Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 6, 2020

Khám phá rừng Lam Kinh

Qua hàng trăm năm phát triển, với sự bảo vệ, gìn giữ và chăm sóc của con người, rừng Lam Kinh (Thọ Xuân) đã trở thành tài sản vô giá nơi núi rừng Lam Sơn. Hàng trăm cây cổ thụ trường tồn cùng quần thể lăng tẩm của các vị vua triều hậu Lê đang trở thành địa chỉ tham quan của du khách thập phương.

Đường vào Khu lăng mộ Vua Lê Lợi .

24 thg 4, 2020

Ném còn, khát vọng và sự kết nối cộng đồng

Không chỉ là trò chơi và hoạt động thể thao dân gian, ném còn còn là nghi thức tín ngưỡng không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của cư dân nông nghiệp miền núi phía Bắc và Tây Nghệ An, Thanh Hóa. 

Trò chơi dân gian hấp dẫn


Được lưu truyền từ xa xưa, ném còn hay tung còn là sản phẩm do chính những người nông dân sáng tạo nên. Không gian và cách thức tổ chức, thực hành của nó cho đến nay dường như không thay đổi. Mỗi dịp hội xuân và hội làng, chủ thể văn hóa lại nô nức tham gia. 

Sự hào hứng của người Khơ Mú với ném còn. 

26 thg 2, 2020

Phố Đầm - vùng giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền xưa

Phố Đầm, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa từng là nơi trên bến, dưới thuyền buôn bán sầm uất. 

Phố Đầm nằm sát bên bờ sông Chu xưa kia là nơi trên bến, dưới thuyền buôn bán sầm uất 

12 thg 2, 2020

Thác Mây - chín bậc tình yêu đẹp mê mẩn giữa Trường Sơn đại ngàn

Giữa núi rừng trùng điệp của dãy Trường Sơn, thác Mây hiện ra như đám mây trắng tinh khôi. Vẻ đẹp của thác, theo truyền thuyết, còn lôi cuốn được 9 nàng tiên xuống tắm... 

Thác Mây - thác Chín bậc tình yêu. M.H 

Thác Mây nằm ở thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa), cách thành phố Thanh Hóa khoảng 100 km và cách đường mòn Hồ Chí Minh chỉ khoảng 10 km đường ô tô. Dù chưa được nhiều người biết đến, nhưng thác Mây được đánh giá là đẹp nhất ở xứ Thanh. 

23 thg 6, 2019

Đặc sắc Lễ hội bánh chưng, bánh giày truyền thống tại đền Độc Cước

Sáng 14/6, Lễ hội bánh chưng, bánh giày - lễ hội văn hóa truyền thống có từ lâu đời của nhân dân Sầm Sơn đã diễn ra tại sân đền Độc Cước, thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa). Lễ hội được tổ chức thường niên vào ngày 12/5 âm lịch hằng năm với mong muốn cầu cho biển lặng gió êm, mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa. 

Phần tế lễ, đọc chúc văn tưởng nhớ công đức của tiền nhân, tiên tổ đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Sầm Sơn. Ảnh: Khiếu Tư-TTXVN 

Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân cùng du khách thập phương đã nô nức tham gia nghi thức rước kiệu từ đền thờ, đình làng ở 12 phường, xã trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đến chân đền Độc Cước. Mỗi đoàn rước có khoảng 200-300 người gồm người cầm biển hiệu dẫn đường, tiếp đó là nhóm người vừa đi vừa diễn trò dân gian đến kiệu làng, mâm bánh chưng bánh giày tế lễ, mâm ngũ quả và đoàn người già, trẻ, gái, trai ăn vận quần áo truyền thống, khăn xếp áo the. Đoàn rước diễu quanh các đường phố chính rồi tề tựu tại khu vực sân đền Độc Cước để chuẩn bị cho phần nghi lễ chính thức. Phần lễ tế, đọc chúc văn tưởng nhớ công đức của tiền nhân, tiên tổ đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Sầm Sơn, cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.

7 thg 5, 2019

Khám phá kinh thành cổ Lam Kinh

Với ưu thế về diện tích trải dài trên 140 ha, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) đã không chỉ giữ được nguyên vẹn những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê (1483 – 1815), mà còn lưu giữ cả những câu chuyện truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Kiến trúc độc đáo của kinh thành cổ

Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi (1385-1433), là nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh (1418-1428). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long (Đông Kinh), mở ra thời kỳ phát triển mới cho quốc gia Đại Việt. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh (Tây Kinh). Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính: Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thư­ờng trực trông coi Lam Kinh; Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

18 thg 1, 2019

Giữ nghề đan tre

Cách thành phố Thanh Hóa về phía Đông Nam chừng 8 km đường chim bay và cách thị xã Sầm Sơn chưa đầy 30 phút xe gắn máy, quê tôi nằm giữa một bên là biển, một bên là quốc lộ 1A. Cùng với nghề làm ruộng, quê tôi được thừa hưởng nghề tre đan khá nổi tiếng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 


Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, quê tôi khá rộng, tên xã là Tán Thuật. Sau hòa bình (1954) xã Tán Thuật chia làm xã Quảng Đức và xã Quảng Phong. Tuy phân chia địa giới hành chính làm hai nhưng nghề tre đan thì gắn kết thành làng nghề theo đúng nghĩa của từ này. Xin liệt kê mấy nghề nổi tiếng: Đan thúng (mủng), rổ, rá, dần, sàng, nong, nia, dậm, lừ (lời), lồng bàn, dỏ đựng bình tích ủ chè xanh.

8 thg 1, 2019

Bí ẩn Trò Xuân Phả

Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia lân bang đến chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. Theo các nhà nghiên cứu, Trò Xuân Phả được coi là điệu múa chứa đựng nhiều thông tin bí ấn của người Việt trong quá khứ, có quan hệ nhiều mặt với lịch sử dân tộc và có vai quan trọng trong kho tàng diễn xướng vũ nhạc của người Việt. 

Trò Xuân Phả bước ra từ truyền thuyết 


Hiện nay, nguồn gốc Trò Xuân Phả vẫn đang là một ẩn số chưa được thống nhất trong giới nghiên cứu văn hóa dân gian. Nhưng theo lời của nghệ nhân Bùi Văn Hùng (xã Xuân Trường, Thọ Xuân, Thanh Hóa), người có vai trò không nhỏ trong việc gìn giữ và bảo tồn di sản Trò Xuân Phả, thì người dân làng Xuân Phả bao đời vẫn lưu truyền về nguồn gốc của trò diễn này có từ thời Nhà Đinh (968 - 980).

24 thg 12, 2018

Nhọc nhằn nghề làm chiếu cói ở Quảng Xương, Thanh Hóa

Nghề làm chiếu cói ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa đang được chính quyền và người dân nơi đây quyết tâm gìn giữ.

Trước tình trạng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, với quyết tâm giữ nghề của ông cha để lại, nhiều xã của huyện Quảng Xương đã khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những hộ có tâm huyết với nghề được vay vốn để đầu tư mua máy dệt chiếu.

29 thg 11, 2018

Chùa Giáng xứ Thanh

Chùa Giáng là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377), tọa lạc ở chân núi Đốn Sơn (Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), xưa được liệt vào kỳ quan bậc nhất của xứ này. 

Truyền thuyết kể lại rằng, dưới triều vua Trần Duệ Tông, giặc Chiêm Thành đem quân cướp phá, quấy nhiễu dân cư, triều đình đã phái quân quân đi đánh nhưng không được. Nhà vua cho đó là họa lớn nên thân chinh dẫn quân đi dẹp giặc. Trên đường đi qua địa phận Đốn Sơn, thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình bốn bên có núi, sông bao bọc, thật là một khu thắng địa. 

Cổng chùa Giáng ở xứ Thanh.

22 thg 11, 2018

Lam Kinh - cố đô ít người biết ở Thanh Hóa

Cách trung tâm Thanh Hóa khoảng 50 km, khu di tích Lam Kinh có nhiều công trình bề thế với lịch sử hàng trăm năm. 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt. 
Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này còn được gọi là Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội) có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua. 

1 thg 8, 2018

Vẻ đẹp của Pù Luông

Pù Luông nằm trong Khu bảo tồn Quốc gia Pù Luông, thuộc Bản Đôn, xã Thanh Lâm, huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Nơi này đang được coi là địa điểm "hot" mà giới trẻ phía Bắc rất quan tâm thời gian gần đây.

Đặt chân đến Pù Luông, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng ruộng bậc thang, những con đường đất nối liền các bản làng người Thái, Mường. Vào tháng 5, tháng 6 là thời điểm Pù Luông bắt đầu vụ lúa mới. Còn vào Tháng 9 và tháng 10, Pù Luông bước vào mùa lúa chín. Khi đó, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ khiến nơi đây mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng. Thời điểm này cũng chính là lúc vùng đất yên bình Pù Luông hút khách du lịch nhất. 

Tháng 9 và tháng 10, khi đó Pù Luông bước vào mùa lúa chín (nguồn ảnh: Ivivu) 

26 thg 7, 2018

Chiêm ngưỡng Thác Mây hoang sơ ở xứ Thanh

Nằm ở vị trí đầu bảng những con thác đẹp nhất xứ Thanh phải kể đến Thác Mây hùng vĩ, trùng điệp, vẫn còn nguyên sơ khiến "dân phượt" mê đắm.

Vùng đất Thanh Hóa được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vô vàn cảnh sắc kỳ thú, trong đó có Thác Mây hùng vĩ

26 thg 4, 2018

Huyền bí vị thần trong ngôi đền lâu đời nhất xứ Thanh

Cách di sản Thành nhà Hồ chừng hơn 5km, rẽ trái vào làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định là đền Đồng Cổ, nơi thờ vị thần nổi tiếng linh thiêng với giai thoại bao lần hiện lên báo mộng giúp vua giết giặc.
Xứ Thanh vốn nổi tiếng là vùng đất “ Địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh nhiều bậc nhân tài kiệt xuất, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nức tiếng của cả nước. Đương nhiên, quả là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến di tích đền Đồng Cổ - ngôi đền có lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh, gắn liền nhiều thần tích, truyền thuyết ăn sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

1 thg 2, 2018

Ăn gì khi về Thanh Hóa?

Không chỉ có nem chua, chả tôm, Thanh Hóa có những món ăn khác cũng đầy lôi cuốn.

Nem chua: Là đặc sản nổi tiếng gợi nhớ đến vùng đất miền Trung, nem chua được kết hợp từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín. Người Thanh Hóa sáng tạo ra nhiều loại mang những hương vị đặc trưng, đậm đà vị nem cổ truyền. (Ảnh KT)

12 thg 1, 2018

Giếng đá cổ đẹp nhất xứ Thanh

Giếng đá cổ lăng Quận Nghi là một công trình xưa nay hiếm thấy, có lẽ không chỉ của xứ Thanh mà của cả Việt Nam.
'
Trong khuôn viên của lăng mộ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi (lăng Quận Nghi) ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa tồn tại một giếng đá cổ tuyệt đẹp với tuổi đời gần 5 thế kỷ

9 thg 1, 2018

Kỳ bí lăng mộ đá cổ hoành tráng giữa thành phố Thanh Hóa

Lăng Quận Mãn là một công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo hiếm có của thành phố Thanh Hóa. Hiện nay, công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng...

Nằm ở địa phận phường An Hoạch, TP.Thanh Hóa, lăng Quận Mãn là khu lăng mộ đá cổ mang những giá trị kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc của xứ Thanh. Lối vào lăng nằm trên phố Nam Sơn, cách trụ sở UBND phường không xa

6 thg 1, 2018

Khám phá lăng mộ đá cổ đồ sộ nhất xứ Thanh

Lăng Quận Nghi ở Thanh Hóa là nơi quy tụ những tác phẩm điêu khắc đá cổ đồ sộ và độc đáo hiếm thấy của Việt Nam.

Nằm ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cụm di tích đền thờ - lăng mộ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi hay lăng Quận Nghi có niên đại từ thế kỷ 16, là khu lăng mộ đá có quy mô lớn bậc nhất xứ Thanh

27 thg 11, 2017

Trí Nang, bản người Thái xinh đẹp của xứ Thanh

Rời thị trấn Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đi theo tỉnh lộ 530 rồi rẽ vào con đường đá lổn nhổn để đến với bản Năng Cát nằm dưới chân núi Chí Linh. 

Sau hơn chục cây số dằn xóc, ai nấy nhanh chóng tươi tỉnh trở lại khi đặt chân lên một bản làng người Thái xinh đẹp mát rượi nằm giữa thiên nhiên thơ mộng.


Phong cảnh đường đến Năng Cát

Với nhiệt độ trung bình trong năm chỉ khoảng 15-18 độ C, lại ở gần nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, Năng Cát gần đây được nhiều du khách ghé thăm. Trong tổng số 125 hộ ở bản Năng Cát thì có đến 124 hộ đang còn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống và duy trì được nhiều nghề truyền thống, những công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt đặc trưng… Hiện tại trong bản có sáu hộ đã được đào tạo và đầu tư thêm tiện ích để làm du lịch cộng đồng.

17 thg 10, 2017

Vẻ đẹp trầm mặc và uy nghiêm ở Lam Kinh

Dù có bị thời gian làm tàn phai ít nhiều nhưng Lam Kinh vẫn còn lưu giữ nét đẹp của không gian Việt với cây đa, giếng nước, sân đình.

Đền thờ Lê Lợi và vua quan nhà Lê

Từ thành phố Thanh Hóa, đi theo quốc lộ 47 rẽ qua cầu Mục Sơn bắc qua sông Chu một quãng là du khách đã về với Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Du khách sẽ như lạc vào khu rừng nguyên sinh mà ẩn bên trong là vẻ đẹp, không gian yên tĩnh của thiên nhiên, của thành điện cổ kính. Nơi đó thiên nhiên cũng là những người lính canh giữ giấc ngủ ngàn thu cho các bậc đế vương và hoàng hậu triều Lê sơ.