ai nấy nhanh chóng tươi tỉnh trở lại khi đặt chân lên một bản làng người Thái xinh đẹp mát rượi nằm giữa thiên nhiên thơ mộng.


Phong cảnh đường đến Năng Cát

Với nhiệt độ trung bình trong năm chỉ khoảng 15-18 độ C, lại ở gần nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, Năng Cát gần đây được nhiều du khách ghé thăm. Trong tổng số 125 hộ ở bản Năng Cát thì có đến 124 hộ đang còn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống và duy trì được nhiều nghề truyền thống, những công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt đặc trưng… Hiện tại trong bản có sáu hộ đã được đào tạo và đầu tư thêm tiện ích để làm du lịch cộng đồng.

10 thg 11, 2017

Về nơi còn lưu giữ tục nhuộm răng đen

Là một trong những bản đầu tiên của cả nước được đón nhận danh hiệu văn hóa, đến nay bản Bộng vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp cổ truyền, trong đó có tục nhuộm răng đen. 

Bà con dân tộc Thái ở bản Bộng, xã Thành Sơn (Anh Sơn) vẫn còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ. Ảnh: Công Khang

Từ ngã ba Cây Chanh – nơi dòng sông Con hòa vào sông Cả (sông Lam), men theo con đường gập ghềnh tiến vào thung lũng Thành Sơn (Anh Sơn). Từ trung tâm xã qua chiếc cầu treo bắc qua sông Con, phía bên kia là bản Bộng. Con đường dẫn về bản thấp thoáng bóng cây cọ và những ngôi nhà sàn cổ kính. Trước mái hiên, những cụ già ngồi nhai trầu bỏm bẻm, lưng địu cháu nhỏ, tay thoăn thoắt với xe chỉ và con thoi.

8 thg 10, 2017

Lễ hội Hết Chá của đồng bào Thái ở Mộc Châu

Lễ hội Hết Chá là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 

Lễ hội Hết Chá - bản sắc của đồng bào Thái 


Khi hoa ban, hoa mạ nở cũng là dịp nông nhàn của đồng bào Thái. Để Lễ được tổ chức trên một khu đồi gần trung tâm bản. Thầy mo thông báo thời gian làm lễ cho các con nuôi, gia đình họ hàng ở các nơi, đội xòe và bà con trong bản cùng tham dự.

Từ thời xa xưa, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo. Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Mang ơn thầy mo, nhiều người xin được làm con nuôi của ông. Và rồi, cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết), con cháu lại đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm... Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.

Cây vạn vật (cây sẳng chá) trong lễ Hết Chá 

Đặc sắc lễ hội hoa ban của người Thái

Lễ hội hoa ban được tổ chức tháng 2 Âm lịch hằng năm vào mùa hoa ban nở rộ ở Chiềng Khoa, Vân Hồ (Sơn La) của người dân tộc Thái để tưởng nhớ tới hai cô gái (hai nàng), những người phụ nữ đảm đang và tinh khiết như hoa ban rừng được dân tộc Thái tôn thờ như 'hai bà chúa'. 

Thầy mo và dân bản rước Hai nàng về nhập đền thờ 

Chuyện xưa kể rằng, có một gia đình sinh được hai người con gái, chẳng may người bố bị bệnh mất sớm. Gia đình gặp khó khăn, mẹ phải vào rừng hái lượm để nuôi hai con. Hai nàng khôn lớn, ngày càng xinh đẹp, nết na, tài sắc và chăm chỉ khéo léo trong trồng bông dệt vải, thêu thùa.

28 thg 9, 2017

Xem người Thái Nghệ An đan ép xôi

Trong quá trình lao động, người Thái đã tạo ra các vật dụng, dụng cụ thủ công bằng tre nứa mang dấu ấn bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình trong đó phải kể đến ép xôi.

Ông Vang Trần Nhị, trú tại bản Can, xã Tam Thái (Tương Dương) được người dân trong và bản biết đến là một người khéo tay, đan ép xôi đẹp. Ông cho biết:“ Vật liệu thường được dùng để đan ép xôi là loại cây cùng họ với cây luồng nhưng nó lại có ống dài hơn và chỉ to bằng cổ tay là hết cỡ, tiếng Thái gọi là mày quắn. Ngoài ra có thể đan bằng giang, tre và cũng có thể là nứa” Ảnh: Đình Tuân 

19 thg 9, 2017

Hấp dẫn món 'tó tàu' từ nhộng ong đất của người Thái Nghệ An

'Tó tàu' là món được chế biến từ nhộng ong đất của đồng bào Thái. Tại huyện Con Cuông, Nghệ An món ăn này được người dân ưa chuộng và vùng đất này có lượng lớn ong đất làm tổ.
Có 3 loại nhộng ong thường được chế biến 'tó tàu' gồm: ong vò vẽ, ong đất và ong mật. Tuy nhiên đồng bào Thái Con Cuông vẫn lựa chọn ong đất chế biến món "tó tàu". 

Vào mùa ong đất làm tổ, thời điểm trung tuần tháng 8 tới tháng 9, bà con đồng bào Thái ở Con Cuông lại cùng nhau vào rừng tìm nhộng ong đất. Ảnh: Tường Vi